Gần đây, tin tức về một số nghiên cứu sinh tại Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Trung Sơn tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc mắc bệnh ung thư, đã thu hút sự chú ý. Em gái của một bệnh nhân kêu gọi xã hội quan tâm đến bệnh tình của chị mình. Trong khi phía bệnh viện thông báo chỉ có 3 người mắc bệnh, trên mạng lan truyền thông tin phía bệnh viện dỡ bỏ phòng thí nghiệm có sinh viên mắc ung thư, đồng thời xóa bài đăng trên các diễn đàn.

Bệnh viện số 2 của Dại học Trung Sơn ở Quảng Dôngq
Gần đây, tin tức về một số nghiên cứu sinh tại Bệnh viện số 2 của Đại học Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc mắc bệnh ung thư đã thu hút sự chú ý. Ảnh Bệnh viện số 2 Đại học Trung Sơn hay còn gọi là Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Dật Tiên. (Nguồn: 乌拉跨氪, CC BY-SA 3.0, via Wikimedia Commons)

Nhóm 6 người cùng bị mắc ung thư, bệnh nhân giai đoạn cuối là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ bị kích ra khỏi nhóm

Hôm 7/11, nhiều ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội trong và ngoài Trung Quốc, nói rằng có 6 người, thuộc nhóm nghiên cứu của giáo viên hướng dẫn nghiên cứu ngoại khoa tuyến vú họ Tô tại Bệnh viện số 2 trực thuộc Đại học Trung Sơn, cùng mắc bệnh ung thư hiếm gặp. Trong đó 1 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy sau khi tốt nghiệp tiến sĩ vào năm ngoái. Sau khi tiết lộ rằng mình chỉ còn sống được vài tháng, thì người này bị giáo viên họ Tô kích ra khỏi nhóm trò chuyện. Vị tiến sĩ này đã chụp ảnh màn hình WeChat và đăng lên Weibo với chú thích “ma quỷ ở nhân gian”.

p3413494a418264393 ss
Có tin đồn rằng một nhóm sinh viên của giáo viên hướng dẫn Tô Sĩ Thành, thuộc Bệnh viện số 2 Đại học Trung Sơn, bị ung thư.(Ảnh chụp màn hình)
p3413493a351029858 ss
3 tiến sĩ và một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ đang mắc bệnh ung thư hiếm gặp và họ đều dưới 30 tuổi. (Ảnh chụp màn hình)
p3413492a776018971 ss

Một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chỉ còn sống được vài tháng, và bị người hướng dẫn kích ra khỏi nhóm. (Ảnh chụp màn hình)

Một người nam họ Lưu (Liu) đã thực tập tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Ung thư vú từ năm 2013 đến năm 2018 khi đang học tiến sĩ tại bệnh viện. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ vào tháng 8/2018, anh gia nhập Khoa Phẫu thuật Vú của bệnh viện và tham gia công tác lâm sàng. Tháng 6/2023, anh được chẩn đoán mắc bệnh sarcoma hoạt dịch (ung thư mô mềm) và được phẫu thuật, sau ca phẫu thuật anh đã hồi phục tốt.

Một nhà nghiên cứu khác là nghiên cứu sinh tiến sĩ tốt nghiệp một bệnh viện khác. Năm 2021, cô đến bệnh viện này để nghiên cứu thêm một năm và làm việc trong phòng thí nghiệm của Trung tâm Ung thư vú, hoàn thành nghiên cứu sâu hơn vào tháng 4/2022 và rời Quảng Châu. Năm 2023, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.

Người nhà của bệnh nhân ung thư lên tiếng: Đúng là bị kích khỏi ra khỏi nhóm chat

Theo tờ “Tuần báo Tin tức Trung Quốc” (China News Weekly), trước các thông tin được lan truyền trên mạng rằng một số sinh viên trong nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Trung Sơn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, phía bệnh viện đã đưa ra thông báo chính thức vào sáng sớm ngày 8/11. Theo đó, trong những năm gần đây, trong số nghiên cứu sinh học tập và công tác tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Ung thư vú, có 3 người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 2023.

Lạc Lạc, em gái của người họ Hoàng đang mắc bệnh ung thư tuyến tụy, ngày 8/11 cho biết, thông tin lan truyền trước đó trên Internet có thể do một cựu sinh viên Đại Trung Sơn đăng tải, gia đình nạn nhân cũng chưa lên tiếng. “Các thành viên sẽ không nói về những tình huống không rõ ràng, để bảo vệ gia đình và chị gái tôi ở mức độ lớn nhất.”

Lạc Lạc xác nhận tình trạng ung thư tuyến tụy của Hoàng và việc chị mình bị giáo viên hướng dẫn họ Tô kích ra khỏi nhóm trò chuyện là đúng: “Ông ấy đúng là đã đuổi chị ấy ra khỏi nhóm, ngày 1 là đưa ra bệnh lý, ngày 2 liền đuổi ra.” Sau khi nhận được báo cáo bệnh lý, Lạc Lạc cho biết chị gái cô không quy trách nhiệm cho giáo viên nhưng đã bị kích ra khỏi nhóm trò chuyện: “Chúng tôi không phản ứng gì cả. Chúng tôi không biết tại sao ông ấy lại làm như vậy”.

Lạc Lạc cũng tiết lộ tình trạng của chị gái mình rất nghiêm trọng, hiện tại họ không muốn đi sâu vào chi tiết vụ việc mà chỉ hy vọng có cơ hội cứu sống chị gái.

Đáp lại, một tài khoản weibo đăng bài viết chỉ ra: “Hoàng Mẫn (Huang Min), nữ nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của giáo viên hướng dẫn họ Tô tại Đại học Tôn Trung Sơn, bị đau bụng không chịu nổi vào cuối tháng 9. Kiểm tra tại Bệnh viện số 2 Đại học Trung Sơn rõ ràng là đã biết cô ấy mắc bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối + di căn gan, nhưng lại lừa dối cô rằng cô bị viêm tuyến tụy. Hoàng Mẫn nhận được báo cáo bệnh lý của cô vào tháng 11 và không thể giấu được nữa.”

Cô Hoàng theo học tiến sĩ tại bệnh viện từ năm 2017 đến năm 2022. Trong thời gian này, cô học tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Ung thư vú, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ vào tháng 7/2022, cô công tác tại khoa phẫu thuật vú của bệnh viện và tham gia vào công việc lâm sàng.

Bệnh viện cho biết tình hình đã ổn định, giáo viên hướng dẫn Tô Sĩ Thành phủ nhận

Theo truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin, vào sáng sớm ngày 8/11, Bệnh viện này đã đưa ra thông cáo cho biết Hoàng X X, nữ, học nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Bệnh viện số 2 Đại học Trung Sơn từ năm 2017 đến năm 2022, và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Ung thư vú vào năm 2022, công tác tại Khoa phẫu thuật vú của bệnh viện và tham gia vào công việc lâm sàng. Cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy vào tháng 10/2023 và đã được phẫu thuật. Tình trạng hiện tại đã ổn định.

Đáp lại điều này, một số cư dân mạng weibo đã trực tiếp chỉ trích:

“Ung thư tuyến tụy = vua của các bệnh ung thư, không phân chia giai đoạn = mức độ nghiêm trọng nhất. Trong thông báo viết ‘tình trạng ổn định’ là có chút kỳ lạ, tình hình ổn định có nghĩa là vẫn còn sống, còn có thể thở?” 

“Ai nói dối? Bệnh viện chỉ nói tình trạng đã ổn định, hiện tại người nhà nói bệnh tình rất nặng, sinh viên y khoa thật khổ!”

Theo tờ “Haibao Xinwen” đưa tin vào lúc 16h ngày 7/11, một nhân viên Văn phòng Đảng của Bệnh viện số 2 Đại học Trung Sơn tuyên bố rằng thông tin liên quan là sai sự thật và thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào ngày 7/11. Vào ngày 7, giáo viên hướng dẫn Tô Thế Thành nói trên vẫn đang tham gia khám bệnh bình thường, bản thân ông đã hồi đáp bằng 3 “tin đồn hoàn chỉnh” và cho biết bệnh viện sẽ đưa ra thông báo sau.

Tối ngày 7/11, một người có liên quan là Điệp Nhi (hóa danh) đã cung cấp một bức ảnh báo cáo bệnh lý, nói rằng báo cáo đó là của Hoàng, một trong những nghiên cứu sinh bị bệnh, người được cho là đã di căn ung thư tuyến tụy. Báo cáo bệnh lý được công bố vào ngày 2/11. Bệnh nhân Hoàng, 29 tuổi, đơn vị đưa ra chẩn đoán là Bệnh viện Ung thư Đại học Trung Sơn. Mục chẩn đoán lâm sàng cho biết: “Các tổn thương phù hợp với khối u ác tính và được coi là ung thư tuyến tụy di căn.”

Lili (hóa danh), bạn học của Hoàng, nói rằng Hoàng đã theo học tại Trường Học viện Y Trung Sơn thuộc Đại học Trung Sơn từ năm 2012 và tất cả bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ của cô đều là từ Đại học Trung Sơn. Lili để ý trên weibo của Hoàng cho thấy cô bị viêm tụy vào tháng 9 năm nay và nhập viện vào tháng 10. Cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy vào ngày 1/11 và sau đó đã bị ông Tô Sĩ Thành kích ra khỏi nhóm trò chuyện.

Em gái của Hoàng là Lạc Lạc, tiết lộ rằng tình trạng của chị gái cô vẫn rất nghiêm trọng, cô mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi tầng lớp về bệnh tình chị gái mình: “Chúng tôi hiện không muốn để ý đến quá nhiều chuyện như thế. Chúng tôi chỉ muốn xem liệu mình có thể có cơ hội hội cứu chị gái mình hay không.”

Tin đồn bệnh viện sẽ dỡ bỏ phòng thí nghiệm nơi có nghiên cứu sinh mắc bệnh ung thư, các bài viết trên diễn đàn cũng bị xóa

Vào ngày 8/11, một tài khoản weibo đã đăng một số hình ảnh cho biết: “Bệnh viện số 2 của Đại học Trung Sơn bắt đầu dỡ bỏ phòng thí nghiệm nơi Hoàng Mẫn và những người khác đang làm việc vào trưa hôm nay, và các bài đã đăng liên quan trên diễn đàn của trường cũng đã bị xóa.”

p3413611a653435949 ss

Có tin đồn rằng Bệnh viện số 2 Trung Sơn đang tháo dỡ phòng thí nghiệm nơi có nghiên cứu sinh bị ung thư. (Ảnh chụp màn hình weibo)
p3413612a926434719 ss
Có tin đồn rằng Bệnh viện số 2 Trung Sơn đang tháo dỡ phòng thí nghiệm nơi có nghiên cứu sinh bị ung thư. (Ảnh chụp màn hình weibo)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục đã hỏi:

“Sinh viên tại Đại học Trung Sơn phản ánh rằng phòng thí nghiệm đang bị dỡ bỏ … Đây có phải là giải pháp cho vấn đề của các vị không?” 

“Như thế này thì là hoan nghênh đánh giá của bên thứ ba có đúng không, chứ dỡ bỏ 6 cái vỏ thì cho ai xem?” 

“Có vấn đề gì thì nên giải quyết vấn đề, sao lại có cảm giác giấu giấu diếm diếm?” 

“Vùng đất này còn có gì có thể khiến người ta tin tưởng được đây?

Thông tin nhóm nghiên cứu sinh bị ung thư tập thể gây náo động

Một số cư dân mạng đại lục chế giễu:

“Mạng của sinh viên không phải là mạng sống!” 

“Thật ớn lạnh! Ngày 1 đưa ra bệnh lý, ngày 2 bị đuổi khỏi nhóm. Bệnh tình nghiêm trọng sao lại nói là tình trạng ổn định, muốn lừa gạt ai đây! Thật ích kỷ! Sinh viên y khoa thật sự khó khăn. Nhất định phải nghiêm khắc điều tra!”

Một số cư dân mạng đặt câu hỏi:

“Không quan tâm đến sống chết của sinh viên thì sau này làm gì có sinh viên đến học!”

“Những người đối xử với sinh viên của mình như thế, vậy đối với bệnh nhân thì tốt ở đâu?”

“Khi nào mới có thể bắt đầu tiến hành cải tạo học phiệt? Người lao động bình thường vẫn còn có sự bảo vệ của ‘Luật lao động’, nghiên cứu sinh thạc sĩ hoặc tiến sĩ chính là làm trâu làm ngựa cho những giáo viên hướng dẫn có lòng đen, nhưng cũng chỉ có thể bị đưa lên mạng và để cư dân mạng phán xét.”

Một sinh viên hỏi: “Khi người nghiên cứu về cơ chế thúc đẩy ung thư bị ung thư, điều đó có nghĩa là họ đã có bước đột phá trong nghiên cứu? Ung thư là do đột biến gen gây ra, là nguyên nhân gì dẫn đến đột biến? Thứ gì kích thích nó đột biến?”

“Nếu không có học sinh nào mắc bệnh ung thư có tiền sử bệnh di truyền thì lý do này rất quan trọng. Đây phải chăng là vũ khí sinh hóa tiếp theo. Cũng có nhiều bệnh nhân trẻ mắc các loại ung thư vú hiếm gặp và tỷ lệ sống sót là rất cao, nhưng họ phải chịu đựng, và đó cũng là sự thử thách lòng người.”

Sinh viên này còn cho biết ông chủ lớn của phòng thí nghiệm Bệnh viện số 2 Đại học Trung Sơn đã “bịt miệng”. Hiện tại, có thể có vấn đề về an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm và nội dung nghiên cứu chính của phòng thí nghiệm là cơ chế thúc đẩy ung thư. Ít nhất 3 người, bao gồm cả nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và nghiên cứu sinh, lần lượt bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, và một trong số họ, chị gái sau tiến sĩ, đã bị ung thư tuyến tụy di căn và sẽ không sống được lâu nữa.

Sinh viên này cho biết bản thân mình đã đăng bài trên Weibo nhưng tài khoản hiện đã bị hủy. Phản ứng đầu tiên của ông chủ phòng thí nghiệm khi biết có người mắc bệnh ung thư là đuổi họ ra khỏi các nhóm khác nhau. “Những gì tôi đăng đều là sự thật, bạn vẫn có thể tìm thấy nếu tìm Khoa Phẫu thuật vú của Bệnh viện số 2 Đại học Trung Sơn.” 

Thông tin công khai cho thấy: Bệnh viện số 2 trực thuộc Đại học Trung Sơn (Bệnh viện Tưởng niệm Tôn Dật Tiên của Đại học Trung Sơn) là bệnh viện trực thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tọa lạc tại Tỉnh Quảng Đông là bệnh viện cấp 3A, được thành lập vào năm 1835, là bệnh viện Tây y đầu tiên ở Trung Quốc.

Trí Đạt (t/h)