Thomas Wright, thành viên cao cấp về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings có trụ sở ở Washington, cho rằng cuộc điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19 nên được tiếp tục, kể cả sau khi các cơ quan tình báo Mỹ hồi đầu tuần đưa ra một đánh giá không thuyết phục về vấn đề này cho Tổng thống Joe Biden.

Embed from Getty Images

“Tìm cho ra sự thật là điều quan trọng,” ông Wright nói với Epoch Times. “Để biết điều gì đã thực sự đã xảy ra.”

Ông Wright, đồng tác giả cuốn sách mới “Dư chấn: Chính trị trong Đại dịch và Sự kết thúc của Trật tự Quốc tế cũ,” mà ông viết cùng Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách chính sách Colin Kahn, cho biết rằng ông “không lấy làm ngạc nhiên” khi báo cáo gần đây nhất về nguồn gốc của đại dịch không đi đến kết luận được, do chế độ Trung Quốc cản trở và từ chối hợp tác.

“Cần có sự hợp tác của Trung Quốc để có cuộc điều tra đúng đắn, và rõ ràng là họ đang ngăn cản điều đó, vì thế càng làm nó trở nên rất khó khăn,” ông nói, bổ sung rằng dù đại dịch có do rò rỉ từ phòng thí nghiệm Virus Vũ Hán hay qua một chợ động vật ở Vũ Hán, thì việc Trung Quốc là nơi xuất phát của đại dịch là điều rõ ràng.

“Bằng chứng là không thể chối cãi rằng [đại dịch bắt nguồn tại Trung Quốc. Chỉ có mỗi chính phủ Trung Quốc… cố gắng phủ nhận điều đó theo bất cứ cách nào,” ông nói.

Trong cuốn “Dư chấn”, ông Wright và Kahl đã nêu chi tiết việc ĐCSTQ che giấu việc bùng phát COVID-19 khi nó mới xuất hiện ở Vũ Hán, cũng như những cố gắng lợi dụng đại dịch để gia tăng vị thế quốc tế và quyền lực đối với các nước khác. 

Ông Wright và ông Kahl lưu ý rằng, phản ứng đầu tiên ĐCSTQ đối với COVID-19 là sợ hãi và lấp liếm thông tin liên quan. Cuốn sách viết: “Một quan chức sứ quán Mỹ nói với chúng tôi họ chưa bao giờ thấy các quan chức Trung Quốc ‘thiếu tự tin, khiếp sợ, và lo âu’ khi họ [ở giai đoạn sớm của đại dịch]…  Bắc Kinh đã nhận thấy rằng nếu tin tức về phản ứng ban đầu sai lầm của họ bị rò rỉ ra ngoài, điều này có thể gây tổn hại đến ĐCSTQ. Vì thế Tập [Cận Bình[ quyết tâm nhanh chóng đàn áp bất cứ tiếng nói bất đồng nào bên trong Trung Quốc đề nghị phải giải trình chính thức.” 

“Không nghi ngờ gì nữa, hồi tháng 1/2020 [các quan chức Trung Quốc] … vô cùng lo lắng,” ông Wright nói. “Nỗi lo đó khiến chế độ trở nên tàn bạo hơn và càng che giấu kín hơn.”

 

Mặc cho sự đàn áp thông tin của ĐCSTQ, ban đầu các nước ở châu Âu đã thể hiện thiện chí qua việc viện trợ đáng kể cho Trung Quốc. Nhiều tháng sau khi đại dịch tàn phá châu Âu, ĐCSTQ đáp trả sự hỗ trợ đó với kiểu giao dịch theo hướng tận dụng để tuyên truyền cho chế độ.

Các ông Wright và Kahl ghi nhận trong cuốn sách của họ rằng, lúc bắt đầu đại dịch, Liên minh châu Âu đã kín đáo gửi hỗ trợ nhân đạo cho Trung Quốc, đặc biệt tránh gây bất cứ sự rối bối nào cho ĐCSTQ. Họ viết, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói với một cộng sự rằng chính phủ Trung Quốc sẽ ghi nhớ cử chỉ thiện chí này.

Tuy nhiên, khi chính châu Âu phải vật lộn với đại dịch, “Trung Quốc tỏ ra đền đáp và bắt đầu gửi hàng cứu trợ. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc khăng khăng rằng khi hàng cứu trợ đến, các nước nhận phải truyền thông rầm rộ và công khai, khiến toàn bộ sự việc lộ ra rõ ràng là [giống như] giao dịch kinh doanh,” cuốn sách tuyên bố. 

“Một lần, Italia quyên tặng ba mươi tấn thiết bị cho Trung Quốc, sau đó Trung Quốc đã đáp trả, nhưng lại đòi chính phủ Italia trả chi phí cho khoản hỗ trợ đó.”

Wright, sinh ra và lớn lên tại Dublin, Ireland, nói rằng hành động bất chấp đạo lý của ĐCSTQ đối với viện trợ liên quan đến đại dịch đã làm các nước châu Âu “tổn thương”. 

Điều này thành ra gây phản tác dụng đối với chính quyền Trung Quốc. Nó gây phẫn uất và các nước đều nhận thấy những việc họ đang làm là gì, ông Wright nói.

“Đặc biệt tại châu Âu, điều này đã dẫn đến sự thay đổi lớn về thái độ và cả trong chính sách đối với Trung Quốc.”

Những thay đổi chính sách của châu Âu được Wright và Kahl trích dẫn bao gồm các biện pháp ngăn chặn không cho các công ty Trung Quốc hoặc các tổ chức nhà nước hậu thuẫn được khai thác thị trường châu Âu và mua bất động sản ở châu Âu với giá thấp, đẩy công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc ra khỏi cơ sở hạ tầng mạng 5G của châu Âu, đa dạng hoá quan hệ quốc tế để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

“[Châu Âu] bắt đầu phát biểu ngày càng tự tin hơn để chỉ trích Trung Quốc, đặc biệt là về cuộc đàn áp sinh viên biểu tình ở Hồng Kông và đàn áp hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương,” các tác giả viết.

Ngân Hà (theo Epoch Times)

Xem thêm: