Sau chuyến thăm Niger của quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hồi đầu tuần không mang lại mấy quả ngọt, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên tiếng cáo buộc Tập đoàn lính đánh thuê Wagner đang tìm cách lợi dụng bất ổn tại quốc gia Tây Phi để mở rộng ảnh hưởng của họ cũng như của nước Nga.

Tôi nghĩ những gì đã xảy ra, và những gì tiếp tục xảy ra tại Niger không phải do Nga hay Wagner chủ xướng, nhưng… họ đã cố gắng lợi dụng tình hình này”, ông Blinken nói với BBC hôm thứ Ba (8/8).

Mỗi từng nơi mà Tập đoàn Wagner này đã đi qua, thì chết chóc, phá hủy và bóc lột đã đang kéo theo sau đó. Bất ổn an ninh đã đang tăng lên, không giảm”, ông Blinken nói thêm.

Trước đó, khi tới Niamey, thủ đô của Niger hôm thứ Hai (7/8), bà Victoria Nuland đã gặp gỡ chính phủ quân sự vừa thực hiện đảo chính cuối tháng Bảy và cảnh báo họ không được hợp tác với Tập đoàn lính đánh thuê Wagner vì những lý do như những gì ông Blinken nói với BBC nêu trên.

Bà Nuland cho biếtcác cuộc đối thoại là cực kỳ thẳng thắn và đôi lúc khá khó khăn bởi vì một lần nữa chúng tôi đang thúc đẩy cho một giải pháp hòa bình”.

Quyền Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ lưu ý thêm rằng các nhà lãnh đạo chính quyền quân sự Niger “khá cương quyết trong quan điểm của họ về cách họ muốn tiến triển, và họ không đồng ý với hiến pháp của Niger”.

Ngoại trưởng Blinken, trong cuộc trao đổi với BBC hôm 8/8, nhấn mạnh thêm rằng tình hình bất ổn tại Niger và khu vực Tây Phi là “sự lặp lại của những gì đã xảy ra trong những quốc gia khác, nơi mà họ [Tập đoàn Wagner] trên đường đi của mình đã không đem đến cái gì khác ngoài những điều tội tệ”.

Những bình luận của ông Blinken và trước đó là cảnh báo của bà Nuland đến sau khi có nhiều hãng tin quốc tế loan báo về việc các lãnh đạo chính quyền quân sự Niger đang thảo luận với Tập đoàn Wagner để nhờ giúp đỡ trong bối cảnh họ bị khối các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đe dọa can thiệp quân sự nếu không phục chức cho Tổng thổng Mohamed Bazoum vừa mới bị lật đổ.

Theo CFR, Tập đoàn Wagner hiện đang có sự hiện diện rộng khắp tại châu Phi và giúp nhiều chính phủ nơi đây về an ninh, chống khủng bố và huấn luyện quân sự.

CFR cho biết Tập đoàn Wagner đang hoạt động tích cực tại Cộng hòa Trung Phi, Libya, Mali và Sudan. Tất cả các nước này đều có mối quan hệ hời hợt với phương Tây vì di sản thuộc địa và các khác biệt cố hữu về chính trị.

Theo RT, Thủ lĩnh Wagner Evgeny Prigozhin khi trao đổi với báo giới qua điện thoại hôm thứ Ba (8/8) đã được hỏi về chuyến thăm Niger của bà Nuland và lời khuyên của bà với chính phủ mới là đừng ký bất kỳ thỏa thuận nào với Wagner, ông đáp rằng: “Tôi tự hào về những chàng trai của Wagner. Chỉ nghĩ về họ thôi cũng làm cho ISIS và Al Qaeda chỉ là những cậu bé nhỏ nhoi, dễ bảo, nịnh nọt. Và Mỹ đã công nhận chính phủ mà mới hôm qua họ còn chưa công nhận chỉ để tránh đối mặt với Tập đoàn Wagner trong đất nước [Niger] này”.

Điều này mang đến miền vui, Mrs. Nuland”, ông Prigozhin nói giọng châm biếm.

Trước đó, Thủ lĩnh Wagner Prigozhin đã công khai ủng hộ cuộc đảo chính quân sự tại Niger. Ông đã đỗ lỗi tình hình bất ổn hiện nay ở Niger cho di sản của chủ nghĩa thực dân và cáo buộc rằng các quốc gia phương Tây đang tài trợ các nhóm khủng bộ tại Niger.

Niger từng là thuộc địa của Pháp và trước cuộc nổi dậy chớp nhoáng vào cuối tháng Bảy, đây là một trong những nền dân chủ hiếm hoi tại Tây Phi.

Theo ngoại giới quan sát, chính quyền quân sự và người dân Niger đang có xu hướng muốn gắn kết với Nga hơn là phương Tây. Các cuộc biểu tình ủng hộ đảo chính tại Niger thường xuyên xuất hiện cảnh người dân vẫy cờ Nga. Chính quyền quân sự Niger cũng đã tuyên bố hủy bỏ tất cả các hiệp ước quân sự với Pháp cho dùng Paris vẫn đang đồn trú khoảng 1.500 binh lính tại Niger.

Về phía Nga, họ đã chính thức lên tiếng phản đối bất kỳ hành vi can thiệp bên ngoài nào vào tình hình ở Niger. Moscow cho rằng can thiệp từ bên ngoài gần như chắc chắn sẽ không thay đổi tình hình theo hướng tốt hơn. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bày tỏ hy vọng rằng Niger sẽ sớm quay lại “tình trạng bình thường hợp hiến”.

Hải Đăng