Giám đốc Cục Quản lý tiền tệ Hồng Kông (HKMA) Dư Vĩ Văn gần đây tiết lộ đang lên kế hoạch dự phòng cho trường hợp Hồng Kông bị loại khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu). 

p3038522a121926985
Ngân hàng Hồng Kông trong ánh đèn đêm. (Ảnh: Pang Dawei / Vision Times)

Giám đốc Cục Quản lý tiền tệ Hồng Kông Dư Vĩ Văn (Eddie Yue) đã được các nhà lập pháp chất vấn về tác động của tình hình Nga – Ukraine đối với ngành tài chính Hồng Kông trong một cuộc họp về công tác trọng điểm của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Ông Dư nói Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc các công ty liên quan, những thay đổi địa chính trị rất phức tạp và không thể đoán trước, vì vậy HKMA đã lên kế hoạch với ngành ngân hàng cho các tình huống khác nhau, chẳng hạn như bị đóng băng tài sản hoặc bị loại bỏ khỏi SWIFT. 

Ông Dư Vĩ Văn nhấn mạnh rằng nhiều tài sản trong kho dự trữ ngoại hối của Hồng Kông nằm ở châu Âu và Mỹ, vì vậy ông hy vọng rằng sau khi lập kế hoạch, trong trường hợp xảy ra “tình huống cực đoan”, thì cũng có thể kịp thời liên lạc với ngành này và đưa ra các biện pháp ứng phó.

Truyền thông Anh: ĐCSTQ đã ra lệnh cho nhiều cơ quan thực hiện các kiểm tra căng thẳng

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai năm nay, các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc đối với Nga, khí đốt tự nhiên cũng như xuất khẩu năng lượng khác và giá trị của đồng rúp đều bị ảnh hưởng. Tờ The Guardian tại Anh dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này nói rằng ĐCSTQ lo lắng một ngày nào đó sẽ bị đối xử như vậy, do đó đã ra lệnh cho các cơ quan chủ yếu như giám sát ngân hàng, thương mại quốc tế tổ chức một cuộc kiểm tra căng thẳng toàn diện từ cuối tháng Hai đến đầu tháng Ba để mô phỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây.

Tuyên bố của Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông dường như xác nhận rằng ĐCSTQ đang chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Trong một cuộc phỏng vấn với Vision Times tiếng Trung, nhà kinh tế Hồng Kông La Gia Thông (Law Ka-chung) cho rằng trước mắt, khả năng Trung Quốc và Hồng Kông bị trừng phạt là không cao. Tuy nhiên với việc Nga bị trừng phạt trước, Bắc Kinh hoặc Hồng Kông chắc chắn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó. Dựa trên những liên hệ hoặc hiểu biết trong quá khứ của ông La, sự chuẩn bị này không chỉ giới hạn trong chuyện đối phó với việc bị loại khỏi SWIFT, “bất kỳ sự chuẩn bị nào cũng đều sẽ được thực hiện”, và ngân hàng cũng sẽ có cách ứng phó.

Nhà kinh tế La Gia Thông: Dưới lệnh trừng phạt, tài sản không có nơi nào để đi

Tờ Financial Times dẫn nguồn từ những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, vào tháng trước các cơ quan quản lý Trung Quốc đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp với đại diện của hàng chục ngân hàng trong và ngoài Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc lo lắng rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự trong khu vực hoặc các cuộc khủng hoảng khác, Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự như đối với Nga. Bài báo cũng chỉ ra rằng một trong những yếu tố gây khủng hoảng có thể là việc Trung Quốc Đại Lục xâm lược Đài Loan. Những người tham gia cuộc họp đã thảo luận về các cách để bảo vệ tài sản ở nước ngoài của Bắc Kinh, bao gồm hơn 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, chẳng hạn như liệu có nên đa dạng hóa thành nhiều tài sản được hỗ trợ bằng đồng yên hay đồng euro hay không. Một người quen thuộc với cuộc họp nói rằng không ai tại hiện trường cuộc họp có thể nghĩ ra một giải pháp nào tốt cho vấn đề, nói thẳng rằng: “Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc chưa chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với việc Mỹ đóng băng tài sản bằng đô la của họ, giống như cách Mỹ làm với Nga, hoặc loại bỏ họ khỏi hệ thống SWIFT.”

Ông La Gia Thông chỉ ra rằng một khi các lệnh trừng phạt xảy ra, cũng giống như các ngân hàng Nga, “bị trừng phạt là bị trừng phạt, và chỉ có thể như thế này, không có gì có thể làm được”, và không chỉ bị Mỹ trừng phạt, mà còn có cả châu Âu. Đại Lục và Hồng Kông đều nắm giữ một lượng lớn tài sản bằng đô la Mỹ, “nắm giữ tài sản nước ngoài, dù chuyển từ đô la Mỹ sang đồng euro, đồng yên Nhật hay đồng bảng Anh cũng không có khác biệt, bởi những quốc gia này thuộc cùng một phe và không có nơi nào để chuyển chúng. Trừ khi chuyển đến nơi nào khác không thuộc hệ thống tiền tệ nói trên, nhưng thị trường có nơi nào không thuộc mấy loại hệ thống này? Tôi thấy không có bao nhiêu.”

Chuyển đổi tài sản ngoại hối thành vật chất thật và nội tệ có khả thi không?

Ông La Gia Thông nói, nếu chuyển đổi tài sản thành vật thể thật như dầu mỏ và vàng là không khả thi. “Trong chốc lát với số tiền khổng lồ hàng ngàn tỷ đô la Mỹ cũng không thể mua được nhiều như thế, thị trường lấy đâu ra nhiều như thế để bán cho họ. Nếu cưỡng chế chuyển tất cả tài sản thành vàng, đến lúc đó số vàng mua được không phải là 4 con số mà là 5 con số, 6 con số. Dầu mỏ cũng như thế, không phải nói là mua liền mua được, mua rồi cũng không có chỗ để, đây là một vấn đề rất thực tại.” Điều này cũng đúng đối với dầu mỏ. Đó là một vấn đề rất thực tế. Ngoài ra, tài sản ảo cũng không phải là lựa chọn của chính quyền.

Đối với ý tưởng chuyển ngoại tệ đô la Mỹ trở lại đồng nội tệ của mình, ông La Gia Thông cho rằng không khả thi. “Câu hỏi đặt ra là bán cho ai? Ai có nhiều ngoại tệ của họ ở nước ngoài, ai sẽ mua tài sản ngoại hối với họ? Không. Vì đồng tiền của chính họ không được lưu hành bên ngoài … Bán tài sản bằng đô la và nhận lại mệnh giá khác, thực ra cũng là cùng một phe với họ (những nước trừng phạt). Cho nên nói thế nào cũng không có cách.”

Tuy nhiên, ông La Gia Thông cho rằng xác suất Trung Quốc và Hồng Kông bị loại khỏi SWIFT là rất thấp, mối quan hệ của Trung Quốc và Hồng Kông với quốc tế là chặt chẽ và ràng buộc lẫn nhau ở mức độ cao hơn so với Nga. Châu Âu và Mỹ hiện cũng đặt tiêu điểm vào Nga, “Mọi người đều có rất nhiều thứ trong tay nhau, vì vậy lối chơi sẽ không giống nhau … trừ khi nó thực sự động thủ, giống như Nga [ném bom Ukraine].” Vì vậy, câu hỏi thực tế hơn là rốt cuộc cả hai bên sẽ làm gì. 

Gần đây, Hạ viện Mỹ đã thông qua Dự luật Trục tâm (tên đầy đủ của dự luật là “Đánh giá sự can thiệp và lật đổ của Tập Cận Bình” (Assessing Xi’s Interference and Subversion Act), trong đó kêu gọi Chính phủ Mỹ đánh giá cách Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình can thiệp và cản trở các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Ông La Quán Thông cho rằng phương pháp trừng phạt hiện tại của Mỹ đối với Bắc Kinh vẫn dựa trên các cá nhân và công ty. Ví dụ như doanh nghiệp vi phạm lệnh trừng phạt khi tiếp xúc với Nga thì sẽ trừng phạt doanh nghiệp, chứ không phải là trừng phạt cả quốc gia và chính quyền. Nhưng đối với các ngân hàng, vẫn còn rất nhiều hoạt động kinh doanh bằng đô la Mỹ, họ chắc chắn sẽ ngoan ngoãn tách mình khỏi Nga.