“Bạn có biết 3 phút trước khi chiếc máy bay thứ hai đâm vào tòa Trung tâm Thương mại Thế giới thứ hai, mọi người trong tòa nhà đã nghe thấy tiếng loa thông báo của tòa nhà rằng: ‘Tòa nhà đã an toàn, vui lòng quay lại văn phòng của bạn’. Một số người đã làm theo lời khuyên đó. Nhưng may mắn thay, nhiều người đã không nghe theo. Đây là một trong những nội dung của báo cáo dài 298 trang do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia công bố năm 2005.” Trước thềm kỷ niệm 22 năm vụ khủng bố 9/11, dòng tweet này đã được đăng trên nền tảng X, nó đã gây ra các cuộc thảo luận rộng rãi trên Internet, với hơn 1.600 câu trả lời, hơn 6.400 lượt tweet lại và hơn 5 triệu lượt xem.

GettyImages 1339665551
Người dân tham dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày 11/9 tại Đài tưởng niệm và Bảo tàng Quốc gia 11/9 ở thành phố New York vào ngày 11/9/2021. (Nguồn: Michael M. Santiago/Getty)

Ông Benjamin Carlson, cựu biên tập viên của tạp chí The Atlantic, đã đính kèm một liên kết tới báo cáo và một số ảnh chụp màn hình của văn bản, ông viết:

“Vì sao số người sống sót sau vụ sơ tán khỏi tòa nhà ngày 11/9 lại gấp 4 lần số người đã chết? Họ bất tuân chính quyền. Họ sử dụng thang máy. Họ rời khỏi bàn làm việc. Họ chạy khỏi toà nhà. Nhân viên cứu hộ đã dốc toàn lực trong khi thông tin có hạn. Nhưng lời khuyên của họ không chỉ sai mà còn gây chết người. Nếu nghe lời khuyên của họ thì còn có bao nhiêu người chết?”

Dòng tweet của ông Benjamin Carlson đã khơi dậy những ký ức và suy ngẫm về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, việc lưu ý đến sự an toàn và lời khuyên có uy tín, đồng thời cũng khơi gợi các cuộc thảo luận về những sự cố tương tự và cách mọi người đưa ra quyết định trong môi trường xã hội hiện tại. Dưới đây là một số thảo luận trên tweet để người đọc suy ngẫm. Như cư dân mạng @Aishwarya11Mar đã nói: “Cho dù là ngày nay, nhưng mọi người vẫn có thể học hỏi từ nó và tránh những sai lầm như vậy. Đây đều là những trải nghiệm rất đau đớn.”

Embed from Getty Images

Phần còn lại của Cầu thang phố Vesey được bảo tồn trong khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới được gọi là “Cầu thang sống sót”. Trong vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, nhiều người làm việc tại Trung tâm Thương mại Thế giới đã trốn thoát qua những cầu thang này ra đường và sống sót. (Ảnh: Stan Honda/AFP qua Getty Images)

Một số người bắt đầu thảo luận và tìm hiểu sâu hơn về lý do tại sao có người lại nghe theo lời khuyên từ loa phát thanh của tòa nhà để quay lại văn phòng.

@ButtercupPB cho biết: Tất nhiên là họ không biết chiếc máy bay thứ hai sắp đâm vào tòa tháp thứ hai. Sau khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào, ban đầu mọi người nghĩ rằng đó là một tai nạn (không phải một cuộc tấn công), vì vậy họ có thể nghĩ rằng ở yên tại chỗ sẽ an toàn hơn. Việc sơ tán cực kỳ nguy hiểm khi các mảnh vỡ và lửa đổ xuống từ một tòa tháp khác.

@dwins60 cho biết: Trung tâm Thương mại Thế giới đã áp dụng thiết kế phòng cháy chữa cháy theo vùng, để khuyến khích cư dân ở trong khu vực cháy của chính họ khi có báo cháy, thay vì cố gắng thoát khỏi tòa nhà. Điều này là do cầu thang bộ và thang máy trong những tòa nhà thế này không được thiết kế để sử dụng khi xảy ra hỏa hoạn. Do đó, thông báo đã đúng về mặt kỹ thuật nhưng dựa trên những giả định sai lầm.

