Trung Quốc cải cách mở cửa 40 năm, ông Tập Cận Bình lại trở lại đường lối tả khuynh thời Mao Trạch Đông. Tại Mỹ, sau cuộc tổng tuyển cử, phe cánh tả lại một lần nữa kiểm soát nước Mỹ, “đúng đắn chính trị” nhất thời thịnh hành tại Mỹ, dường như hai chính thể lớn phương Đông và phương Tây đều đang nhanh chóng đi sang hướng tả. Dưới đây là những nhận định của nhà tư bản công nghiệp Hồng Kông Viên Cung Di và chuyên gia hiến pháp Chu Phong. 

unnamed
Joe Biden và Tập Cận Bình (Ảnh: china-embassy.org)

Nếu không có cơ chế ngăn chặn, thế giới đều sẽ chuyển hướng tả

Hồng Kông xây dựng 180 năm qua, lần này gặp phải làn sóng di dân lớn nhất, ông Viên Cung Di nói rằng không thể đổ toàn bộ trách nhiệm cho ông Tập Cận Bình, “Đặng Tiểu Bình sợ ‘tả’ nhất, nhưng không có cơ chế nào ngăn chặn sự xuất hiện của ‘tả’”, “cho nên hôm nay không có Tập Cận Bình thì vẫn sẽ có những người khác đi theo đường lối ‘tả’”, nói đơn giản là chính quyền kiểm soát mọi thứ của người dân, bao gồm tư tưởng, tự do và tài sản. 

Ông Viên Cung Di chỉ ra, đó là do nếu không có cơ chế ngăn chặn “tả khuynh”, vậy thì thế giới sẽ không thể tránh khỏi chuyển hướng tả, không có Tập Cận Bình này, sẽ có Tập Cận Bình khác, không ngăn chặn Trung Quốc thì nước Mỹ cũng [hướng tả] như thế. “Toàn bộ Đảng Dân chủ đều đang làm Cách mạng Văn hóa, rất giống với Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc năm xưa”, khẩu hiệu của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản rất rõ ràng mới mẻ, “không có nhà tư bản và quyền quý”, nhưng thực tế lại là bức hại người dân, bởi vì xuất hiện nhà tư bản mới và quyền quý mới: chủ nghĩa tư bản ở tầng diện quốc gia. 

Ủy ban Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ là một sai lầm

Ông tiếp tục chỉ ra, ĐCSTQ có cơ quan gọi là “Ủy ban Chính trị Pháp luật”, nhưng “chính trị” và “pháp luật” là không dung hợp với nhau. Vậy thì cần nghiên cứu thảo luận nguồn gốc của pháp luật? “Chiếu theo chế độ của Mỹ, lập pháp là do Quốc hội chấp hành, Quốc hội do nghị viên tổ hợp thành, nghị viên là do người dân bầu chọn ra, tức cuối cùng là do người dân làm chủ”. Còn “cơ quan tư pháp bao gồm tòa án và thẩm phán, thẩm phán là do tổng thống bổ nhiệm, tổng thống cũng là dân bầu ra”, cho nên pháp luật cũng là đến từ dân.

Ông cười và nói rằng không hiểu “Ủy ban Chính trị Pháp luật” của ĐCSTQ đến từ đâu? “Chính trị ” và “Pháp luật” là hai hệ thống khác nhau, luật pháp bao trùm chính trị, “nếu chính trị và luật pháp hợp nhất, vậy thì luật pháp sẽ mất tính độc lập”, “luật pháp có chính trị không phải là luật pháp”. 

Chu Vĩnh Khang từng là Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật, bị coi là tội nhân số một làm loạn tư pháp Trung Quốc. Ông Viên Cung Di cho rằng hệ thống Ủy ban Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ là một sai lầm. 

Mục đích ban đầu của pháp luật là ràng buộc chính quyền

Ông Chu Phong cho rằng Trung Quốc là dựa vào “nhân trị” (con người cai trị) chứ không phải là “pháp trị”, cho nên các biểu hiện xuất hiện đều mang tính tất nhiên của nó, còn từ góc độ khởi nguồn của luật pháp mà nói, trước tiên là có chính trị sau mới có pháp luật. Luật pháp ban đầu của nước Mỹ là dùng để ràng buộc chính thể, hạn chế quyền lực công, sau mới đến bình dân, “tức pháp luật trước rồi mới đến chính trị, sau khi có pháp luật rồi, thì mới khiến chính trị càng minh bạch, càng vận hành một cách lành mạnh”; còn Trung Quốc thì khác, luật pháp của ĐCSTQ là dùng để ràng buộc nhân dân, chứ không phải là bản thân chính quyền.

Ông Viên Cung Di cho biết, tại quốc gia hiến chính dân chủ, người dân là chủ nhân, tinh anh (người thống trị) là nô bộc; ở quốc gia cộng sản thì ngược lại. Ông Tập Cận Bình đã nắm trong tay pháp trị, lại thao túng luật pháp, luật pháp như thế này chỉ có thể trở thành công cụ thống trị, mất đi chức năng ràng buộc chính quyền. 

ĐCSTQ nhấn mạnh nhất hai chữ “nhân dân”

Ông Chu Phong nói rằng “hiến chính dân chủ” ở Mỹ là căn cứ vào hiến pháp để đạt được dân chủ, khi chế định hiến pháp, đã thêm vào nguyên tố dân chủ, tính hợp pháp của việc chấp chính của chính quyền là đến từ người dân. Ở Trung Quốc, ĐCSTQ tự xưng là đại diện cho nhân dân toàn quốc, “ĐCSTQ là phần tử tiên tiến của nhân dân”, do đó nó có toàn quyền phụ trách, còn “về hình thức” thì ĐCSTQ gần với chính quyền của nhân dân nhất. Ở Trung Quốc đi đâu cũng có thể thấy hai chữ “nhân dân”, ví dụ “công viên nhân dân”, “con đường nhân dân”, “ngân hàng nhân dân”, Đại lễ đường nhân dân”, Đại hội đại biểu nhân dân”, “Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, v.v. nhưng những thứ này thực ra đều là hư danh. 

Tháng 11 năm ngoái, các nghị viên phe dân chủ của Hội đồng lập pháp Hồng Kông đồng loạt từ chức, hiện giờ trong hội đồng này chỉ còn một tiếng nói, tức tiếng nói từ phe kiến chế thân Cộng. Ngày 5/2, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại cuộc họp của Hội đồng lập pháp, đã khen ngợi đó là cuộc họp không có tiếng nói phản đối. Bà nói rằng “Đây là cơ quan lập pháp mà người Hồng Kông chúng ta cần trân quý”. Ông Chu Phong chỉ ra, “ĐCSTQ đã thanh lý triệt để phe dân chủ trong Hội đồng lập pháp, không có phe dân chủ, thì cuộc họp chỉ có 1 tiếng nói, bảo giơ tay thì giơ tay,  ĐCSTQ chính là muốn làm thế này. 

Ông tiếp tục chỉ ra, “Hồng Kông đã diệt vong”, do đó người dân liên tiếp rời khỏi đó; “Tuyên bố chung Trung – Anh” trao cho người Hồng Kông 20 quyền lực, nhưng đã bị ĐCSTQ tước đoạt toàn bộ, “ngay cả quyền di chuyển của người Hồng Kông cũng bị đe dọa”. ĐCSTQ thực thi thống trị chuyên chế đối với Hồng Kông, tiêu diệt hết tất cả tiếng nói phản đối, họ muốn bắt hết tất cả các nhân sĩ dân chủ mà không ngần ngại bị quốc tế lên án. 

Ông Chu Phong cho biết, ĐCSTQ từ trước đến giờ đều dùng các thủ đoạn, chơi trò chơi tiêu chuẩn kép, “Tôi quản anh thì được, anh quản tôi thì chính là can thiệp công việc nội bộ của tôi!”, “Người dân Trung Quốc tuyệt đối không bằng lòng [điều này]!” 

Ngay cả ông Pompeo từng chỉ ra, cần phân tách ĐCSTQ và Trung Quốc, ĐCSTQ không đại diện cho người Trung Quốc, ĐCSTQ đã sợ hãi nên kiên trì trói buộc nó cùng người Trung Quốc. Còn tân Ngoại trưởng của ông Biden là ông Blinken lại không nhấn mạnh quan điểm “ĐCSTQ không phải là Trung Quốc”. Do đó, ông Viên Cung Di lo lắng, ĐCSTQ sẽ lợi dụng điều đó, “cho phép ĐCSTQ đại diện người Trung Quốc, điều này là rắc rối, ĐCSTQ hở một chút là lấy nhân dân làm lá chắn”.

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: