Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu tuần trước đã miễn trừ một cuộc bỏ phiếu và chỉ đơn giản tái chỉ định Tổng thư ký Antonio Guterres làm thêm một nhiệm kỳ 5 năm.

shutterstock 10912343391
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đến dự cuộc họp tại Hội đồng Liên minh châu Âu tại Brussels, Vương Quốc Bỉ vào ngày 15/5/2018. (Ảnh: Alexandros Michailidis/ShutterStock)

Trong phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc diễn ra tại trụ sở ở New York hôm 18/6, ông Antonio Guterres là ứng viên duy nhất cho chức tổng thư ký sau khi 7 ứng viên khác tuyên bố rút lui và bày tỏ ủng hộ lãnh đạo đương nhiệm. Sau đó, Đại hội đồng đã bỏ qua phiên bỏ phiếu và chỉ định ông Guterres làm tổng thư ký thêm một nhiệm kỳ 5 năm.

Ngay sau khi được tái bổ nhiệm, ông Guterres đã tuyên thệ nhậm chức và kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc “phải làm mọi thứ chúng ta có thể để vượt qua sự chia rẽ địa chiến lược và các mối quan hệ quyền lực không vận hành tốt hiện tại”.

Có quá nhiều thứ bất cân xứng và nghịch lý. Chúng cần phải được giải quyết trực diện”, ông Guterres nói.

Ông Guterres năm nay đã 72 tuổi và có thể nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha – 3 trong số 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc.

Ông Guterres làm Thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 đến năm 2002 và sau đó trở thành lãnh đạo Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn.

Ông Guterres được Đại hội đồng bầu làm tổng thư ký Liên Hiệp Quốc từ năm 2017.

Chính trị gia người Bồ Đào Nha là một người theo chủ nghĩa toàn cầu và trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, ông luôn theo đuổi việc định hình lại thế giới nhằm đáp ứng các thách thức mới, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu.

Theo Breitbart News, tháng Mười Hai năm ngoái, ông Guterres đã tuyên bố các công ty trên toàn thế giới phải điều chỉnh lại mô hình kinh doanh vì một nền kinh tế xanh, ưu tiên đầu tư vào ngành phi carbon và tuân thủ các kế hoạch phục hồi kinh tế bền vững.

Ông Guterres yêu cầu các quốc gia trên thế giới làm các việc sau:

• Đặt ra giá carbon
• Giảm dần đổ tiền vào nhiên liệu hóa thạch và chấm dứt trợ cấp cho ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch
• Chuyển đổi gánh nặng thuế từ thuế thu nhập sang thuế carbon, và từ người nộp thuế sang người gây ô nhiễm môi trường
• Tích hợp mục tiêu carbon bằng 0 vào tất cả các chính sách và quyết định kinh tế và tài khóa
• Giúp đỡ những người trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng nếu thế giới không làm theo những đề xuất nêu trên, chúng ta sẽ sớm sụp đổ.

Ông Guterres tin rằng thế giới cần phải có “cấp độ quản trị đa phương bao quát chung”, trong đó có thể gạt bỏ “những lợi ích quốc gia” mơ hồ mà ông cho rằng chúng đang làm xói mòn các công cụ điều hành hiện tại của Liên Hiệp Quốc, chẳng hạn như Hội đồng Bảo an.

Tại lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái, ông Guterres đã nói rằng cần phải “định hình lại cách các quốc gia hợp tác với nhau”.

Chúng ta cần chủ nghĩa đa phương mang tính kết nối, tập hợp hệ thống Liên Hiệp Quốc, các tổ chức khu vực, các thể chế tài chính quốc tế và các thực thể đa phương khác. Và Chúng ta cần đa phương hóa mang tính hòa nhập, thu hút sự đóng góp không thể thiếu của xã hội dân sự, doanh nghiệp, thành phố, khu vực, đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến tiếng nói của thanh niên”, ông Guterres cho biết thêm.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố rằng trong thế kỷ 21, các chính phủ quốc gia không còn chỉ là một thực thể chính trị và quyền lực. Ông nhấn mạnh Liên Hiệp Quốc cần phải đảm đương vai trò toàn cầu chung bởi vì “chúng ta cần một tổ chức đa phương hiệu quả có thể vận hành như một công cụ quản trị toàn cầu khi cần thiết”.

Đức Thiện (Theo Breitbart News)

Xem thêm: