Ba Lan và Belarus xích mích với nhau, cảnh báo đóng cửa giao thông đường sắt với Belarus đã được đưa ra, và tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu có thể bị đình chỉ. Tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu là một phần quan trọng trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), được gọi là “con đường sự sống”.

vành đai con đường
Các quốc gia và khu vực mà “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc (Ảnh: Shutterstock)

Hàng ngàn người tị nạn Trung Đông, Châu Phi đi đến Belarus, cố gắng vượt biên từ quốc gia này để sang các nước Liên minh Châu Âu (EU) như Litva, Ba Lan, v.v. trong những tháng gần đây. Mấy ngày trước, một lượng lớn người tị nạn đã tập trung tại khu vực biên giới các nước EU như Belarus và Ba Lan, Litva, tạo thành một cuộc khủng hoảng chính trị giữa Belarus và EU.

Ngày 16/11, theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kamiński cho biết, Chính phủ Ba Lan đang xem xét đóng cửa tuyến đường sắt giữa Ba Lan và Belarus và các cảng thông quan khác tại biên giới giữa hai nước.

Ông Kamiński đặc biệt nhấn mạnh, Ba Lan biết rằng tuyến đường sắt giữa hai nước là cực kỳ quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc, bởi Belarus là quốc gia trung chuyển hàng hóa rất quan trọng. 

Ông Kamiński nói với đài phát thanh RMF-FM địa phương ở Ba Lan rằng chính quyền Lukašenka ở Belarus đã tạo ra cuộc khủng hoảng tị nạn này. Ba Lan đã đóng cửa cảng Kuźnica ở biên giới giữa hai nước, đây là tín hiệu cảnh báo đầu tiên của Ba Lan đối với chính quyền Lukašenka vì lý do này. Chính quyền Belarus sẽ bị cô lập không chỉ về mặt chính trị mà còn về kinh tế.

Phần lớn các chuyến tàu Trung Quốc – Châu Âu đi qua một cảng khác giữa hai nước, đó là thành phố Brest ở Belarus đến làng Marasevic ở Ba Lan. Chuyến tàu từ Moscow của Nga đến Berlin của Đức cũng đi qua tuyến đường này.

Trong những năm gần đây, chính quyền ĐCSTQ đã quảng bá rộng rãi tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu trong khuôn khổ dự án “Vành đai và Con đường”. Cách đây vài ngày, truyền thông chính thức tại Trung Quốc cũng dẫn thông tin từ Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc cho biết, số lượng chuyến tàu và lượng hàng hóa bằng container trên tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu đã tăng đáng kể trong 10 tháng đầu năm, hai chỉ tiêu này đều vượt tổng số năm ngoái.

Theo truyền thông Belarus đưa tin, thu nhập của dịch vụ vận chuyển hàng hóa quá cảnh chiếm 42% thu nhập ngoại thương của Belarus. Năm ngoái, các chuyến tàu trên tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu chiếm hơn một nửa lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt từ Belarus đến Ba Lan.

Tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu hiện đang đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động. Chính quyền ĐCSTQ đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Tổng thống Lukašenka của Belarus trong một thời gian dài. Năm ngoái, sau cuộc bầu cử tổng thống Belarus, nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn của dân chúng đã bùng phát, Liên minh Châu Âu và các nước phương Tây khác đã không công nhận kết quả bầu cử và tính hợp pháp của chính quyền Lukašenka. Chính quyền ĐCSTQ là nước đầu tiên công nhận và chúc mừng ông Lukašenka đắc cử.

Ngày 22/6 năm nay, có phóng viên đặt câu hỏi rằng năm nay là kỷ niệm 10 năm vận hành tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu. Trong 10 năm qua, tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu đã trải qua những bước phát triển nhảy vọt nào?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, tháng 3/2011, tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu đầu tiên bắt đầu từ thành phố Trùng Khánh đến thành phố Duisburg của Đức. Trong 10 năm qua, tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu đã có tổng cộng hơn 40.000 chuyến, chỉ trong năm 2020 đã vượt mức 10.000 chuyến.

Tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu là một phần quan trọng trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của Chính phủ Trung Quốc. 

Báo cáo nghiên cứu của tổ chức Nghiên cứu Chính trị Kinh tế Thiên Quân chỉ ra, với bản chất ‘mưu ma chước quỷ’, ĐCSTQ biết rõ rằng cần phải mở rộng 2 tuyến đường huyết mạch: Cầu lục địa Âu – Á mới (New Eurasian Land Bridge) và tuyến đường biển Bắc Cực (Hành lang Đông Bắc), và dựa vào 2 tuyến đường này để tiếp tục sinh tồn.

Cầu Lục địa Âu – Á mới là một trong 6 hành lang kinh tế của kế hoạch “Một vành đai, một con đường”, toàn bộ chiều dài khoảng 10.800 km, là tên gọi chung của tuyến đường sắt từ cảng ven biển đông bộ Trung Quốc (có lúc đặc biệt chỉ cảng Đại Liên), dọc theo tuyến đường sắt Long Hải, tuyến đường sắt Lan Tân, tuyến đường sắt Tân Cương, đi qua Trung Á, Tây Á đến Châu Âu.

Mặc dù khối lượng vận chuyển đơn lẻ của đường sắt ít hơn nhiều so với vận tải đường biển nhưng nó có thể được bù đắp bằng các lô hàng lớn và tăng số lượng đoàn tàu; hơn nữa tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu có thời gian vận chuyển chỉ bằng ¼ vận tải biển, và giá khoảng bằng khoảng 1/5 cước hàng không. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm thương mại điện tử số lượng lớn, các sản phẩm điện tử công nghiệp nhẹ và công nghệ cao có yêu cầu thời hạn giao hàng và các loại thực phẩm cần bảo quản lạnh như rượu vang. Đương nhiên, nó cũng vận chuyển cả dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. 

Với sự xuất hiện của tuyến đường sắt Trung Quốc – Châu Âu, miền trung và tây Trung Quốc cũng như trung và đông Âu cũng có thể tham gia trực tiếp vào hệ thống hậu cần (logistics). Hàng hóa không còn cần phải vận chuyển từ nội địa đến các cảng ven biển. Các thành phố nội địa như Trùng Khánh, Thành Đô, Vũ Hán, Côn Minh, Almaty (Kazakhstan), Budapest (Hungary), Lodz và Warsaw  (Ba Lan), Prague (Cộng hòa Séc) đã trở thành các trung tâm phân phối xuất nhập khẩu mới. Các khu vực miền trung và miền tây của Trung Quốc đã phát triển các điểm tăng trưởng mới. Trung Âu cũng trở thành một thị trường mới nổi cho logistics xuyên quốc gia.

Hành lang Đông Bắc là một tuyến đường biển kết nối Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương dọc theo đường bờ biển của Nga.

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo của Tổ chức nghiên cứu Chính trị Kinh tế Thiên Quân chỉ ra, Nga và châu Âu nắm giữa 2 tuyến đường huyết mạch của ĐCSTQ: Cầu đại lục Âu – Á mới và Hành lang Đông Bắc, tức là vận mệnh của ĐCSTQ hiện nay là nằm trong tay Nga và Châu Âu. Một khi mối quan hệ giữa Nga và Châu Âu bình thường hóa, tuyến đường huyết mạch của ĐCSTQ tại Vịnh Ba Tư sẽ bị đe dọa, còn có 2 tuyến huyết mạch Cầu lục địa Âu – Á mới và Hành lang Đông Bắc cũng bị kiểm soát. 

Lý Chính Hâm, Vision Times

Xem thêm: