Ngày 14/3, Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ Kenneth Wilsbach cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên rút bài học từ cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, theo đó hành động xâm phạm Đài Loan có thể bị cộng đồng quốc tế tẩy chay và qua đó tạo thành “NATO phiên bản Thái Bình Dương” mà Bắc Kinh lo ngại nhất. 

p3054211a484125091
Duyệt binh của Hải quân 5 nước (Nguồn: PH3 ALTA I. CUTLER/Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ).

Ông Wilsbach nói với VOA: “Thế giới đã cho thấy thế lực cường quyền có thể tiến gần nhau thế nào khi có một bên tấn công vô cớ vào láng giềng.”

Nhưng ông nhắc nhở Bắc Kinh hãy xem NATO hành động đoàn kết như thế nào. Dù Mỹ chưa thành lập một tổ chức giống NATO ở Thái Bình Dương, nhưng nếu có một cuộc tấn công vô cớ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thì các nước trong khu vực sẽ đoàn kết lại, sẽ hình thành tổ chức giống NATO để ứng phó, hy vọng rằng Bắc Kinh nhận ra điều này.

Ông Wilsbach cũng cảnh báo ĐCSTQ cần cân nhắc trước những trở ngại mà Nga gặp phải trong cuộc xâm lược Ukraine. Cần biết địa hình của Đài Loan sẽ khiến những hành động xâm lược khó đạt được mục tiêu, hy vọng Bắc Kinh sẽ lưu ý đến thiệt hại to lớn về kinh tế và con người mà Nga đã phải gánh chịu trong cuộc chiến xâm lược Ukraine.

air force lt gen kenneth wilsbach alaskan command 8a1066 1600
Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ Kenneth Wilsbach (Nguồn: Trung sĩ David Bedard/ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ)

Ông nhấn mạnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ để mắt tới Trung Quốc và Triều Tiên để tránh việc họ hành động nhân lúc cuộc chiến ở châu Âu diễn ra.

Ngoài ra, sức mạnh của quân đội ĐCSTQ không thể tương xứng quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ tập trận với quân đội Nhật Bản và Úc mỗi ngày, sử dụng các thiết bị cùng nhau, trong trường hợp khẩn cấp Mỹ có thể sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của đồng minh. Những khả năng hoạt động chung này không có sẵn đối với Trung Quốc và Nga.

id13280981 Capture1 600x398 1
(Nguồn: Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản)

Vào tuần trước, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ là Thượng nghị sĩ John Aquilino cũng cho biết tại phiên điều trần của Ủy ban quân sự Thượng viện, rằng Mỹ luôn bám sát động thái của ĐCSTQ trong cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine.

Tờ Financial Times mới đây đưa tin, Nga đã đề nghị ĐCSTQ hỗ trợ quân sự cho cuộc chiến xâm lược Ukraine, tuy ĐCSTQ phủ nhận nhưng Nhà Trắng vẫn cảnh giác và cảnh báo rằng ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu hỗ trợ Nga.

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vẫn là khu vực quan trọng nhất của Mỹ

Cho dù cuộc chiến Nga-Ukraine đang là tâm điểm thế giới thì Mỹ vẫn coi Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực chiến sự quan trọng nhất, cho nên gần đây đã cử các quan chức cấp cao đến thăm châu Á. Các quan chức Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh Mỹ cần tăng cường quan hệ quốc phòng với các đồng minh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, rút ​​ra bài học từ cuộc chiến Ukraine và giúp Đài Loan nâng cao khả năng tự vệ. Từ ngày 11 – 12/3, các quan chức Mỹ gồm Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Ely Ratner và Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đã đến thăm Tokyo để tổ chức cuộc họp Nhóm An ninh Ủy ban Tham vấn An ninh Mỹ-Nhật 2 + 2 để thảo luận hiện đại hóa liên minh Mỹ – Nhật và tăng cường khả năng chung.

Ngày 11/3, Nhà Trắng tuyên bố tuần này Mỹ và Anh tổ chức các cuộc tham vấn cấp cao về vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hai bên quyết tâm mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác liên minh khu vực này trước thách thức mang tính hệ thống của ĐCSTQ. Vào ngày 9/3, ông Ratner đã nhấn mạnh tại phiên điều trần của Ủy ban quân sự Hạ viện rằng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vẫn là chiến trường chính của Mỹ và những thách thức của ĐCSTQ đối với Đài Loan là vấn đề nghiêm trọng cấp bách.  

Cùng ngày, Giám đốc tình báo quốc gia Úc là Andrew Shearer cũng đưa ra cảnh báo rằng ĐCSTQ đang muốn thống trị Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để làm căn cứ thay thế Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới. Còn trợ lý Ratner của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thì nói rằng Mỹ đang tối ưu hóa các lực lượng quân sự như lực lượng liên quân để đảm bảo có thể tấn công kẻ thù trong một phạm vi nhất định.

Chuyên gia: Đừng đánh giá thấp khả năng xảy ra chiến tranh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Tương tự quan điểm của Putin chống lại sự mở rộng về phía đông của NATO, tại hai phiên họp tuần này, Ngoại trưởng Vương Nghị của ĐCSTQ cáo buộc Mỹ rằng “chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ thực chất là nỗ lực nhằm tạo ra “phiên bản NATO Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.

Bà Hayley Channer, thành viên cấp cao về chính sách quốc phòng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Trung tâm Perth USAsia (tổ chức tư vấn của Úc), nói với VOA rằng bài học chính mà Mỹ và các đồng minh học được từ cuộc chiến Ukraine là chuẩn bị cho sự bùng nổ của chiến tranh quy ước (chiến tranh thông thường). Bà chỉ ra rằng thách thức lớn nhất của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là chi phí thực hiện cao, công chúng và Chính phủ Mỹ sẽ khó sử dụng nguồn lực để phù hợp với tham vọng của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bà trích dẫn việc Mỹ, Úc và Nhật Bản khởi động Đối tác Ba bên về Đầu tư Cơ sở hạ tầng (Trilateral Partnership for Infrastructure Investment) để đối trọng với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của ĐCSTQ, nhưng quá trình này diễn ra chậm vì cơ sở hạ tầng quan trọng có thể tiêu tốn hàng tỷ USD và rất khó để thuyết phục khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển tham gia.

Liên minh Trung – Nga có thể gây nguy hiểm cho an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Đài VOA Mỹ đưa tin, sau cuộc gặp trực tiếp giữa Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan và Giám đốc Văn phòng Đối ngoại Trung ương ĐCSTQ Dương Khiết Trì tại Rome ngày 14/3, các quan chức Mỹ xác định rằng Bắc Kinh đã quyết định cung cấp hỗ trợ cho Nga, họ bắt đầu thấy bi quan về khả năng thay đổi lập trường thân Nga của Bắc Kinh.

Trong bài phát biểu của mình vào ngày 9/3, Giám đốc Tình báo Quốc gia Úc Shearer ngoài việc chỉ ra những nỗ lực của ĐCSTQ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, còn mô tả quan hệ Trung-Nga là “chiến lược mới đáng lo ngại” đe dọa trật tự dân chủ tự do.

Về vấn đề này, chuyên gia Hayley Channer cho rằng trình độ kinh tế của Trung Quốc và Nga cách khá xa nhau, còn trọng tâm chiến lược của Nga là ở châu Âu chứ không phải Ấn Độ – Thái Bình Dương, và không gian hợp tác giữa hai nước là hạn chế: “Sự hợp tác duy nhất có thể giữa Trung Quốc và Nga là đồng thời gây áp lực lên Mỹ và các đồng minh, tạo ra một loại rắc rối kép. Trong trường hợp đó, bây giờ có vẻ là thời điểm tốt để chiếm lấy Đài Loan. Nhưng hy vọng bài học của cuộc chiến Ukraine sẽ không khuyến khích ĐCSTQ làm như vậy”.

Tuy nhiên Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ là John C. Aquilino đã chỉ ra tại một cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ vào ngày 9/3, rằng nếu Trung Quốc và Nga nâng cấp từ quan hệ lợi ích (marriage of convenience) hiện nay thành liên minh hiệp ước (treaty alliance) thì sẽ gây rất nhiều khó khăn.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ratner tin rằng trong ngắn hạn, Trung Quốc và Nga sẽ không thành lập một liên minh hiệp ước, nhưng Bắc Kinh đã âm thầm ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và kiểm duyệt những luận điệu chống Nga ở Trung Quốc. Sẽ hết sức lo ngại nếu Trung Quốc giúp Nga thoát các lệnh trừng phạt quốc tế và hỗ trợ kinh tế hoặc quân sự cho Nga.

Vào tháng Ba năm ngoái, cựu Đô đốc Hải quân Mỹ Philip Davidson đã dự đoán rằng trong vòng 6 năm Trung Quốc sẽ xâm lược Đài Loan. Chuyên gia Hayley Channer của Trung tâm Perth USAsia nhận định vẫn còn phải xem liệu cuộc chiến Ukraine sẽ kiềm chế hay kích thích ĐCSTQ tấn công Đài Loan. Giờ đây, Mỹ và các đồng minh nên cung cấp cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương những lựa chọn thay thế hấp dẫn hơn mô hình ĐCSTQ để giành chiến thắng trong cuộc chiến gây tầm ảnh hưởng.