Một phần quan trọng của sáng kiến “Một​​ vành đai – Một con đường” của Trung Quốc không liên quan gì đến đường xá, bến cảng và nhà máy điện. Trong đó mục đích của “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” nghe hay ho là xây dựng mạng lưới thông tin giữa các nước đang phát triển, nhưng nhiều người lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng những cơ sở hạ tầng này để giám sát điện tử.

một vành đai một con đường
Tham vọng và nguy hiểm của ĐCSTQ đằng sau “Một vành đai Một con đường”. (Ảnh: Adobe stock)

Theo CNBC Mỹ, chính quyền Trung Quốc hy vọng sẽ xây dựng đường cáp quang dọc các nước trên tuyến “Một vành đai – Một con đường” để trở thành con đường chính kết nối cấu trúc di động và thương mại điện tử giữa các quốc gia trong mạng lưới. Công nghệ này được thiết kế để bổ sung cho cơ sở hạ tầng vật lý của “Một vành đai – Một con đường”, đồng thời hướng các nước liên quan đi theo một tiêu chuẩn kỹ thuật chung. Hầu hết các quốc gia tham gia “Một vành đai – Một con đường” là những nền kinh tế mới nổi, cơ sở hạ tầng internet cơ bản còn nghèo nàn.

Chính phủ của ĐCSTQ tuyên bố rằng “con đường tơ lụa kỹ thuật số” có thể thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các quốc gia và mang lại lợi ích chung. Tuy nhiên, nếu Chính phủ nước ngoài cho phép các công ty công nghệ Trung Quốc (liên quan chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc) bố trí hệ thống truyền thông số phức tạp thì sẽ gây tác động địa chính trị.

Tuần trước, Hiệp hội Đối ngoại Mỹ đã ra thông báo cho biết, mối lo ngại lớn là các công ty Trung Quốc sẽ cài đặt “cơ chế cửa sau” (backdoor) nhằm gia tăng hoạt động tình báo và tuyên truyền đối với các nước đối tác của Trung Quốc nằm trên “Một vành đai – Một con đường”.

China Mobile thuộc sở hữu nhà nước hiện đang xây dựng tuyến cáp quang nối Bắc Kinh, Myanmar, Nepal và Kazakhstan. Đồng thời vào năm ngoái công ty tư nhân Huawei đã ký một thỏa thuận để xây dựng một hệ thống cáp kết nối Pakistan, Djibouti và Kenya. China Telecom cũng đang xem xét việc xây dựng tuyến cáp quang quanh Bắc Cực.

Sợi cáp quang vận chuyển một lượng lớn dữ liệu cá nhân, chính phủ và ngành tài chính, nhưng lại do các công ty viễn thông kiểm soát. Vì vậy, trong vấn đề thực thi an ninh sẽ chịu mức rủi ro cao.

Theo Hiệp hội Quan hệ đối ngoại Mỹ, cáp quang có thể được sử dụng để giúp chính quyền có được thông tin. Ví dụ, kỹ thuật viên có thể dùng thủ thuật cho phép dữ liệu bị rò rỉ hoặc bỏ qua mã hóa. Báo cáo cho biết: “Những hành động của chính quyền Trung Quốc trong quá khứ, chẳng hạn như việc cài đặt backdoors trong công nghệ mã hóa, cho thấy Cộng sản Trung Quốc sẽ có những hành động tương tự khi giúp các nước khác thiết lập hệ thống cáp quang.”

Trong một báo cáo mới nhất, tờ “Kinh tế học” (The Economis) của Anh có nhận định rằng, tuy dự án “con đường tơ lụa kỹ thuật số” có thể mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển, nhưng cũng đáng lo ngại, ĐCSTQ có thể lợi dụng mạng lưới này để gây sức ép đối với các nước tham gia vào, hoặc dùng để giám sát điện tử. Báo cáo kiến nghị các quốc gia dọc theo “Một vành đai – Một con đường” cần nâng cao các tiêu chuẩn quy định đối với các dự án, giảm rủi ro tài chính và sự phụ thuộc chính trị vào Trung Quốc.

Dưới là cờ “con đường tơ lụa kỹ thuật số”, các công ty Trung Quốc như Huawei cũng tham gia triển khai công nghệ di động 5G trên toàn thế giới. Nhưng nhiều người lo ngại các công ty này có thể sử dụng ảnh hưởng của họ để thúc đẩy các tiêu chuẩn theo định hướng của chính quyền Trung Quốc.

“Về vấn đề 5G, giới doanh nghiệp Trung Quốc thường kết hợp chặt chẽ với mục tiêu địa chính trị”. Chuyên gia Elsa Kania về chính sách chiến lược của Úc cho biết, chính quyền Trung Quốc xem các tiêu chuẩn công nghệ mới nổi là “cơ hội vàng” mà các tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc có thể tận dụng”.

Dĩ nhiên cách làm chia sẻ dữ liệu chung giữa các công ty Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc có thể gây những mâu thuẫn nội bộ. Vấn đề này, Kania cho rằng các công ty Trung Quốc có thể bị nhà cầm quyền dùng pháp luật ép buộc phải tham gia và ủng hộ công việc tình báo của chính quyền Trung Quốc. Điều đáng lo ngại là dự án “Một vành đai – Một con đường” sẽ cải thiện khả năng gián điệp trong tương lai của chính quyền Trung Quốc và cũng có thể giúp chính quyền đạt được những mục tiêu đe dọa nhất định.

Vào năm 2012, các nhà quản lý tình báo Mỹ đã xác định ​​các sản phẩm của Huawei và ZTE gây hiểm họa rủi ro đối với an ninh quốc gia, đã chỉ ra các doanh nghiệp này hợp tác với chính phủ Trung Quốc để thực hiện hoạt động gián điệp, đánh cắp bí mật thương mại và thực hiện các cuộc tấn công trên mạng.

Trí Đạt

Xem thêm: