Thỏa thuận đầu tư Trung Quốc – EU (Liên minh châu Âu) hôm 4/5 đã bị EU gác lại. Hôm 5/5, EU công bố dự thảo thực thi quy định mới đối với các doanh nghiệp nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ cấp. Động thái này giúp cơ quan giám sát có quyền áp dụng hành động đối với doanh nghiệp Trung Quốc, khiến các doanh nghiệp này khó có thể dùng ưu thế giá thấp để cạnh tranh với công ty châu Âu. 

liên minh châu âu
Trụ sở liên minh châu Âu (Ảnh từ Wikimedia)

Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, mặc dù quy định mới không nhắm riêng vào Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ ĐCSTQ), nhưng nhà phân tích cho biết, công ty Trung Quốc sẽ trở thành mục tiêu chính của quy định mới này. 

Nếu quy định này được 27 chính phủ nước thành viên và Hội đồng châu Âu thông qua, thì nó sẽ trao quyền lực mới cho cơ quan chống độc quyền quan trọng của EU, ngăn cản những doanh nghiệp nước ngoài được chính phủ nước ngoài trợ cấp để mua lại hoặc thắng thầu từ các cơ quan công của châu Âu. Nếu những công ty này không tuân thủ yêu cầu của EU thì họ sẽ đối mặt với sự trừng phạt nặng nề. 

“Tính cởi mở của thị trường đơn nhất EU là tài sản lớn nhất của chúng ta, nhưng tính cởi mở cần có sự công bằng.” Tại cuộc họp báo ngày 5/5, bà Margrethe Vestager, phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Liên minh châu Âu, người phụ trách chống độc quyền đã nói: “Nếu trợ cấp (của nước ngoài) đuổi công ty tốt nhất ra khỏi thị trường, thì điều này đối với công nhân và người tiêu dùng châu Âu mà nói là không công bằng. Điều này phải chấm dứt.”

Quy định mới đánh vào trợ cấp của Chính phủ ĐCSTQ

WSJ cho biết, quy định mới của EU sẽ giúp giải quyết vấn đề mà người dân châu Âu đang ngày càng chú ý, tức những doanh nghiệp Trung Quốc được chính quyền ĐCSTQ hậu thuẫn, từ đó tiến hành cạnh tranh không công bằng trên thế giới, chào giá thấp nhất trong các mời thầu công khai.

“Vấn đề là Trung Quốc (ĐCSTQ) không làm việc theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), họ lợi dụng mọi ưu thế, nhưng không muốn hạn chế bởi những điều bất lợi cho họ,” ông Ulrich Ackermann, tổng giám đốc Phòng ngoại thương thuộc Hiệp hội sản xuất thiết bị cơ giới Đức nói. Ngành nghề mà tổ chức này đại diện đã tuyển dụng khoảng 1,4 triệu lao động. 

Theo đề nghị của EU, nếu công ty tranh thầu một hợp đồng công cộng có giá thấp hơn 250 triệu Euro (tương đương với 300 triệu đô la Mỹ), hoặc có kế hoạch mua lại sáp nhập vượt một ngưỡng nhất định, thì công ty đó phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của châu Âu về khoản trợ cấp nước ngoài mà họ nhận được. Loại trợ cấp này có thể bao gồm cho vay lãi thấp, bảo lãnh không giới hạn, ưu đãi về thuế hoặc trợ cấp trực tiếp. 

Bà Margrethe Vestager nói, một khi nhận được thông báo, EU sẽ khởi động thẩm định, có thể kéo dài 3 – 6 tháng. Cơ quan giám sát có thể yêu cầu công ty cung cấp tất cả các thông tin và kiểm tra cơ sở của tất cả những doanh nghiệp này. Nếu họ xác định tồn tại trợ cấp không công bằng, họ có thể ra lệnh cho công ty bóc tách tài sản, bồi thường quỹ nhà nước hoặc đưa ra những cam kết khác để giải quyết vấn đề méo mó thị trường [do trợ cấp không công bằng gây ra]. Họ còn có thể điều tra giao dịch tương đối nhỏ hoặc những đầu tư nước ngoài khác ở châu Âu trong tình huống mà họ cho là xác đáng. 

“Chúng tôi sẽ chọn hành động quyết đoán … Chúng tôi sẽ có quyền lực ra lệnh một công ty bồi hoàn trợ cấp.” Bà Margrethe Vestager nói, “Chúng tôi sẽ có quyền chấp hành quy tắc mới, tiền phạt có thể lên đến 10% doanh thu của công ty.”

Ông Ulrich Ackermann nói rằng các khoản trợ cấp của ĐCSTQ cho các doanh nghiệp thường rất lớn. Công ty Trung Quốc có thể sẽ nhận được đất miễn phí từ chính quyền địa phương để sử dụng, sử dụng đất miễn phí từ chính quyền địa phương và họ có thể được hưởng hóa đơn điện nước thấp, cũng như các nhà máy và máy móc được trợ cấp. Ông nói: “Tình hình cuối cùng là người châu Âu không thể cạnh tranh với các công ty Trung Quốc về giá cả.

Ông cho rằng, chính phủ cần thông báo cho WTO bất cứ hành động trợ cấp hàng hóa nào, nhưng ĐCSTQ thường sẽ không làm như thế. 

Lập trường của châu Âu đối với Trung Quốc có sự chuyển biến

WSJ nói rằng đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy lập trường của châu Âu đối với Trung Quốc có sự chuyển biến. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU, cũng là thị trường quan trọng của các nhà xuất khẩu châu Âu. 

Mặc dù châu Âu và Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái đã miễn cưỡng đạt được thỏa thuận đầu tư quy mô lớn, nhưng mấy tháng qua mối quan hệ chính trị hai bên có chuyển biến xấu. Hôm 3/5, một quan chức thương mại cao nhất của EU cho biết, xét thấy mối quan hệ ngoại giao hai bên Trung Quốc và EU xấu đi sau các chế tài không quan nhượng lẫn nhau, EU đã đình chỉ nỗ lực với Trung Quốc để hoàn tất thỏa thuận đầu tư Trung Quốc – EU. 

Nữ phát ngôn phụ trách thương mại EU nói rằng: “Quá trình phê duyệt Thỏa thuận đầu tư Trung Quốc – EU không thể tách rời khỏi động thái diễn biến của mối quan hệ rộng rãi của EU và Trung Quốc. Trong tình huống chế tài mang tính trả thù của Trung Quốc … (phê duyệt thỏa thuận) là không thể chấp nhận và khiến người ta thấy đáng tiếc. Viễn cảnh phê duyệt sẽ được quyết định bởi việc cục diện thay đổi như thế nào.”

Trước đó, việc châu Âu có thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ là không thể tưởng tượng có thể xảy ra, nhưng cục diện này gần đây đã xảy biến đổi. Nhà phân tích Francois Chimits của Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator (The Mercator Institute for China Studies / MERICS) nói rằng điều này đã phản ánh sự chuyển biến chính trị của EU từ chủ nghĩa tự do kinh tế sang chủ nghĩa bảo hộ. 

Tháng 12 năm ngoái tới nay, quan hệ EU – Trung Quốc liên tiếp đi xuống, khi đó mức độ quan tâm đến việc ĐCSTQ xâm phạm nhân quyền tại Tân Cương và Hồng Kông của cộng đồng quốc tế liên tiếp dâng cao. EU tuyên bố áp dụng hành động chế tài đối với quan chức ĐCSTQ. Từ đó dẫn đến chế tài mang tính trả thù của ĐCSTQ đối với quan chức ngoại giao châu Âu, Ủy ban châu Âu và các nhà nghiên cứu của các viện nghiên cứu tư vấn của châu Âu, cho đến cả việc khích động chủ nghĩa dân tộc trong nước Trung Quốc để tẩy chay doanh nghiệp châu Âu. 

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: