Theo một chuyên gia, tổ chức khủng bố Hamas tìm cách khơi dậy một cuộc xung đột quốc tế nhằm khiến gia tăng bạo lực Hồi giáo chống lại Israel.

Hamas truoc Israel tank image
Phiến quân Hamas đứng trước xe tăng bị phá hủy của Israel. (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Joshua Krasna, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Chính sách Quốc tế (FPRI) cho biết, một trong những mục tiêu của Hamas khi phát động cuộc tấn công lớn nhất từ trước đến nay vào Israel cuối tuần trước, là để đạt được một phản ứng khiêu khích.

“Rõ ràng một trong những mục tiêu của Hamas khi thực hiện hành vi phẫn nộ này, là nhằm kích động một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn, khiến Israel phải đáp trả mà sau đó các nhân vật khác – chắc chắn là Hezbollah và Iran – cũng sẽ bị cuốn vào”, ông Krasna nhận định trong cuộc nói chuyện tại FPRI ngày 11/10.

Ông Krasna cho rằng quy mô và mức độ nghiêm trọng của tội ác mà Hamas gây ra ở Israel tuần trước, khiến Israel phải đáp trả theo cách chưa từng có trước đây. Nếu làm khác đi, Israel sẽ bị hủy diệt bởi các cuộc nổi dậy kéo dài.

“…Một chế độ Hamas ở biên giới của chúng tôi không còn khả thi nữa. Thực tế đó không thể tồn tại,” ông Krasna nói.

“Một mối đe dọa thế này đối với dân chúng phải được loại bỏ.”

Tấn công chết người nhằm vào người Do Thái kể từ Nạn diệt chủng Holocaust

Nhóm khủng bố Hamas đã phát động một cuộc tấn công chưa từng có vào Israel hôm 7/10. Những kẻ khủng bố Hồi giáo đã sát hại hơn 1.200 (số liệu vẫn đang cập nhật) người Israel, họ bắt cóc phụ nữ và trẻ em, đồng thời thực hiện các hành vi lột trần giễu phố và tra tấn trên quy mô lớn.

Đó là cuộc tấn công có chủ đích nguy hiểm nhất nhằm vào người Do Thái kể từ ‘Nạn diệt chủng Holocaust’. Ông Krasna nói rằng một cuộc đáp trả vũ bão để tiêu diệt khả năng thực hiện đợt tấn công khác của Hamas từ Dải Gaza, có thể sẽ thúc đẩy vai trò lãnh đạo của Israel trong tương lai gần.

Ông Krasna nói: “Tôi nghĩ nhiều người trong chúng ta đã quên mất lớp màng ngăn cách chúng ta với thảm họa mỏng đến mức nào.”

Israel hiện đang hoạt động dưới một chính phủ khẩn cấp tạm thời, chính phủ đầu tiên thuộc loại này là kể từ năm 1967. Chính phủ cuối cùng được thành lập trong cuộc chiến chứng kiến Israel chiếm Gaza từ Ai Cập.

Ông Krasna hoài nghi chính phủ khẩn cấp sẽ tồn tại lâu dài, nhưng quy mô bạo lực rất khó xử lý và đã nung nấu mục đích thống nhất Israel chưa từng thấy qua các thế hệ.

Cuộc tàn sát dẫn đến số người chết bằng 1/3 (số liệu vẫn đang cập nhật) người Mỹ thiệt mạng trong vụ 11/9. Tuy nhiên, dân số Israel chưa bằng 3% dân số Hoa Kỳ. Như vậy, không có gia đình nào ở Israel, mà không bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc biết ai đó bị ảnh hưởng.

‘Sẽ có những đau khổ’

Khả năng xảy ra một diễn biến quân sự đáng kể trên thực địa ở Gaza, đã làm dấy lên mối quan ngại trong cộng đồng quốc tế, về các thảm họa thứ cấp có thể gây ra bởi sự đáp trả của Israel.

Ông Krasna lưu ý rằng chính Hamas chứ không phải Israel đã khiến Gaza rơi vào tình trạng khủng bố tràn lan, và giờ là động thái quân sự. Bất chấp những hô hào trái ngược, Dải Gaza đã không chịu bất kỳ sự chiếm đóng nào của Israel trong gần hai thập kỷ qua.

“Israel đã không chiếm đóng Gaza kể từ năm 2005”, ông Krasna nói, đồng thời đề cập đến thời điểm quốc gia này rút các khu định cư dân sự và quân sự cuối cùng khỏi khu vực.

“Trong 16 năm qua…, Gaza đã bị cai trị bởi Hamas, nhóm này lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính bạo lực”, ông Krasna nói thêm rằng Israel nhận thức được những lo ngại của quốc tế về việc gây tổn hại cho dân thường ở Gaza.

“Tôi không nghĩ Israel muốn xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza, nhưng tôi nghĩ rằng bản chất của kẻ thù mà chúng ta đang đối mặt sẽ gây ra đau khổ cho những người không tham chiến.”

Vấn đề là Hamas đã cố tình ẩn náu giữa những dân thường ở Gaza, do đó chắc chắn rằng Israel không thể đáp trả mà không gây tổn hại cho những người vô tội.

Sự trả đũa từ Israel là tất yếu, và điều này sẽ rất khó khăn.

Ông Krasna nói: “Vấn đề là, trong khi chúng tôi cố gắng hạn chế đến mức tối thiểu sự đau khổ cho người dân phía bên kia, thì kẻ thù của chúng tôi lại ẩn nấp trong những người dân thường”.

“Sẽ có những thống khổ và mất mát.”