Họ Trần ở Đào Lãng có tiếng bởi nơi đây xuất sinh ra các nhân tài phụng sự cho Xã Tắc. Cụ tổ ban đầu đến đây có Trần Dĩ Hòa, Trần Dĩ Hiếu vào thơ Lê Sơ, đến đời thứ 7 thì có Trần Hữu Thành. Ông là một vị Hoàng giáp có công lớn với người dân Nam Định.

Trần Hữu Thành: Vị Hoàng giáp giúp dân Nam Định trị thủy
(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

“Quỳnh uyển Tao đàn huynh giáp bảng”

Trần Hữu Thành sinh năm 1557 thời nhà Mạc, mồ côi cha khi còn nhỏ, được mẹ tần tảo nuôi dạy khôn lớn. Ông cùng các em đều là những người học hành có tiếng trong vùng.

Khoa thi năm 1586 dười thời nhà Mạc, Trần Hữu Thành là một trong 3 người đỗ Tiến sĩ xuất thân. Ông cho đổi tên làng thành làng Văn Khê (này thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), hai người em của ông cũng thi đỗ các khoa thi sau đó.

Trần Hữu Thanh được ca tụng là “Quỳnh uyển Tao đàn huynh giáp bảng”, “huynh giáp bảng” nghĩa là đứng đầu giáp bảng.

Ông làm quan đến chức Đề hình Giám sát ngự sử, nhiền lần trực tiếp tâu lên Triều đình biện pháp nhằm giữ yên phép nước, bảo vệ dân lành.

Tuy nhiên thời đó, vua Mạc Mậu Hợp càng ngày càng không nghe những lời tâu trình của các quan trong triều. Phụ chính Mạc Đôn Nhượng cũng chẳng giúp được gì, khiến triều chính ngày càng kém cỏi.

Đi theo nhà Lê, lập công đức với người dân Nam Định

Nhận thấy nhà Mạc không thể giữ được lâu, năm 1592, Trần Hữu Thành quyết định đến Nam triều theo nhà Lê. Trụ cột chèo chống cho nhà Mạc là Mạc Ngọc Liễn cùng công chúa Mạc Ngọc Lâm đến tiễn ông đi Nam Định, ông đã để lại cho Mạc Ngọc Liễn bài thơ rằng:

Nam – Bắc đôi đường sao gặp lại,
Minh công gìn giữ đó lòng tôi.

Đi theo nhà Lê, ông được chúa Trịnh Tùng phong cho chức Chánh sứ Quảng khuyến Canh nông. Ông trở thành nhà trị thủy có tài khi trị thủy thành công sông Ninh Cơ và sông Đào ở Nam Định, nhờ đó mà nông nghiệp phát triển, giúp dân chúng ấm no, quân nhà Lê lại có đủ lương thực đánh bại nhà Mạc.

Việc trị thủy của ông được vị quan nhà Lê lúc đó là Đặng Phi Hiển mô tải lại qua bài thơ:

Ông Trần đào đất cửa hai sông
Cho chảy về Nam cũng dễ thông
Vạn khoảnh lúa ngô đều đẹp mắt
Ngàn làng già trẻ được no lòng

Vào cuối đời, Trần Hữu Thành đến ẩn cư ở vùng biển Nghĩa Hưng. Tại đây ông cùng dân khai khẩn đất hoang lập nên 9 xã kéo dài từ vùng Hải Lãng Trang xuống tới đất Liễu Đề. Ông thiết lập chế độ tự quản, lại khuyên dân đắp đê ngăn nước, dạy dân và phát triển nghề trồng cói, dệt chiếu… dần dần nơi đây trở nên trù phú.

Công đức của Trần Hữu Thành tỏa đi các nơi, Bùi Vũ Quan đang tấn thủ cửa biển Thần Phù (Nga Sơn, Thanh Hóa ngày nay) vì ngưỡng mộ mà gửi tặng cho ông bài thơ:

Nhớ người khai thác lưu công đức
Ơn vị tổ thần dạy xã dân
Trần chủ xóm thôn còn nhớ việc
Lê triều đền miếu có thơ ngâm
Đại An một chốn ai hơn được
Cúi dưới thềm lan mãi cảnh xuân

Ngay khi ông còn sống, dân chúng đã lập đền sinh từ để thờ nhằm ghi nhớ công ơn của ông:

Đời thấy bao người tu được thế
Làng tôn thờ sống đội ơn thừa

Hậu duệ nội ngoại của ông sau này nhiều người thành danh, trong đó có Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến là cháu ngoại của Trần Hữu Tập, sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Văn Khê. Sau này đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, thi Hội và thi Đình, trở thành Tam nguyên nổi tiếng trong lịch sử.

Trần Hưng tổng hợp

Xem thêm:

Mời xem video: