Bà Emma Reilly, một nhân viên người Anh của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), đã bị OHCHR sa thải sau khi cáo buộc cơ quan này tiết lộ danh sách những người bất đồng chính kiến ​​cho chính quyền Trung Quốc.

Lien Hop Quoc
(Ảnh: Trí Thức VN ghép)

Gần đây, bà Emma Reilly làm chứng trước “Ủy ban chuyên trách đối ngoại của Quốc hội Anh”, liên quan đến cáo buộc Trung Quốc gây ảnh hưởng đối với các biểu quyết, báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) và cả việc hối lộ quan chức của LHQ. Bà cho biết Bắc Kinh muốn định hình lại trật tự quốc tế và hạ thấp mức độ ưu tiên của pháp quyền, dân chủ và nhân quyền, để phục vụ lợi ích của quốc gia độc tài và tăng cường ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

(Ảnh chụp màn hình X)

Theo lời khai bằng văn bản của Emma Reilly, do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Anh công bố hôm 16/4, các phương pháp của Bắc Kinh bao gồm tích cực can thiệp vào cơ chế bỏ phiếu của LHQ, yêu cầu LHQ xóa các tuyên bố tiêu cực chỉ trích Trung Quốc trong các báo cáo, hối lộ các quan chức LHQ, và gây áp lực lên LHQ để tránh thảo luận về các vấn đề nhạy cảm như vi phạm nhân quyền ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. 

Bà Emma Reilly một lần nữa đề cập đến vấn đề Trung Quốc đe dọa OHCHR mà bà tiết lộ vào năm 2019; OHCHR đang mang lại những “lợi ích” nguy hiểm Cho chính phủ Trung Quốc, và những lợi ích này là Chính phủ Bắc Kinh sử dụng LHQ để “phục vụ lợi ích quốc gia của mình”, trong khi LHQ che giấu những ưu đãi đặc biệt của mình đối với Trung Quốc.

Trung Quốc đưa ra điều kiện bí mật với LHQ

Bà Reilly nói rằng Chính phủ Trung Quốc gây ảnh hưởng thông qua viện trợ phát triển, ngăn cản LHQ thảo luận về các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và những nơi khác. 

Họ thậm chí còn đưa ra “điều kiện bí mật” cho các cơ quan của LHQ: “Không được sử dụng nguồn tiền ở các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan”. Trung Quốc đã thành công trong việc có được một số lượng lớn lãnh đạo hoặc các vị trí quản lý cấp cao trong các cơ quan, phòng ban của LHQ trong những năm gần đây, và có sức ảnh hưởng lớn mạnh, các nước thành viên khác khó có thể sánh bằng. Có thể thấy Trung Quốc đang nỗ lực hình thành một trật tự quốc tế phù hợp với lợi ích của nước độc tài, để khi bị chỉ trích có thể dùng trật tự mới đó mà tự biện hộ cho mình.

Buộc phải xóa các báo cáo bất lợi

Các báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc liên quan đến nguồn gốc của virus Corona mới, trên thực tế đã được Trung Quốc chỉnh sửa, để giảm khả năng đề cập đến việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Vào ngày 9/2/2021, WHO đã đưa ra tuyên bố khẳng định rằng đại dịch COVID-19 không thể bắt nguồn từ một vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc. Không vào Trung Quốc để tiến hành điều tra toàn diện mà đã đưa ra kết luận, cho thấy WHO rõ ràng đang chịu áp lực từ Bắc Kinh.

Quan chức văn phòng OHCHR bị cáo buộc tiết lộ danh sách cho Bắc Kinh

Bà Reilly đề cập rằng các quan chức ở các cấp của LHQ, lấy lý do chính sách để “cố tình” nói dối các quốc gia thành viên, trong tình huống nước này không biết hoặc chưa đồng ý mà cung cấp danh tính của công dân các nước cho Trung Quốc. Như những gì bà đã tiết lộ vào năm 2019, điểm tên Chánh văn phòng Pháp của Văn phòng Hội đồng Nhân quyền đã bí mật cung cấp cho Trung Quốc danh sách các nhà hoạt động nhân quyền dự định tham dự OHCHR để thảo luận về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Điều này dẫn đến việc người nhà của họ ở Trung Quốc bị cảnh sát Trung Quốc “đến thăm” và bắt giữ một cách tùy tiện, bị tra tấn, mất tích hoặc bỏ tù trong các trại tập trung.

