Trong lịch sử khoa bảng, tỉnh Hà Nam có 94 người đỗ đại khoa, trong đó riêng huyện Bình Lục đóng góp 31 người với những danh sĩ như Lý Công Bình, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tông Mại, Nguyễn Kỳ.

Bình Lục là vùng rốn nước hạ lưu châu thổ sông Hồng, là nơi chiêm trũng, cuộc sống có phần khó khăn, nhưng lại là nơi có truyền thống khoa bảng với số người đỗ đạt đứng đầu tỉnh Hà Nam.

Khoa bảng nơi vùng đất chiêm trũng Bình Lục
Cảnh trường thi năm 1900. (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)

Phò mã Lý Công Bình đánh tan quân Angkor

Người đỗ khai khoa của huyện Bình Lục là Nguyễn Cương (thường được gọi là Cương Công) thời nhà Lý. Dù gia đình làm ruộng và nghèo khó nhưng Nguyễn Cương rất chăm chỉ học hành, nổi tiếng thần đồng từ bé.

Khoa thi năm 1125, Nguyễn Cương dự thi và đỗ đại khoa, trở thành tiến sĩ đầu tiên của tỉnh Hà Nam. Là người văn võ kiêm toàn, Nguyễn Cương được Vua gả công chúa Lan Hoa cho, trở thành phò mã tài ba của nhà Lý, được ban cho quốc tính, từ đó có tên là Lý Công Bình.

Lúc này Đế quốc Angkor hùng mạnh, đưa quân xâm chiếm các nơi, thu phục được các vùng đất thuộc Miến Điện (Myanmar), Campuchia, Lào, Thái Lan. Diện tích Đế quốc Ankor rộng 1,2 triệu km2. Trong khi đó diện tích Đại Việt thời nhà Lý chưa đến 111.000 km², tức chưa bằng 1/10 diện tích Angkor.

Tháng 2/1128, quân Angkor tiến đánh Đại Việt ở Nghệ An. Vua phong cho Lý Công Bình làm Thái úy chỉ huy toàn quân chống giặc. Chưa đầy 1 tháng, Lý Công Bình đánh tan giặc, bắt được cả chủ tướng. Nhà Vua trọng thưởng ban cho ông thực ấp ở Bình Lục.

Sau khi Lý Công Bình mất, làng Thanh Nghĩa quê ông tôn ông làm Thành Hoàng và kính cẩn gọi là Thiên Cương Đại vương Lý Công Bình.

Tế tửu Quốc Tử Giám Nguyễn Kỳ

Quốc Tử Giám là ngôi trường có tiếng nhất, nơi tạo ra nhiều hiền tài phụng sự Xã Tắc. Người đứng đầu trường này được gọi là Tế tửu Quốc Tử Giám, đây là chức vụ thường được trao cho những danh sĩ có tiếng. Trong lịch sử tỉnh Hà Nam có 4 người được giữ chức vụ này, trong huyện Bình Lục có 1 người là Nguyễn Kỳ.

Nguyễn Kỳ sinh năm 1718 ở làng An Lão, cha mẹ mất từ sớm, nhà nghèo khó nhưng Nguyễn Kỳ lại rất ham học. Theo giai thoại từ người dân làng An Lão lưu truyền lại, do mồ côi nên cậu bé Nguyễn Kỳ phải hàng ngày mò cua bắt ốc kiếm ăn, học lỏm chữ của thầy đồ làng. Thầy đồ thương tình liền cho vào học rồi bỏ công sức dạy dỗ.

Đêm giao thừa 30 tháng chạp năm 1744, trong khi dân chúng chuẩn bị giao thừa đón năm mới thì Nguyễn Kỳ vẫn mải mê đọc sách trong căn nhà tranh nhỏ. Không may tàn lửa khiến căn nhà bốc cháy. Dân làng trông thấy thì khua chiêng trống inh ỏi rồi đến chữa cháy ứng cứu, tiếc là không cứu kịp căn nhà, may Nguyễn Kỳ thoát được ra ngoài.

Sáng hôm sau mùng một tết, thầy đồ đến thăm nhưng chẳng thấy căn nhà đâu, chỉ thấy một đám tro tàn. Nguyễn Kỳ đắp một bệ đất ở đó đặt bàn thờ tổ tiên, cạnh đấy là một bài thơ:

Một phút làm nên rạng tổ tông,
Tàn bay đỏ khắp mái tây đông
Vang lừng trống đánh trong làng nước
Nam bắc nơi nơi biết tiếng ông.

Thầy gật gù tin rằng rồi Nguyễn Kỳ sẽ làm rạng danh cho tổ tông.

Chỉ 1 năm sau vào khoa thi năm 1745, Nguyễn Kỳ đỗ thủ khoa kỳ thi Hương. Đến khoa thi năm 1748, ông vượt qua tứ trường kỳ thi Hội, vào đến kỳ thi cuối cùng là thi Đình ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.

Nguyễn Kỳ làm quan trải qua các chức vụ khác nhau, ngoài 50 tuổi thi được phong Chánh nhất phẩm Đông các điện đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu, tước Mai Phong bá.

Tam nguyên Nguyễn Khuyến

Bình Lục cũng tự hào là vùng đất khoa bảng sinh ra Tam nguyên Nguyễn Khuyến. Tam nguyên là người đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình, trong lịch sử khoa bảng rất ít người đỗ Tam nguyên. Nguyễn Khuyến là Tam nguyên duy nhất của tỉnh Hà Nam.

Nguyễn Khuyến sinh ở nhà ngoại là làng Văn Khế, xã Hoàng Xá (Ý Yên, Nam Định), nhưng lớn lên ở quê nội là làng Vị (tục gọi là làng Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương (Bình Lục).

Ông có gia cảnh rất nghèo, phải chạy vạy lo toan cuộc sống nên không có nhiều thời gian học hành. Dù phải vất vả mưu sinh nhưng ông học hành không biết mệt mỏi, cuối cùng đạt được thành quả khi đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình, trở thành Tam nguyên hiếm hoi trong lịch sử khoa bảng, mang lại niềm tự hào cho làng Vị.

*

Bình Lục còn là nơi sinh ra nhiều vị danh sĩ khác.

Phạm Phổ đỗ tiến sĩ khoa thi năm 1463 đời vua Lê Thánh Tông, được Vua ban chức Thị giảng, chuyên giảng sách cho Thái tử.

Nguyễn Bảng đỗ tiến sĩ thời vua Lê Thánh Tông, được cử làm Tham tán. Khi vua Lê Thánh Tông đưa quân đánh Chiêm Thành, ông đi theo lo việc quân lương, sau được cai quản đạo Sơn Nam, hưởng thực ấp ở huyện Lị Nhân. Khi mất được sắc phong là “Đông Bảng đại vương”, lại gia tặng là “Thông minh hùng lược tế trung đẳng thần”. Do ông làm quan giúp dân rất nhiều, dân xã Đinh Xá tôn lập thần hiệu cùng thờ với Đông Hải, Đông Xứng (Hai vị tướng thời Lý) thành 3 vị đại vương tại ngôi đình thôn Đinh, xã Đinh Xá, huyện Bình Lục.

Trần Hưng

Xem thêm:

Mời xem video: