Tháng 11 năm nay, FIFA World Cup sẽ được tổ chức tại Qatar. Sau khiếu nại từ các quan chức Đài Loan, ban tổ chức World Cup đã quyết định cập nhật ứng dụng để đưa tùy chọn “Đài Loan” vào cột quốc tịch.

Embed from Getty Images

World Cup đã cập nhật ứng dụng Thẻ Hayya, thêm tùy chọn “Đài Loan” trong cột quốc tịch, người hâm mộ Đài Loan không cần đăng ký với “quốc tịch Trung Quốc”. Hình ảnh quốc kỳ Đài Loan. (Ảnh: Marvin Recinos / AFP qua Getty Images)

Tuần này, Qatar đã ra mắt ứng dụng Thẻ Hayya, ứng dụng này vừa là thị thực nhập cảnh, vừa là thẻ căn cước để tham gia World Cup. Tuy nhiên ở phiên bản ban đầu không có tùy chọn đăng ký cho cổ động viên Đài Loan. Người Đài Loan nếu muốn xem trận đấu, sẽ phải vào sân với “quốc tịch Trung Quốc”.

Tính đến thứ Tư (15/6), Đài Loan vẫn được liệt kê là “Đài Loan, tỉnh của Trung Quốc” trong danh sách quốc tịch thả xuống.

id13760623 6eb0863c91d6b370fef725deae79746a 600x400 1
Ứng dụng Thẻ Hayya do Qatar phát hành có thể được sử dụng làm thị thực nhập cảnh và làm thẻ căn cước để vào xem Giải vô địch bóng đá thế giới. Sau khi các quan chức Đài Loan phản hồi, tùy chọn “Đài Loan” đã được liệt kê riêng trong cột quốc tịch và người hâm mộ Đài Loan không cần đăng ký với “quốc tịch Trung Quốc”. (Ảnh cắt từ trang web Hayya)

Trong một tuyên bố với Bloomberg, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, bà Âu Giang An (Joanne Ou) đã lên án việc xác định công dân Đài Loan là công dân Trung Quốc. Bà cho biết Bộ đã yêu cầu các nhà tổ chức giải quyết vấn đề ngay lập tức, nhằm “tôn trọng quyền và phẩm giá của những người hâm mộ Đài Loan có kế hoạch đến xem trận đấu.”

Bà nói: “Động thái thiếu thiện cảm như vậy của ban tổ chức đối với Đài Loan không chỉ làm lệch trọng tâm của cuộc thi, mà còn vấp phải sự phán xét và chỉ trích của quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của các cuộc thi quốc tế.”

Thủ tục Thẻ Hayya đã lôi kéo các nhà tổ chức World Cup vào một trong những tranh chấp địa chính trị nhạy cảm nhất thế giới. Mặc dù Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, nhưng trong lịch sử, chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa từng cai trị hòn đảo dân chủ này, hầu hết người dân Đài Loan đều không muốn tiếp nhận sự cai trị chuyên quyền của chế độ ĐCSTQ.

Đài Loan cho biết họ là một quốc gia độc lập trên thực tế và mong được quốc tế công nhận.

Trung Quốc và Đài Loan đều là thành viên độc lập của FIFA. Hầu hết Đài Loan tham gia các giải đấu quốc tế với tên gọi “Đài Bắc Trung Hoa” theo Thỏa thuận Lausanne năm 1981.

Không đội nào vượt qua vòng loại World Cup năm nay.

Tranh cãi về cột quốc tịch của World Cup không phải là sự cố duy nhất trong tuần này về vai trò quốc tế của Đài Loan.

Ngày 12/6, ông Sergey Kiriyenko, Phó Giám đốc thứ nhất của Văn phòng Tổng thống Nga, đã viết bài đăng trên truyền thông Nga, đề cập rằng “Đài Loan của Trung Quốc” không phải là một cách gọi có thể được sử dụng để thương lượng, qua đó nhấn mạnh rằng cuộc chiến Ukraine-Nga là một tái chiếm lãnh thổ vốn có của “Nga”.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Đài Loan đã nghiêm khắc phản đối vào ngày 14/6, nói rằng tuyên bố sai sự thật của Nga coi thường sự thật, xúc phạm chủ quyền quốc gia của “Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan” .

Bà Âu Giang An nói rằng Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) không phụ thuộc lẫn nhau. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ cai trị Đài Loan. Chỉ có chính phủ do người dân Đài Loan tự do bầu ra mới có thể đại diện cho người dân Đài Loan trên trường quốc tế.

Bà cho rằng việc Bắc Kinh tiếp tục tung ra quốc tế tuyên bố hư cấu rằng “Đài Loan thuộc về Trung Quốc” và uy hiếp Đài Loan bằng vũ lực, không chỉ khiến người dân Đài Loan căm phẫn, mà còn khiến các nước dân chủ có tư tưởng tương tự như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu cảnh giác về mối đe dọa của Bắc Kinh về về bình trong khu vực, thậm chí trên toàn cầu.

Tối ngày 15/6, hệ thống bắt đầu nêu tên hòn đảo một cách ngắn gọn là “Đài Loan”, đi cùng là lá cờ Đài Loan.

Bà Âu Giang An nói với các phóng viên rằng đây là một “diễn biến tích cực”, và bày tỏ sự trân trọng về phản ứng nhanh chóng của ban tổ chức.“Chúng tôi xin cảm ơn và ghi nhận thiện chí này”, bà Âu nói thêm.

Ban tổ chức World Cup Qatar đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Bloomberg về vụ việc trên.

Bình Minh (t/h)