Bằng chứng cho thấy trong một số trường hợp, người thân trong gia đình người bất đồng chính kiến với chính quyền Trung Quốc đã chết khi bị giam giữ. Ít nhất có một người bị liệt vào danh sách của chính quyền Trung Quốc đã tham dự một sự kiện phụ, và sau đó đã chết khi bị giam giữ sau khi trở về Trung Quốc; và trong ít nhất một lần, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng cảnh báo đỏ của INTERPOL lên một đại diện của tổ chức phi chính phủ.

Bắc Kinh hối lộ 2 chủ tịch Đại hội đồng LHQ

Vụ hối lộ xảy ra trong các cuộc đàm phán về Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) từ năm 2013 đến năm 2015, và đối tượng là 2 chủ tịch của 2 nhiệm kỳ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, những người giám sát các cuộc đàm phán và có ảnh hưởng lớn đến văn bản cuối cùng được ký năm 2015 có nội dung có lợi cho Trung Quốc. Đồng thời, bà Reilly cũng chỉ đích danh Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, nói rằng “sự tự kiểm duyệt” cũng áp dụng cho ông Guterres, và ông ấy cố gắng giữ im lặng, tránh thảo luận một số vấn đề nhất định vì sẽ không có lợi cho Bắc Kinh. Bà Reilly nói rằng sau khi sa thải bà, ông Guterres biết mình đã vi phạm những nguyên tắc và lương tâm đạo đức của chính mình.

Vào tháng 10/2015, Bộ Tư pháp Mỹ đã buộc tội 6 cá nhân, trong đó có cựu Chủ tịch Đại hội đồng LHQ John William Ashe, thành viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, và ông trùm bất động sản Ma Cao David Ng Lap Seng (Ngô Lập Thắng), cũng như Chủ tịch Quỹ Phát triển Bền vững Toàn cầu Sheri Yan (Nghiêm Tuyết Thụy) và Giám đốc Tài chính Heidi Hong Piao (Phác Hồng), họ bị chính thức truy tố với tội nhận hối lộ nhiều lần.

Bản cáo trạng nêu rõ ông Ashe, cựu Đại sứ của quốc đảo Trung Mỹ Antigua và Barbuda tại Liên Hợp Quốc, người từng giữ chức Chủ tịch phiên họp thứ 68 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2013, từ năm 2011 đến tháng 12/2014, đã nhận hối lộ hơn 1,3 triệu USD từ nhiều doanh nhân Trung Quốc, trong đó có ông Ng Lap Seng, và đổi lại ông Ashe sử dụng quyền lực của mình để thúc đẩy hỗ trợ cho các lợi ích kinh doanh của Trung Quốc.

Trong phiên tòa diễn ra vào tháng 1/2016, bà Heidi Hong Piao trở thành người đầu tiên trong số 6 người nhận tội. Bà thừa nhận mình đã đứng ra làm trung gian để bí mật thanh toán cho ông Ashe. Vì vậy, lời khai của bà Heidi Hong Piao đã chứng thực vụ bê bối hối lộ của ông Ashe.

Ông Ng Lap Seng, người liên quan đến vụ án, cũng gửi tiền cho Đảng Dân chủ Mỹ và có mối quan hệ thân thiết với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Ông ta bị kết án 4 năm tù và bị phạt 1 triệu USD vào năm 2018. Sau khi trở về Ma Cao vào năm 2021, ông ta bị kết án 15 năm tù vì tội nhận hối lộ đất đai.

Rõ ràng, một trong hai chủ tịch Đại hội đồng LHQ mà bà Reilly cho rằng đã bị Trung Quốc mua chuộc chính là ông William Ashe, người còn lại rất có thể là ông Sam Kutesa, cựu Ngoại trưởng Uganda, người đã nhậm chức Chủ tịch Đại hội đồng LHQ năm 2014. Ông đã đến thăm Bắc Kinh trong nhiệm kỳ của mình, có lẽ đã nhận được sự công nhận và hỗ trợ từ phía Trung Quốc. Vào tháng 7/2015, ông lại tới Bắc Kinh với tư cách là Chủ tịch Đại hội đồng LHQ và nhận được sự đón tiếp nồng hậu.