Ông Lưu Kiến Siêu, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đến thăm Mỹ từ ngày 8 – 15/1 và cực kỳ tích cực trong công tác đối ngoại kể từ khi trở về nước. Có thông tin nói rằng ông sẽ nhậm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ tại kỳ họp “lưỡng hội” năm nay.

GettyImages 466773236 1
Ông Lưu Kiến Siêu (Ảnh: Getty Images)

Truyền thông ngoài Trung Quốc nói rằng ông Lưu Kiến Siêu sẽ nhậm chức Ngoại trưởng tại “lưỡng hội”

Truyền thông ngoài Trung Quốc ngày 24/1 đưa tin, ông Lưu Kiến Siêu, 59 tuổi, nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng tiếp theo của ĐCSTQ trong kỳ họp “lưỡng hội” (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc) vào tháng 3. Những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, từ ngày 8 đến ngày 13/1, ông Lưu Kiến Siêu đã đến thăm Mỹ trong 5 ngày với tư cách là người đứng đầu Ban Đối ngoại của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken, Giám đốc điều hành Tập đoàn Blackstone Schwarzman và những doanh nhân khác, chính là để chuẩn bị cho nhiệm kỳ ngoại trưởng sắp tới của ông.

Một quan chức Mỹ tiết lộ: “Về cơ bản, phía Trung Quốc là đang nói với chúng tôi rằng ông ấy sẽ là ngoại trưởng tiếp theo” “ông ấy sẽ làm những việc lớn hơn”.

Ông Lưu Kiến Siêu xuất thân là phiên dịch viên Bộ Ngoại giao, từng giữ chức vụ Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Đại sứ tại Philippines và Indonesia, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao lần thứ hai. Ông có một thời gian làm việc tại Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và địa phương, Cục Phòng chống tham nhũng; từ tháng 3/2018 đến tháng 5/2022, ông giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại Trung ương. của Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSTQ.

Trường hợp ông Lưu Kiến Siêu nhậm chức ngoại trưởng là rất hiếm gặp

Ông Lưu Kiến Siêu từng là nhân vật chính trong “Chiến dịch săn cáo” của ĐCSTQ và không phải là ứng cử viên điển hình cho chức ngoại trưởng. Mặc dù xuất thân từ Bộ Ngoại giao, nhưng chức vụ hiện tại của ông là thực thi các nguyên tắc và chính sách đối ngoại của ĐCSTQ, không có kinh nghiệm giao thiệp với Mỹ. Nếu ông được bổ nhiệm làm ngoại trưởng thì sẽ là một điều rất hiếm thấy trong hệ thống ngoại giao của ĐCSTQ, và cũng có chút không tự nhiên. Hoặc là sau khi đánh giá, ông được cho là người đặc biệt trung thành; hoặc là ông hiểu biết các công việc về đảng và khiến ông Tập Cận Bình yên tâm. Dù thế nào đi nữa, có thể thấy Trung Nam Hải hiện đang gặp khó khăn trong việc dùng người.

Ngay từ trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào mùa thu năm 2022, một số nhà phân tích đã chỉ ra rằng ông Lưu Kiến Siêu và ông Tần Cương đang tranh cử, ông Tập đã chọn Tần Cương, cho thấy rằng ông ấy vẫn chưa tin tưởng lắm vào ông Lưu Kiến Siêu vào thời điểm đó.

Vụ việc ông Tần Cương đã để lại nỗi ám ảnh cho ông Tập. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, tên Lưu Kiến Siêu đứng đầu danh sách ứng cử viên khi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đang tìm người thay thế ngoại trưởng sau khi cựu Ngoại trưởng Tần Cương bị cách chức vào mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên, việc chọn ông Vương Nghị lớn tuổi dường như là một động thái bất lực của ông Tập Cận Bình, có thể ông Tập Cận Bình vẫn còn lo ngại về ông Lưu Kiến Siêu. Nếu bây giờ ông Lưu Kiến Siêu được chọn, có nghĩa là ông Tập không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm vậy, có thể là do tình hình ngoại giao rất tồi tệ và thực sự không có ứng cử viên nào phù hợp.

Sau đó, hoạt động ngoại giao của Lưu rất thường xuyên. Ngay cả sau khi ông Lưu Kiến Siêu trở về sau chuyến thăm Mỹ vào dịp năm mới, ông vẫn tiếp tục gặp gỡ thường xuyên với các đại sứ hoặc khách nước ngoài từ nhiều quốc gia khác nhau ở Bắc Kinh. Ngày 24/1, ông gặp tân Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Kenji Kanasugi tại Bắc Kinh, cùng ngày ông còn gặp Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Pradeep Kumar Rawat; ngày 22 ông gặp phái đoàn Đảng Dân chủ Mông Cổ; ngày 19/1, ông gặp Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ri Yong-nam.

Những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, Tập coi trọng kinh nghiệm và lòng trung thành chính trị trong đảng của Lưu, và ông Tập sợ lại xuất hiện Tần Cương thứ hai.

Ông Lưu Kiến Siêu và vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc

Ngày 4/6/2002, ông Lưu Kiến Siêu (khi đó 38 tuổi) xuất hiện tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành người phát ngôn trẻ nhất của Bộ Ngoại giao khi nhậm chức. Ngày 4 tháng 6 là một ngày tương đối nhạy cảm nhưng có lẽ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Không có thông tin nào cho thấy Lưu Kiến Siêu có tham gia hoặc bị ảnh hưởng bởi Sự kiện Lục Tứ năm 1989 (sự kiện thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989). Nhưng ông Ngô Học Khiêm (Wu Xueqian), cựu ngoại trưởng khi ông Lưu Kiến Siêu vào Bộ Ngoại giao, có liên quan đến phong trào này.

Con trai của ông Ngô Học Khiêm là Ngô Hiểu Dung (Wu Xiaoyong), nguyên là phó giám đốc Ban Tiếng Anh của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, ngày 4/6, ông đã công khai lên án việc Quân đội ĐCSTQ đàn áp Phong trào Thiên An Môn trên đài phát thanh, sau đó ông bị đình chỉ để xem xét và bị bỏ tù. Trong một thời gian, con đường thăng quan tiến chức của bố của ông (tức ông Ngô Học Khiêm) cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh thương mại Hồng Kông năm 2014, Ngô Hiểu Dũnng cho thấy ông không hề hối hận về hành động của mình năm đó.

Ông Ngô Hiểu Dung tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh (nay là Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh), cùng trường với ông Lưu Kiến Siêu.

Ông Lưu Kiến Siêu được thăng chức Phó Giám đốc sau sự kiện Lục Tứ, năm 1992 ông trở thành Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao phụ trách tư tưởng thanh niên, điều này cho thấy ông ta đã đi theo lập trường của ĐCSTQ trong suốt sự kiện Lục Tứ, thì mới có được sự trọng dụng như thế.

Năm 1995, Lưu Kiến Siêu giữ chức Bí thư thứ nhất Đại sứ quán tại Vương quốc Anh; năm 1998, ông giữ chức Tham tán Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao; Năm 2000, ông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hưng Thành, tỉnh Liêu Ninh; Năm 2001, ông giữ chức vụ Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao.

Từ tháng 6 năm 2002 đến đầu năm 2009, Lưu Kiến Siêu làm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao trong hơn 6 năm và chủ trì khoảng 300 cuộc họp báo. Trong thời kỳ này, phong cách “phe sói” (chiến lang) của ông đã lộ rõ.

Khi cộng đồng quốc tế chỉ trích chính sách kế hoạch hóa gia đình, chính sách dân tộc, tôn giáo cũng như tình hình nhân quyền của ĐCSTQ, ông Lưu Kiến Siêu đã mù quáng sử dụng ngôn ngữ văn hóa đảng cứng nhắc để bảo vệ sự độc tài của ĐCSTQ và che đậy tình trạng nhân quyền kém cỏi của ĐCSTQ. Tuyên bố của ông nói rằng chính sách kế hoạch hóa gia đình phù hợp với điều kiện quốc gia của Trung Quốc giờ đây dường như đã trở thành một trò đùa. Ông ta cũng liên tục sử dụng những lời lẽ độc ác của ĐCSTQ để tấn công các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại.

Sau năm 2009, ông lần lượt giữ chức Đại sứ tại Philippines, Đại sứ tại Indonesia, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao lần thứ 2. Ông thôi giữ các chức vụ này từ tháng 4/2015.

Trí Đạt (t/h)