Gần đây, một đoạn video Chủ tịch Baidu “Lý Ngạn Hoành (Robin Li) nói về lý do Google thất bại” được lan truyền trên Internet, đã tạo ra nhiều cuộc thảo luận của cư dân mạng.

ly ngan hung baidu
Ông Lý Ngạn Hoành (phải) Chủ tịch Baidu (Ảnh chụp màn hình video)

Baidu đã rất vui mừng sau khi Google rời Trung Quốc. Nhưng hiện tại giá trị thị trường của Google là 1.890 tỷ, trong khi giá trị thị trường của Baidu chỉ là 36,9 tỷ, sự khác biệt giữa Baidu và Google ít nhất là 50 lần.

Lý Ngạn Hoành nói về nguyên nhân thất bại của Google tại Trung Quốc 

Một đoạn video được đăng tải trực tuyến ngày 29/3 cho thấy tại Diễn đàn tài chính châu Á (AFF), ông Lý Ngạn Hoành, người sáng lập, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hiện tại của Baidu và ông Trần Khởi Tông (Chichung Chan), chủ tịch Công ty TNHH Bất động sản Hang Lung, đã nói về những công ty Internet nước ngoài như như Google, với ý chế giễu rằng vì sao họ cuối cùng lại thất bại ở Trung Quốc Đại Lục.

Ông Lý Ngạn Hoành nói: “Trên thực tế, không có nhiều công ty nước ngoài thành công. Tôi nghĩ một trong những lý do chính là trong quá khứ họ không thực sự nghiên cứu Trung Quốc như một ‘thị trường độc lập’, rất nhiều cách làm là vì nghĩ đương nhiên [sẽ thành công], hiện nay trong lĩnh vực Internet của Trung Quốc, chúng ta có một thuật ngữ rất phổ biến được gọi là ‘tiếp địa khí’ (nghĩa là tiếp thu/ hiểu tình hình thực tế), có nghĩa là nếu họ (các công ty Internet nước ngoài) không thể hiểu được ‘những thứ địa phương’ và các điều kiện cụ thể thì sẽ khó có thể có được chỗ đứng trên thị trường này.”

Ông cũng đưa ra một ví dụ: Khi Google vào thị trường Trung Quốc vào năm 2005, hãng này đã tự đặt cho mình một cái tên tiếng Trung là “Cốc Ca”. “Bạn có thể tra Google ý nghĩa của cái tên tiếng Trung này. Nó có nghĩa là ‘bài hát bội thu'”, bội thu ngũ cốc. Nhưng vào thời điểm đó, có lẽ chỉ có 2 đến 30 triệu người sử dụng Internet ở Trung Quốc. Thu nhập và địa vị xã hội của họ tương đối cao, đối với việc ‘ăn không đủ no, mặc không đủ ấm’ thì họ không có cảm thụ trực tiếp, việc “bội thu” này đối với họ mà nói là không có ý nghĩa. “Vì vậy, bạn (Google) sử dụng ý tưởng và phương pháp này để kinh doanh tại Trung Quốc thì khả năng thất bại là rất cao”.

Sau khi đoạn video liên quan được tung ra, nó ngay lập tức gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trong công chúng, mọi người phổ biến nghi ngờ về cách nói này của ông Lý Ngạn Hoành.

Cư dân mạng liên tiếp nói:

“Đầu tiên là lừa dối chính mình, sau đó là lừa dối người khác, thành ngữ gọi là ‘lừa mình dối người’.”

“Baidu là gì? Khi lướt Internet vào thời điểm đó, các trang của Google rất hấp dẫn.”

“Độ tin cậy của nội dung được tìm kiếm từ Baidu đã không còn. Ông ở đó để nói về điều này thì có ích gì?”

“Tại sao lại không thực tế? Khi đó hơn 90% những người xung quanh tôi đã sử dụng Google và hầu như không ai sử dụng Baidu.” 

“Sự việc của Google phản ánh sự thừa nhận rằng một thị trường rộng lớn như vậy không phải là yếu tố quyết định mọi logic kinh doanh, không muốn thì chính là không muốn thôi.” 

“Kiểu biểu hiện này của ông ấy đã chứng minh những gì giáo sư Trương Duy Vi (Zhang Weiwei) của Đại học Phúc Đán nói: Dọn dẹp sạch hiện trường đứng đầu ở khoảng cách rất xa’ là đúng. Khi các đối thủ khác tự nguyện hoặc buộc phải rời đi và bạn phải thi đấu một mình, bạn thực sự dẫn đầu rất xa theo kiểu dọn sạch hiện trường.”

p3470291a250174223 ss

p3470301a760215744 ss
Video liên quan đến phát ngôn của ông Lý Ngạn Hoành sau khi được đăng tải lên mạng, đã thu hút được rất nhiều thảo luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Baidu thắng? Bảng câu hỏi thị trường sớm tiết lộ sự thật

Trên thực tế, trong những năm đầu, Sina Finance đã phát động hoạt động bình chọn trực tuyến về chủ đề “Nếu Google quay trở lại thị trường Trung Quốc, bạn sẽ chọn cái nào, Google hay Baidu?”

Trong số 2275 người tham gia bình chọn, 6,6% chọn Baidu, trong khi 85,7% chọn Google.

Screen Shot 2024 04 01 at 12.21.26
Trong số 2275 người tham gia bình chọn, 6,6% chọn Baidu, trong khi 85,7% chọn Google. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Đáp lại kết quả khảo sát này, Sina Finance đã khẩn trương xóa dữ liệu khảo sát.

Kể từ khi Google rút khỏi thị trường Trung Quốc vào năm 2010, Baidu đã trở thành công ty thống trị lĩnh vực tìm kiếm. Tuy nhiên, việc Google rút khỏi Trung Quốc không chỉ mang lại thành công cho Baidu mà còn tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn cho Baidu.

Năm 2011, giá trị thị trường của Baidu lần đầu tiên vượt qua Tencent, trở thành công ty Internet có giá trị thị trường cao nhất Trung Quốc. Vào thời điểm đó, “BAT” (từ viết tắt của ba gã khổng lồ: Baidu, Alibaba và Tencent) đã trở thành một công ty chuẩn mực trong ngành Internet. Cũng trong năm đó, Baidu bước vào kỷ nguyên Internet di động và dần tụt lại phía sau Alibaba và Tencent. Những người trong ngành cho biết: “Một mặt, Baidu không có đối thủ cạnh tranh và có thể thu được lợi nhuận từ quảng cáo trên công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc. Mặt khác, nhận thức về thị trường của nó đã trở nên kém nhạy bén hơn trước, dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội chuyển đổi của Internet di động.”

Từ góc độ toàn cầu, giá trị thị trường của Google hiện là 1.890 tỷ USD và giá trị thị trường của Baidu là 36,9 tỷ USD, sự khác biệt giữa Baidu và Google ít nhất là 50 lần.

Google không hiểu “những thứ địa phương” của Trung Quốc?

Reuters từng tiết lộ rằng các nền tảng trực tuyến nổi tiếng quốc tế hiện nay như Google, Facebook và thậm chí cả các hãng thông tấn lớn đều không cung cấp dịch vụ ở Trung Quốc Đại Lục. Google thậm chí đã rút khỏi Trung Quốc vào năm 2010 vì không sẵn lòng hợp tác với hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, bà Kỳ Tiểu Hạ (Qi Xiaoxia), đại diện Văn phòng Thông tin Internet Quốc gia Trung Quốc, đã phát biểu một cách đạo đức giả tại “Diễn đàn Quản trị Internet quốc tế” (Internet Governance Forum): “Nếu Google và Facebook muốn hoạt động và kinh doanh ở Trung Quốc, giành được được 751 triệu người dùng Internet của Trung Quốc, thì chúng tôi hoan nghênh. Nhưng điều kiện là phải tuân thủ các quy định kiểm duyệt của Trung Quốc.”

Tại Trung Quốc Đại Lục, để thắt chặt kiểm soát Internet, chính quyền ĐCSTQ yêu cầu các công ty hoạt động trên lãnh thổ của mình phải lưu trữ dữ liệu trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc để kiểm duyệt.

Thông tin công khai cho thấy Công ty TNHH Công nghệ thông tin Google (Trung Quốc) được thành lập vào tháng 4/2006. Máy chủ của công ty này chủ yếu đặt tại Bắc Kinh và không còn cung cấp dịch vụ công cụ tìm kiếm kể từ năm 2010. Tên tiếng Trung toàn cầu của Google là “谷歌” (Cốc Ca), được thành lập vào ngày 13/4/2006 bởi Giám đốc điều hành Google Eric ở Bắc Kinh. “Cốc Ca” được giải thích là “bài hát ngũ cốc“, tượng trưng cho niềm vui làm việc chăm chỉ và thu hoạch, đồng thời thể hiện thái độ cần cù và thực dụng. Theo tuần báo “Nhân vật Phương Nam” tại Đại Lục, cái tên “Cốc Ca” xuất phát từ Vương Hoài Nam (Wang Huainan), một nhân viên của Google vào thời điểm đó.

Lê Từ Hy, Vision Times