Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau tại Washington trong tuần này để thảo luận về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và duy trì các đường dây liên lạc mở giữa hai quốc gia.

shutterstock 1533051599
Vũ khí hạt nhân (Ảnh: garmoncheg/ Shutterstock)

Phái đoàn do Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mallory Stewart dẫn đầu đã gặp Tổng Giám đốc Kiểm soát Vũ khí Trung Quốc Tôn Hiểu Ba vào ngày 6 tháng 11.

Phái đoàn Hoa Kỳ bao gồm các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Năng lượng và Hội đồng An ninh Quốc gia.

Cuộc họp diễn ra sau một báo cáo tháng Mười của Bộ Quốc phòng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện sở hữu hơn 500 vũ khí hạt nhân, đạt được mục tiêu nhanh hơn hai năm mà các quan chức quân đội Mỹ trước đây dự đoán. 

Bộ Quốc phòng từng ước tính trong một báo cáo rằng Trung Quốc có thể có được 1.000 đầu đạn vào năm 2030.

Phía Mỹ đã sử dụng các cuộc đàm phán để nhấn mạnh tính minh bạch và các cam kết thực tế nhằm giảm thiểu rủi ro chiến lược liên quan đến vũ khí hạt nhân. Điều quan trọng là “quản lý có trách nhiệm”“ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang không bị giới hạn” mà không xung đột trực tiếp.

Sự kiện này là cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí Mỹ-Trung đầu tiên sau hơn 4 năm.

Giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc vẫn tỏ ra dè dặt về kho vũ khí hạt nhân của mình và từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán không phổ biến vũ khí hạt nhân và ổn định chiến lược với chính quyền Biden.

Chế độ Trung Quốc thường xuyên yêu cầu Hoa Kỳ phải loại bỏ phần lớn kho vũ khí hạt nhân của mình trước khi yêu cầu Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí.

Cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ, China Daily đã đăng một bài xã luận ngay sau cuộc họp nói rằng vũ khí hạt nhân của chế độ này “hoàn toàn nhằm mục đích phòng thủ”.

Tuy nhiên, nỗ lực thúc đẩy chế tạo thêm vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ đã gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế.

Đầu năm nay, người đứng đầu NATO, ông Jens Stoltenberg cho biết Trung Quốc đang “phát triển kho vũ khí hạt nhân mà không có bất kỳ sự minh bạch nào về khả năng của nó”.

Ông Stoltenberg cho biết: “Chúng ta nên đẩy lùi những nỗ lực có nguy cơ làm suy yếu khuôn khổ không phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm hiệp ước cung cấp vũ khí hạt nhân”.

Ông nói thêm rằng Trung Quốc là một phần trong phong trào các quốc gia độc tài, gồm Nga, Iran và Triều Tiên – những quốc gia đang tìm cách gây bất ổn cho cộng đồng quốc tế thông qua phổ biến vũ khí hạt nhân.

Anh Nguyễn