Hôm 27/4, bà Aung San Suu Kyi, 76 tuổi, cựu Cố vấn Nhà nước Myanmar, từng đoạt giải Nobel Hòa bình, trong phán quyết đầu tiên đã bị Tòa án Naypyitaw tuyên phạt 5 năm tù vì tội tham nhũng. 

p2870431a261290606
Hôm 27/4, tòa án Myanmar đã ra phán quyết rằng cựu Cố vấn Nhà nước, bà Aung San Suu Kyi, bị kết án 5 năm tù vì tội tham nhũng. (Ảnh: Trang web chính thức của Tòa án Công lý Quốc tế)

Bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội nhận 600.000 USD tiền hối lộ và 11,4 kg vàng, tội danh đầu tiên trong số 11 tội danh tham nhũng mà bà bị cáo buộc. Ít nhất bà đã mang 18 tội danh và nhận mức án tối đa có thể lên tới 190 năm tù.

Aung San Suu Kyi bị bỏ tù 5 năm trong phán quyết đầu tiên

Hãng truyền thông Mỹ Reuters đưa tin, hôm 27/4, một tòa án Myanmar đã ra phán quyết rằng cựu Cố vấn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, bị kết án 5 năm tù vì tội tham nhũng.

Truyền thông Mỹ đưa tin, một thẩm phán đã ra phán quyết sau những cánh cửa đóng kín ở thủ đô Nay Pyi Taw, nhận định bà Suu Kyi đã nhận 600.000 USD và 11,4 kg vàng từ cựu Bộ trưởng Vùng Yangon, ông Phyo Min Thein, để đổi lấy sự ủng hộ dành cho ông này.

Bà Suu Kyi, người bị kết án 6 năm tù từ đầu năm nay vì các tội danh khác, phải đối mặt với 11 tội danh tham nhũng, trong đó bản án ngày 27/4 chỉ là bản án đầu tiên.

Hình phạt tối đa theo luật chống tham nhũng của Myanmar là 15 năm tù giam và phạt tiền. Nếu bị kết tội về 10 tội danh còn lại, bà Suu Kyi sẽ phải đối mặt với tổng cộng hơn 100 năm tù giam. Nếu các tội danh khác bị kết án, e rằng cuối cùng bà sẽ phải ngồi tù chung thân.

Trước đó, Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia, ông Min Aung Hlaing, đã tuyên bố rằng bà sẽ tiếp tục bị giam giữ cho đến khi các tội danh còn lại được phán quyết. Nhưng hiện không rõ bà Suu Kyi đang ở đâu và liệu có bị chuyển ngay đến nhà tù hay không.

Nguồn tin cho biết bà có ý định kháng cáo. Chính quyền quân sự Myanmar đã buộc tội bà Aung San Suu Kyi về một loạt tội danh nhằm ngăn cản bà quay trở lại chính trường.

(Nội dung tweet: Bà Aung San Suu Kyi bị kết án 5 năm tù sau khi tòa án Myanmar kết luận bà nhận 11,4 kg vàng và tiền mặt với tổng số tiền 600.000 USD từ một người tố cáo https://reut.rs/3KjR0zY)

Chính quyền quân sự Myanmar xét xử bà Aung San Suu Kyi sau những cánh cửa đóng kín

Trong phiên xử kín tại tòa án quân sự Myanmar ngày 27/4, bà Suu Kyi phủ nhận việc nhận hối lộ 600.000 USD và 7 thỏi vàng của cựu Bộ trưởng Vùng Yangon, ông Phyo Min Thein.

Reuters dẫn lời những nguồn tin nói rằng nhà chức trách hạn chế rò rỉ nội dung của phiên tòa, và không muốn tiết lộ danh tính. Trong phiên xử kín, giới truyền thông và các nhà ngoại giao không được phép tham dự, luật sư của bà Suu Kyi bị buộc phải im lặng.

Reuters trích dẫn các nguồn tin, cho biết thẩm phán đã đưa ra phán quyết không lâu ngay sau khi phiên tòa diễn ra sau những cánh cửa đóng kín. Bà đã có mặt tại tòa để nghe phán quyết trực tiếp và sẽ kháng cáo nếu không hài lòng với phán quyết. Hiện không rõ liệu bà ấy có bị chuyển thẳng vào nhà tù hay không.

Aung San Suu Kyi đối mặt với 18 cáo buộc, e rằng sẽ phải ngồi tù nốt phần đời còn lại

Tháng 2/2021, bà Aung San Suu Kyi đã bị bắt giam kể từ khi quân đội tổ chức một cuộc đảo chính. Tháng 12/2021, bà bị buộc tội kích động và vi phạm các quy định về phòng chống dịch và bị kết án 4 năm, sau đó được giảm xuống 2 năm.

Tháng 1/2022, bà bị buộc tội nhập khẩu trái phép, sở hữu trái phép máy bộ đàm và vi phạm các quy định phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), và bị kết án 4 năm tù.

Bà bị cáo buộc tổng cộng 18 tội danh, gồm gian lận bầu cử, nhận hối lộ vàng miếng và tiền mặt. Đến nay, bản án tổng hợp của tòa là 11 năm và bà có thể sẽ phải ngồi tù nốt phần đời còn lại.

Những người ủng hộ bà và các chuyên gia pháp lý độc lập cho rằng việc truy tố bà Suu Kyi là không công bằng, nhằm làm mất uy tín của bà, hợp pháp hóa việc quân đội cướp chính quyền, ngăn cản nhà lãnh đạo này được bầu này quay trở lại chính trường.

Hãng thông tấn AP đưa tin, một tòa án đã cấm các luật sư của bà Aung San Suu Kyi thảo luận công khai về vụ việc, nhưng việc buộc bà phải từ chức đã làm chao đảo các quốc gia Đông Nam Á khác. Chuyện này đã trở thành tiêu điểm thảo luận trong cuộc gặp ​​giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN dự kiến sẽ diễn ra tại Washington vào tháng tới.

“Liên minh Quốc gia vì Dân chủ” do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020. Nhưng ngày 1/2/2021, quân đội Myanmar đã tiến hành một cuộc đảo chính, bắt giữ bà và viện dẫn gian lận trong tổng tuyển cử, nhằm bãi bỏ tư cách ứng cử viên Quốc hội nhiệm kỳ mới của đảng của bà.

Nhiều người thân cận của bà đã bị những bản án nặng nề: một cựu dân biểu bị tử hình, một cựu bộ trưởng lãnh 75 năm tù, một cộng sự 20 năm tù, số khác đã lưu vong hoặc rút vào hoạt động bí mật.

Kể từ đó Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn, với các cuộc biểu tình bất bạo động lớn diễn ra hàng ngày trên khắp đất nước. Sau vụ đảo chính tháng 2/2021, 1.800 người đã thiệt mạng và 13.000 người bị bắt, theo một nhà quan sát địa phương.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tweet rằng việc tuyên án bà Suu Kyi là một chiến thuật của quân đội, nhằm bịt ​​miệng phe đối lập. Khi bà và hàng chục ngàn người Myanmar thực hiện quyền của mình một cách ôn hòa, họ lại bị bỏ tù một cách bất công và tất cả đều phải được trả tự do ngay lập tức.

(Nội dung tweet: Các cáo buộc tùy tiện chống lại bà Aung San Suu Kyi tiếp tục đại diện cho những phiên tòa độc ác và chiến thuật của quân đội, nhằm bịt ​​miệng bất kỳ phe đối lập nào. Bà và hàng chục ngàn người ở Myanmar, những người đã bị giam giữ vô cớ vì thực hiện quyền của họ một cách hòa bình, phải được trả tự do ngay lập tức.)

Bình Minh (t/h)