Các quan chức Trung Quốc coi “tiền tệ kỹ thuật số” như một bức tường thành chống lại các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây qua các cuộc khủng hoảng, theo một giám đốc gián điệp người Anh.

Embed from Getty Images

“Không còn nghi ngờ gì nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang học được những bài học từ cuộc xung đột đó,” Giám đốc GCHQ Jeremy Fleming nhận xét trong một bài giảng về an ninh tại Viện nghiên cứu quân chủng liên hợp Hoàng gia.

GCHQ (Government Communications Headquarters) là một tổ chức an ninh chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo cho chính phủ Anh và các lực lượng vũ trang của họ, cũng là một trong những cơ quan tình báo điện tử hàng đầu thế giới.

Các quan chức phương Tây hy vọng cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine sẽ không thúc đẩy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động cuộc chiến nhằm vào Đài Loan, một quốc đảo dân chủ có tầm quan trọng chiến lược đối với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông Fleming nhấn mạnh, Bắc Kinh đang theo đuổi các khả năng công nghệ cao nhằm duy trì sự kiểm soát đối với người dân Trung Quốc, cũng như vô hiệu hóa các lợi thế kinh tế và quân sự của phương Tây.

“Việc kiểm soát [người dân] cũng là một động lực chính cho Bắc Kinh khi họ tìm cách xây dựng một loại tiền kỹ thuật số tập trung,” ông nhận định hôm 11/10. “Trong tương lai, nó cũng có thể cho phép Trung Quốc né tránh một phần các loại trừng phạt quốc tế hiện đang được áp dụng đối với chế độ của Putin ở Nga. Không nghi ngờ gì nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang học được các bài học từ cuộc xung đột đó.”

Sự đổi mới về tiền tệ như vậy có thể bổ sung cho bộ công nghệ mà theo ông góc nhìn của Fleming, đã phản ánh mong muốn của Trung Quốc trong việc xác lập vị trí đặc quyền trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời củng cố khả năng giám sát và quân sự của nước này. Ông chỉ ra, các vệ tinh Beidou, “đối thủ thay thế cho mạng lưới GPS được thiết lập” của Trung Quốc, có thể như một tài sản tiềm năng cho sự kiểm soát của chính quyền cộng sản cả nước ngoài và trong nước.

Giám đốc GCHQ nói thêm: “ĐCSTQ đã sử dụng mọi đòn bẩy để buộc các công dân và doanh nghiệp Trung Quốc áp dụng nó – và khiến nó trở thành hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đến hơn 120 quốc gia trên thế giới. Nếu nhìn nhận theo động cơ mà tôi mô tả, quý vị có thể thấy đó là một phần của chiến lược phối hợp. Nhiều người tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống chống lại vệ tinh mạnh mẽ, với giả thuyết từ chối các quốc gia khác tiếp cận không gian trong trường hợp xảy ra xung đột. Điều lo ngại là công nghệ này có thể được sử dụng để theo dõi các cá nhân.”

Diễn biến của cuộc chiến Nga – Ukraine đã trở thành chủ đề được thảo luận sôi nổi trong những tháng gần đây. Chẳng hạn, Nhật Bản lo ngại sự thành công của Nga sẽ là động lực để Trung Quốc hoặc Triều Tiên lên kế hoạch chi tiết về cách xâm lược quốc gia láng giềng vốn không được trang bị vũ khí hạt nhân, qua việc sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự can thiệp của Hoa Kỳ. 

Các cuộc tranh luận còn cấp bách hơn sau khi Trung Quốc không ngừng tiến hành các cuộc tập trận xung quanh Đài Loan nhằm đáp trả chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới Đài Bắc.

Mới đây, trong bài phát biểu kỷ niệm ngày Quốc Khánh Đài Loan, Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố: “Tôi muốn khẳng định rõ ràng với chính quyền Bắc Kinh rằng đối đầu vũ trang hoàn toàn không phải là một lựa chọn cho hai bên. Chỉ có tôn trọng cam kết của người dân Đài Loan về chủ quyền, dân chủ và tự do của chúng tôi mới có thể có nền móng để nối lại sự tương tác mang tính xây dựng giữa hai bên eo biển Đài Loan.”

Ông Fleming ca ngợi khả năng phục hồi của Ukraine trước sự xâm lược của Nga như một minh chứng phần nào cho thấy tính hiệu quả của “công nghệ mạng và thiết bị tiên tiến” của phương Tây. Nhưng ông cũng bày tỏ quan ngại về khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Ông giải thích: “Khi nói đến công nghệ, các hành động có động cơ chính trị của nhà nước Trung Quốc là một vấn đề ngày càng cấp bách mà chúng ta phải thừa nhận và giải quyết. Đó là bởi vì họ đang thay đổi định nghĩa về an ninh quốc gia thành một khái niệm rộng hơn nhiều. Công nghệ không chỉ trở thành một lĩnh vực cho cơ hội, cho cạnh tranh và cho sự hợp tác – nó trở thành một chiến trường để kiểm soát, định giá trị và gây ảnh hưởng.”

Minh Ngọc (Theo Washingtonexaminer)