Tin vào trực giác

Điều này đặt ra câu hỏi về tính chính xác của thông tin và sự tin tưởng vào lời khuyên có uy tín. 

@KJisms nói: Công bằng mà nói, đây là nhận thức muộn màng. Nhưng mặt khác, con người có quyền đặt câu hỏi về uy tín và luôn làm theo trực giác của mình. 

@Longevity_EDU: Đây là một bài học vô cùng bi thương, nó nhấn mạnh một thực tế rằng có “uy tín” không có nghĩa là bạn “đúng”. Cuối cùng, bạn cần đánh giá lời khuyên được cung cấp và đưa ra quyết định.

@hfthelion: Cuối cùng, mỗi chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của chính mình. Không thể thuê ngoài. 

@lennygov1: Vâng, hãy là một người suy nghĩ độc lập, bạn chính là [nhà thiết kế] số phận của chính mình!

@duncsjr: Trong quân đội có một khái niệm gọi là “Bất tuân thông minh” (Intelligent Disobedience), nghĩa là trong những hoàn cảnh cụ thể và quy chuẩn rõ ràng, binh lính có thể từ chối thực hiện những mệnh lệnh sai trái hoặc vô lý dựa trên phán đoán và lương tâm của chính họ. Khái niệm này bắt nguồn từ việc huấn luyện chó dẫn đường vì chó có thể cảm nhận được các mối đe dọa mà chủ nhân của chúng bỏ qua và có hành động thích hợp. (Chó dẫn đường không chỉ là “cái nạng” hành động theo ý muốn của người khiếm thị, mà bản thân nó còn giữ được khả năng phán đoán độc lập ở mức độ nhất định.)

Người thoát khỏi cái chết

Những người khác chia sẻ câu chuyện về những người sống sót sau vụ tấn công 11/9 mà họ biết. 

@MichaelMartocci đăng ảnh đi giày cao gót 3,5 inch (8,9 cm), nói rằng mẹ anh đi giày cao gót như vậy để làm việc ở tòa tháp thứ hai, chạy xuống cầu thang nhanh nhất có thể từ hơn 40 tầng và băng qua cầu Brooklyn đi bộ suốt chặng đường về nhà. 

@LisaLamagna cho biết: Theo thông tin tôi biết được, có 40 nhân viên ngân hàng Nhật Bản vẫn còn sống đến ngày nay vì một người đã nói với họ rằng đừng làm theo những hướng dẫn này.

@KateMartinell11: Anh rể tôi có cuộc họp ở tầng Cantor Fitzgerald. Họ được yêu cầu ở lại. Anh ấy có một linh cảm xấu và đã yêu cầu cả đội sơ tán xuống cầu thang, cứu được rất nhiều mạng sống. 

@kathlee76574738: Tôi biết chị gái của một người ở Tháp phía Nam đang đi xuống cầu thang nhưng lại quay lại tầng trên sau khi nghe thông báo. Cô đã chết, nhưng những đồng nghiệp tiếp tục sơ tán của cô đã chạy thoát được ra ngoài.

@peterstringer: “Trước khi chiếc máy bay thứ hai đâm vào, chúng tôi được yêu cầu ở yên tại chỗ và chờ hướng dẫn. Tôi nói với sếp của mình: “Nếu tất cả chúng tôi vẫn còn ở đây, ngày mai [bà] có thể sa thải tôi. Tôi phải chạy đây.” Bà ấy trả lời: “Có lẽ anh đúng. Về nhà đi.” Tôi đi bộ về nhà. Lúc đó tôi vẫn còn là người mới. Nhiều giám đốc điều hành cấp cao do dự đưa ra những quyết định đơn giản vì sợ hãi. Nếu tôi ở độ tuổi bốn mươi, có lẽ tôi sẽ không quyết đoán như vậy? Tôi sẽ không bao giờ biết câu trả lời, nhưng tôi nhớ rõ ràng rằng chẳng ích gì khi ngồi trong căn phòng đó khi biết rõ rằng đất nước đang bị tấn công.”

@heather_hear: Rick Rescorla đã cứu ít nhất 2.694 mạng sống vào ngày 11/9 bằng cách phớt lờ các chương trình phát sóng kêu gọi mọi người ở lại… 

@geomc63: Tôi biết. Phó chủ tịch Morgan Stanley Rescorla là một cựu chiến binh trong Chiến tranh Việt Nam. Kể từ khi vụ đánh bom xe tải của người Hồi giáo thất bại vào năm 1993, ông nghĩ họ sẽ thử lại. Ông ấy đã tiến hành diễn tập sơ tán. Chính Morgan Stanley đã đuổi mọi người ra ngoài. 

@Ssimms777: Ông Rescola yêu cầu tất cả nhân viên để giày chạy bộ dưới bàn làm việc của họ đề phòng trường hợp họ cần phải sơ tán khỏi tòa nhà bằng cầu thang. 

@Toecutta1: Tôi nhớ mơ hồ rằng nhiều người bỏ trốn ngay lập tức đã từng trải qua vụ đánh bom năm 1993, hoặc được những người đó tập huấn.

Những người khác đề cập đến những sự cố tương tự khác khi làm theo lời khuyên uy tín và phải chịu hậu quả bi thảm, chẳng hạn như một chuyến phà từ Anh đến Hà Lan và thảm kịch ở Hàn Quốc.

Những suy ngẫm về việc tuân theo lời khuyên uy tín một cách mù quáng

Cuối cùng, cuộc thảo luận đã truyền cảm hứng cho việc suy nghĩ về cách học hỏi từ nó và cải thiện việc ra quyết định trong thời kỳ khủng hoảng.

@BlackPilledDAO cho biết: Hãy ngồi yên, không làm gì cả và chờ được cứu. Điều gì có thể xảy ra? 

@Jinx_the_future: Chúng ta không thể thuê tư duy của mình bên ngoài. Chúng ta phải hình thành ý kiến ​​​​của riêng mình.

@truespeechonly: Trí tuệ và kiến thức thông thường sẽ cho bạn biết có nên tuân theo chỉ dẫn hay không. Niềm tin mù quáng vào chính phủ và các thể chế của nó có thể gây tai hại cho tâm hồn và việc theo đuổi hạnh phúc. Tư duy phê phán và tôn trọng pháp quyền là điều bắt buộc. 

@QuantumMage: [Lời khuyên chính thức (của cơ quan / tổ chức có uy tín, có thẩm quyền)] không nhất định có nghĩa là nguy hiểm, đáng sợ, mà nó chỉ là sai lầm thôi. Lời khuyên tốt nhất luôn xuất phát từ trái tim của bạn.

Cuộc thảo luận này cũng khiến mọi người phải suy nghĩ lại về những thách thức và tình huống khó xử mà chúng ta phải đối mặt trong thời đại này.

@Theo_TJ_Jordan cho biết: Một bộ phận lớn dân số của chúng ta đã bị thứ “cỗ máy thuộc tầng chuyên gia” hoàn toàn bắt làm “tù nhân”. Những “tù nhân” này khác với những kẻ cuồng tín về tư tưởng, chẳng hạn như trẻ em chuyển giới. Nhưng chỉ cần duy trì tần số này trong giây lát và người dân của chúng ta dường như phục tùng tất cả các chuyên gia, toàn cầu hóa, kiến ​​thức mới này. Vấn đề khí hậu nói là sự thuyết minh rõ ràng nhất về điều này. Giới trẻ cực kỳ bị ám ảnh bởi nó. Hầu hết mọi người chỉ biết những điều sáo rỗng, logic khó hiểu và tôn sùng mù quáng. Còn những người bị mắc kẹt bên trong đó thì sao? Họ không thể di chuyển vì đã trở thành nô lệ tinh thần.

@cowboyshitz: Đúng vậy, con người đã rời xa thiên nhiên đến mức chúng ta cũng có thể trở thành con mồi. 

@ JamesHo23402569: Đây chính xác là lý do tại sao quyền lợi 2A (Tu chính án thứ hai) không thể chuyển nhượng.