Hoạt động phản đối Dự luật tại Hồng Kông kéo dài đến nay đã hơn 3 tháng, cư dân mạng phát động cuộc diễu hành “Toàn cầu chống độc tài” vào ngày 29/9. Trong buổi chiều cùng ngày, khu vực Hồng Kông cũng tổ chức diễu hành cùng với hơn 60 thành phố trên toàn thế giới.

biểu tình Hồng Kông
Ngày 29/9, cư dân mạng phát động cuộc diễu hành Toàn cầu chống độc tài, người Hồng Kông cũng tổ chức hoạt động trong buổi chiều cùng ngày, nhưng họ tiến lên phía trước trong khói hơi cay và vòi rồng của cảnh sát. (Ảnh: Vision Times)

Khoảng 2:30 chiều Chủ Nhật (29/9) người Hồng Kông tổ chức tập trung tại trung tâm mua sắm SOGO Vịnh Causeway, và diễu hành đến trụ sở của Chính phủ Hồng Kông.

Các khu vực mua sắm gần SOGO cũng tạm dừng hoạt động hoặc đóng cửa sớm. Do hoạt động lần này không xin phép thông báo không phản đối của cảnh sát, nên khoảng 12 giờ trưa, nhiều cảnh sát chống bạo động của Hồng Kông đã được điều động đến khu vực đường East Point, hiện trường mặc dù chỉ có số ít người dân vây quanh và hô khẩu hiệu, nhưng cảnh sát đã vô cùng căng thẳng, nhiều lần xảy ra cãi vã với người dân; cảnh sát đã bắt giữ một bộ phận người dân, trong đó có Đàm Đắc Chí (Tam Tak-Chi) thuộc đảng Sức mạnh Nhân dân, khiến cho nhiều người bất bình.

Biểu tình Hồng Kông
Người dân tỏ ra bất mãn với cảnh sát vì hành động bắt bớ và lục soát vô lý. (Ảnh: Vision Times)
Biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía người biểu tình. (Ảnh: Vision Times)
Biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát bắn đạn hơi cay về phía người biểu tình. (Ảnh: Vision Times)

Bên cạnh đó, một nhóm nhân viên cứu hộ và nhân viên y tế vốn dự định tổ chức kháng nghị tại Trung tâm Thương mại Thế giới ở sau SOGO, nhưng cũng bị cảnh sát bao vây và kiểm tra thẻ căn cước.

Người dân bất mãn với việc cảnh sát lạm quyền và chấp pháp một cách qua loa tuỳ tiện, nên ở khu  East Point họ đã bao vây cảnh sát yêu cầu thả người, nghị viên Hội đồng lập pháp Chu Khải Địch (Eddie Chu) đứng ra giải thích, trong lúc tranh luận, một cảnh sát đột nhiên phun hơi cay vào anh và người dân. Mặt anh bị trúng hơi cay, có cảnh sát muốn giúp anh rửa nhưng đã bị viên cảnh sát khác ngăn lại.

Tình trạng hỗn loạn ở trên đường Hennessy diễn biến thành xung đột giữa cảnh sát và người dân, ở nhiều nơi có người dân bị cảnh sát chế phục, cảnh sát đã ít nhất 2 lần ném lựu đạn hơi cay để xua đuổi đám đông. Sau đó cảnh sát tạm thời rút lui, người dân tiếp tục diễu hành đến trụ sở chính của chính phủ Hồng Kông.

Một người phụ nữ không muốn tiết lộ danh tính đã tận mắt chứng kiến cảnh sát bắt giữ nhiều người dân hoà bình, cô đã tỏ ra vô cùng tức giận, “họ không làm gì hết, vậy mà cảnh sát lại  bắt và lục soát.”

Cô kêu gọi những thanh niên đang trên đường phố hãy cẩn thận: “An toàn là quan trọng nhất”. Cô nhấn mạnh, bản thân cô đang đi dạo và mua sắm, “khi họ (cảnh sát) không có mặt ở đây, bầu không khí rất tốt, từ sớm họ đã đến đây đứng, không rõ là muốn làm gì, Vịnh Causeway là khu du lịch, rất nhiều người đều đứng ở đây, vì sao lại không cho người ta đứng?”

Một người dân Hồng Kông tên A Tinh cũng bất mãn với cách làm của cảnh sát: “Hiện nay ngay cả trên người nhân viên y tế mang theo kéo trên người, thậm chí có người có bình nước đều có thể nói là vũ khí có thể tấn công người khác; mọi người đều biết, ngoài đàn áp những người bất đồng chính kiến, và bảo vệ chính quyền, họ còn bảo vệ xã hội đen. Họ chỉ đối đầu với người dân, trong khi đó chính người dân chúng tôi đóng thuế để trả lương cho họ.”

Về việc có thông tin nói, Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga xin chỉ thị và sau khi được Bắc Kinh phê chuẩn thì mới rút lại Dự luật dẫn độ, anh cho rằng: “Mục đích của ông Tập Cận Bình chính là làm cho Mỹ xem, với mong muốn Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông không được Mỹ thông qua.”

Roy, một người Hồng Kông cũng chỉ trích việc cảnh sát bắt giữ người dân một cách vô lý: “Đây là diễu hành hoà bình, kỳ thực nếu không có cảnh sát, người dân vẫn diễu hành và giải tán hoà bình, vì sao họ muốn ngăn cản người dân diễu hành? Tôi thật không hiểu. Họ còn muốn bắt người, làm rất nhiều việc bất nghĩa, lại còn đánh người dân, tôi cảm thấy đây không phải là việc mà cảnh sát nên làm.”

Sắp đến đến ngày kỷ niệm 1/10 của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), anh nhấn mạnh, ngày 1/10 không đáng để chúc mừng: “Bởi vì Bắc Kinh muốn làm mơ hồ hoá ‘một quốc gia, hai chế độ’, dần dần biến thành ‘một quốc gia, một chế độ’. Xem những tin tức gần đây thì có thể biết rõ hơn nữa, gần đây có rất nhiều trường hợp bị giám sát, bị bắt bớ tràn lan, những tình huống này đều cho thấy không có ‘một quốc gia, hai chế độ’.”

Biểu tình Hồng Kông
Áp phích “Người Hồng Kông cố lên”. (Ảnh: Vision Times)
Biểu tình Hồng Kông
Áp phích “Người Hồng Kông cố lên”. (Ảnh: Vision Times)

Tại hiện trường diễu hành, có nhiều người cũng cầm nhiều tấm áp phích “người Hồng Kông cố lên” của tờ Vision Times. Một học sinh họ Mậu cho biết, nội dung những tấm áp phích này rất hay: “Mọi người có thể nhìn thấy trong tranh vẽ có sói, trên mặt của con sói có biểu tượng của ĐCSTQ, đặc biệt cho thấy người Hồng Kông cần nói không với cường quyền như ĐCSTQ, ngăn chặn chính phủ này làm xói mòn Hồng Kông, làm xói mòn văn hoá bản địa của chúng ta; do đó những tấm áp phích này có đều có tác dụng khuyến khích người Hồng Kông xuống đường, đặc biệt là tấm “Người Hồng Kông cố lên” khiến người ta cảm động hơn.”

Cậu nói, lần tập trung này là để đấu tranh đòi dân chủ: “Là quyền lợi được lên tiếng, do đó chính phủ càng chèn ép thì càng cần phải đứng ra.”

Cậu cho biết thêm, ngày 1/10 không phải là ngày quốc khánh, mà là quốc thương: “Bởi vì mọi người đều biết chính quyền ĐCSTQ là cướp từ chính quyền Đảng Quốc dân, Trung Quốc chính thống khi mới phát triển đã không nên do ĐCSTQ tiếp quản, tôi không cho rằng là quốc khánh mà chỉ là quốc thương.”

Cậu nói thêm, sau khi ĐCSTQ tiếp quản Hồng Kông, đã làm xói mòn “một quốc gia, hai chế độ”: “Mấy năm nay, liên tiếp có người Đại lục đến Hồng Kông, làm mất đi truyền thống của bản địa; chính quyền ĐCSTQ liên tiếp chèn ép người Hồng Kông, khiến cho tự do của chúng tôi từng bước bị đoạt mất; do đó lần tập trung này và hàng loạt những hành động khác không chỉ đơn giản là chống lại luật tà ác, mà là ngăn chặn Bắc Kinh can thiệp vào sự vụ của Hồng Kông, bởi vì người Hồng Kông cai trị Hồng Kông, là tự trị cao độ.”

Ngày 29/9, toàn cầu có 30 quốc gia và khu vực quan tâm đến hoạt động phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, cậu nói mình vừa mới từ Đức trở về, ở Đức có rất nhiều người quan tâm đến sự kiện Hồng Kông: “Hy vọng không nên giẫm lên vết xe đổ của Đức quốc xã.”

Điểm cuối của cuộc diễu hành là khu vực trụ sở chính phủ Hồng Kông ở Kim Chung, tại đây tiếp tục xảy ra xung đột giữa cảnh sát và người dân. Cảnh sát bắn nhiều đạn hơi cay và đạn túi vải, và sử dụng đến xe phun vòi rồng, có người biểu tình đã dùng bom xăng để phản kích lại. Trong lúc xảy ra xung đột, ga tàu cao tốc ở khu vực Wan Chai bị đốt phá, cũng có nhiều phóng viên người nước ngoài và người Hồng Kông bị thương.

Biểu tình Hồng Kông
Hình ảnh người Hồng Kông diễu hành chiều ngày 29/9. (Ảnh: Vision Times)
Biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát và người biểu tình xảy ra xung đột. (Ảnh: Vision Times)
Biểu tình Hồng Kông
Hiện trường cuộc biểu tình chiều ngày 29/9 tại Hồng Kông. (Ảnh: Vision Times)
Biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát không chế 3 người phụ nữ tại khu vực Kim Chung. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát khống chế người biểu tình. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình Hồng Kông
Cảnh sát bắn đạn hơi cay ở khu vực Wan Chai. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình Hồng Kông
Người biểu tình cầm biểu ngữ “No Chinazi”. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình Hồng Kông
Người biểu tình cầm biểu ngữ “No Chinazi”. (Ảnh: Vision Times)

Video xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát:

Trí Đạt

Xem thêm: