Vụ ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 7 năm ngoái đã gây chấn động cộng đồng quốc tế. Một năm sau vụ việc, các học sinh của một trường trung học ở Trung Quốc Đại Lục đã biểu diễn lại quá trình ông Abe bị ám sát, đồng thời giương biểu ngữ có dòng chữ “Hai phát súng nổ, thi thể lạnh ngắt, xả nước thải ra biển để lại hậu hoạn”. Động thái châm biếm này đã khiến dư luận dậy sóng.

Truong hoc TQ
Tại lễ khai mạc Đại hội thể thao Trường THCS Số 3 Tảo Trang tỉnh Sơn Đông, các học sinh đã diễn lại cảnh ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn ảnh: Twitter)

Học sinh Trung Quốc biểu diễn vụ ám sát ông Abe, dư luận chỉ trích

Vào ngày 7/10, tài khoản “Tung hoành Nhật Bản” (@zonghengjp) trên mạng xã hội X đã đăng một đoạn video, nội dung cho thấy mới đây, tại lễ khai mạc Đại hội Thể thao trong khuôn viên Trường THCS Số 3 (TP. Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông), học sinh lớp 11 đã biểu diễn tiết mục cố Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát. Trong vở diễn, sau khi ông Abe bị ám sát, học sinh đã nhanh chóng căng lên một biểu ngữ lớn màu đỏ có dòng chữ “Hai tiếng súng vang lên, thi thể lạnh ngắt, xả nước thải ra biển để lại hậu hoạn”, sau đó là tiếng reo hò tại hiện trường.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc để lại lời nhắn bên dưới video: 

“Những phấn hồng bị tẩy não đang vỗ tay.”

“Giáo dục thù hận bắt đầu từ khi còn nhỏ, nói về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, như thế này mới là đúng.”

“Hành động hèn hạ và vô liêm sỉ, coi thường sự sống, biểu dương bạo lực, sẽ chỉ bồi dưỡng ra càng nhiều côn đồ quỷ dữ, một ngày nào đó chính họ sẽ nếm trái đắng do mình làm ra!”

“Truyền bá thù hận cho học sinh, một nền giáo dục như vậy làm sao có thể bồi dưỡng ra những học sinh bình thường. Nền giáo dục rác rưởi nhất thế giới chỉ có thể ở đó.”

“Học tiểu học ở Trung Quốc Đại Lục sẽ hủy hoại một nửa cuộc đời, học cấp hai sẽ hủy hoại cả cuộc đời.”

“Đảng ta sử dụng hệ tư tưởng mạnh mẽ, thậm chí chống phương Tây, chống Mỹ, chống Nhật một cách cực đoan hóa, sau đó dùng phương pháp ngưng tụ hận thù này để áp chế các khó khăn bên trong và bên ngoài cũng như các xung đột xã hội khác nhau trong nước.”

Một số cư dân mạng còn phàn nàn: 

“Vở kịch kiểu mẫu này có thể được sử dụng trong Gala Lễ hội Mùa xuân.”

“Diễn vở kịch như thế có ổn không?” 

“Họ đều điên cả rồi!” 

“Chín năm giáo dục bắt buộc chỉ có thể dạy được những kẻ ngốc như vậy!”

“Tôi chỉ cảm thấy 2 chữ ‘xấu hổ!'”

“Thật đáng sợ, một nhóm xác sống!”

“Một hoạt động rất giàu trí tưởng tượng, nhưng liệu ĐCSTQ có sợ những hành động bạo lực và khủng bố mà nó cổ vũ?”

“Trường học kiểu gì, giáo dục kiểu gì, thật vô liêm sỉ!”

Những người khác chỉ ra: 

“Khoa học chứng minh nước đã qua xử lý của Fukushima không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cả Mỹ và các nước phương Tây đều chưa có động thái nào cả.” 

“Họ có biết thế giới thực bên ngoài không? Thật đáng buồn! Làm sao mà cảnh này lại giống như cảnh thời kỳ Cách mạng Văn hóa.”

Cường điệu chống lại Nhật Bản thất bại? Lượng lớn du khách Đại Lục đến Nhật Bản chơi trong dịp “Quốc khánh”

Điều đáng nói là mặc dù chính quyền Trung Quốc đã cố tình tuyên truyền phản đối Nhật Bản xả nước thải, nhưng một lượng lớn người dân Trung Quốc vẫn chọn đi du lịch Nhật Bản trong dịp Tết Trung thu và dịp nghỉ lễ kỷ niệm ngày ĐCSTQ thành lập chính quyền.

Theo Đài Truyền hình Asahi của Nhật Bản đưa tin, trong dịp nghỉ lễ “Quốc khánh 1/10”, truyền thông Nhật Bản đã thực hiện một cuộc khảo sát với du khách Trung Quốc về vấn đề nước thải hạt nhân Fukushima và liệu họ có dám ăn hải sản Nhật Bản hay không. Kết quả cho thấy, trong 11 nhóm du khách Trung Quốc, có 9 nhóm cho biết: “Tôi tin vào sự giám sát của Nhật Bản và cộng đồng quốc tế”, “tin rằng bức xạ trong nước được xử lý sẽ không vượt quá tiêu chuẩn”.

Trong số đó, một phụ nữ trẻ Tây An cho biết: “Chúng tôi đã đặt trước một tháng ở một nhà hàng sushi vì nguyên liệu Nhật Bản tươi và các tay nghề đầu bếp sushi rất giỏi. Chúng tôi cảm thấy chỉ có tới đây mới có thể ăn được sushi chính hiệu. Theo quan điểm của chúng tôi, đối với người trẻ tuổi mà nói, chính trị là chính trị, cuộc sống là cuộc sống, đó là hai vấn đề khác nhau.”

Một nữ du khách trẻ đến từ Lạc Dương cũng cho biết: “Tôi nghĩ văn hóa Nhật Bản rất tốt. Đối với tôi, việc xử lý vấn đề nước của Fukushima về cơ bản không có ảnh hưởng gì”. Đối với giới trẻ Trung Quốc, hầu hết mọi người đều tin rằng vấn đề Nhật Bản xử lý nước thải là một vấn đề chính trị ở Trung Quốc Đại Lục.

Một du khách Bắc Kinh cũng vui vẻ cho biết: “Tôi vừa đến chợ Tsukiji và ăn món Kaisendon. Tôi đến Nhật Bản chơi vì cảm giác được rằng đồ ăn rất ngon”. Tuy nhiên, cô cũng tiết lộ rằng bố mẹ đã ngăn cản cô đến Nhật Bản du lịch.

“Mọi người đều nói rằng đến Nhật Bản nhất định phải ăn sushi và ramen nên chúng tôi đến ăn thử”, một cặp vợ chồng trẻ khác cho biết. Sau khi thử đến Nhật Bản và nếm thử món ăn Nhật Bản, họ cảm thấy chuyến đi thật đáng giá. 

Một cặp vợ chồng trẻ khác nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nhật Bản tại sân bay Haneda: “Vì tôi thích cua từ Hokkaido nên tôi không quan tâm nhiều đến (vấn đề nước thải Fukushima)”.

Điều thú vị là trong kỳ nghỉ lễ “Quốc khánh”, nhiều du khách Trung Quốc đã đăng video nếm thử hải sản ở Nhật Bản, bao gồm “Kaisendon cá hồi” và “Kaisendon trứng cá hồi”, cũng có khách du lịch Trung Quốc đến Tsukiji để ăn Kaisendon hải sản và họ liên tục khen ngợi người Nhật thức ăn “ngon!”

Một nam du khách đến từ Thượng Hải cho biết: “Tôi tin rằng Nhật Bản, trong đó có cộng đồng quốc tế, sẽ giám sát việc xử lý nước. Nếu chỉ số đặc biệt cao thì nên báo cho mọi người biết, vì tôi chưa thấy con số cụ thể về vấn đề này, cho nên hiện tại tôi không có gì đặc biệt lo lắng cả”.

Cấm nhập khẩu cá Nhật Bản, nhưng ĐCSTQ cho ngư dân bắt cá ở vùng biển Nhật Bản

Theo hệ thống Theo dõi Nghề cá Toàn cầu (GFW) thông qua hệ thống nhận dạng tín hiệu tàu (AIS), phát hiện một số lượng lớn tàu đánh cá Trung Quốc đã tập trung ở vùng biển công cộng cách thành phố Nemuro tỉnh Hokkaido khoảng 1000 km về phía đông.

Mỗi ngày có khoảng 146 – 167 tàu đánh cá Trung Quốc cùng đánh cá với tàu đánh cá Nhật Bản, các hải sản đánh bắt được gồm cá thu đao, cá ngừ, cá mòi… Hải sản do tàu cá Nhật Bản đánh bắt không thể xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng hải sản do tàu cá Trung Quốc đánh bắt lại trở thành “Made in China” và lưu thông trên thị trường sau khi vào Trung Quốc.

Điều tra của Cục Thủy sản Nhật Bản cũng cho kết quả tương ứng, thống kê cho thấy số lượng tàu cá Trung Quốc hoạt động ở các vùng biển liên quan gần bằng cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của tổ chức quản lý nghề cá quốc tế là Ủy ban Nghề cá Bắc Thái Bình Dương (NPFC), sản lượng đánh bắt cá thu đao của Đài Loan năm ngoái đứng đầu Bắc Thái Bình Dương là 42.000 tấn, tiếp theo là Trung Quốc với 35.000 tấn và Nhật Bản với 18.000 tấn.

Cục Thủy sản Nhật Bản cũng cho hay, tổng sản lượng đánh bắt cá từ đầu năm nay đến giữa tháng 9 bao gồm cả Trung Quốc cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu số lượng tàu đánh cá gần như nhau thì có thể coi hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc cũng tăng lên tương ứng.

Ngày 22/9 trên nền tảng mạng xã hội “X”, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản là ông Rahm Emanuel đã đăng hình ảnh các tàu đánh cá Trung Quốc ngày 15/9 đang đánh bắt ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, trên hình có thể thấy rõ chữ tiếng Anh “CHINA” được in trên thân tàu.

Ngày 27/9, Đại sứ Emmanuel lại đăng trên mạng xã hội X:

“Kể từ khi xử lý nước đã qua một tháng, Cục Thủy sản Nhật Bản cho hay đo đạc hàm lượng tritium ở vùng biển nơi nhà máy Fukushima Dai-ichi thải nước cho thấy bằng 0. Tin tức này dường như đã khiến Trung Quốc (ĐCSTQ) phấn chấn, khó trách họ lại cho tiếp tục đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Họ có thể lựa chọn giữa hư cấu hoặc thực tế, nhưng họ chọn hư cấu để tiếp tục đánh cá. Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấu thủ đoạn của Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Trí Đạt (t/h)