Lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là để ngăn chặn sự thật và bịa đặt lịch sử. Bài viết này sẽ chỉ mô tả ngắn gọn một số vấn đề chính.

(Bài viết của Tào Trường Thanh, thể hiện lập trường và quan điểm cá nhân của tác giả.)

p2962901a221181153
Buổi biểu diễn văn nghệ quy mô lớn trong Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ ban đầu dự kiến ​​được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 29/6 đã diễn ra trước một ngày, tức ngày 28/6 “vì một số lý do”. (Ảnh: Weibo)

1. Phong trào Ngũ Tứ (4/5)

‘Phong trào Ngũ Tứ’ là một phong trào vận động kháng nghị chính trị xảy ra vào ngày 4/5/1919 tại Quảng trường Thiên An Môn, tham gia chủ yếu là thành phần thanh niên sinh viên, các giai tầng khác cũng có tham gia. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận đã ký kết bản Hiệp ước Versailles, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật Bản. Các tầng lớp nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là học sinh sinh viên đã đứng lên đấu tranh chống lại quyết định này. Phong trào lan rộng, chuyển mũi nhọn đấu tranh từ chống lại Hiệp ước Versailles sang chống lại Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lúc bấy giờ. “Dân chủ và Khoa học” là chủ đề của phong trào này.

ĐCSTQ luôn ca ngợi Phong trào Ngũ Tứ, mỹ hóa phong trào này rằng nó đã mở đường cho chế độ chuyên chế. Phong trào Ngũ Tứ có hai nội dung, Hồ Thích (Hu Shi) nhấn mạnh rằng đó là một phong trào văn hóa mới và hy vọng rằng nó có thể khai sáng cho người dân Trung Quốc và đi theo con đường phương Tây hóa kiểu dân chủ Mỹ. Nhưng sau đó Trần Độc Tú (Chen Duxiu), người trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản, đã biến khai sáng văn hóa thành một phong trào chính trị, rao giảng chủ nghĩa cộng sản Xô-Nga dưới chiêu bài chống đế quốc và chống phong kiến. Hồ Thích đề xuất “nghiên cứu một số vấn đề và ít nói về một số học thuyết”, chính là biến tướng phản đối Trung Quốc đi theo con đường Xô-Nga. Hai năm sau Phong trào Ngũ Tứ, năm 1921, ĐCSTQ được thành lập. Trong các bài báo đặc biệt như “Ngày 4/5 là bà đỡ của ĐCSTQ”, “‘Hỏa thiêu Triệu gia lâu’ thiêu hủy Trung Quốc“, tôi đã trình bày chi tiết sự thật về cách Đảng Cộng sản đã lợi dụng của Phong trào ngày Ngũ Tứ để thu gom quyền tiền và thông qua ca ngợi chủ nghĩa cộng sản Xô-Nga để trải đường cho chế độ chuyên chế bạo chính ĐCSTQ.

2. “Đảo chính phản cách mạng ngày 12/4/1927”

Sự kiện ngày 12/4/1927 là một sự kiện mang tính bước ngoặt trong giai đoạn đầu “làm sạch đảng” của Quốc dân đảng. ĐCSTQ gọi sự kiện này là cuộc “đảo chính phản cách mạng”.

Ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch đã phát động một cuộc chính biến và giết một số người cộng sản, ông bị lịch sử ĐCSTQ lên án mạnh mẽ, cáo buộc ông đã đi ngược lịch sử. Trên thực tế, đây là hành động đúng đắn nhất của Tưởng Giới Thạch, từ lâu ông đã nhìn thấy rõ ĐCSTQ là một tập đoàn bạo lực và có ý đồ thiết lập chế độ chuyên chế. Năm xưa, Tôn Trung Sơn đã đề ra 3 chính sách lớn là “liên kết với Nga, dung nạp cộng sản, hỗ trợ công nhân và nông dân”, dẫn đến việc một số lượng lớn đảng viên Đảng Cộng sản vào Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân đảng. Họ liên thủ với những người cánh tả của Quốc dân đảng như Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei), Liêu Trọng Khải (Liao Zhongkai) và thành lập đa số để “rút ruột” Quốc dân đảng. Đồng thời, các cuộc tấn công vũ trang đánh, đập, cướp của ĐCSTQ ở Thượng Hải và những nơi khác đã trở thành chính trị bạo dân. Tưởng Giới Thạch đã hành động dứt khoát và trấn áp cộng phỉ, ngăn cản ĐCSTQ đoạt quyền sớm. Cho nên, đó không phải là đảo chính, mà là “Cách mạng chống cộng ngày 12/4“, đó là công trạng lịch sử của Tưởng Giới Thạch.

3. Sự biến Tây An

Tháng 9/1931, Nhật Bản bắt đầu tiến hành xâm lược Trung Quốc, cho đến mùa hè năm 1935, Nhật đã chiếm được vùng Đông Bắc Trung Quốc và 1,5 triệu quân Nhật đã được điều tới Trung Quốc, gây hấn khắp nơi. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng như vậy, Tưởng Giới Thạch vẫn chỉ hướng toàn lực về Hồng quân, coi cộng sản là đại thù của Trung Hoa và chủ trương diệt cộng trước, chống Nhật sau.

Sự biến Tây An là cuộc binh biến bắt giữ Tưởng Giới Thạch tại Tây An do Trương Học Lương và Dương Hổ Thành thực hiện, nhằm gây áp lực buộc Tưởng hợp tác với Đảng Cộng sản chống Nhật vào ngày 12/12/1936. Sự biến Tây An gây chấn động thế giới đương thời.

Năm 1991, Trương Học Lương (Zhang Xueliang) [được sự chấp thuận của Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy] lần đầu tiên rời Đài Loan đến Mỹ. Tôi và những người ở quê Đông Bắc như Lưu Tân Nhạn (Liu Binyan) đã đến thăm nơi ở của ông ở New York và nói chuyện gần 3 giờ đồng hồ. Đối với Sự biến Tây An, Trương Học Lương nói năng rất thận trọng, bởi vì ông không dám tiết lộ sự thật rằng ông ấy bắt Tưởng Giới Thạch không phải vì chống Nhật, mà để đoạt quyền! Dưới chiêu bài chống Nhật, ông ta muốn thành lập Chính phủ Liên hợp Tây Bắc do ông ta đứng đầu (Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đều tôn ông ta làm vương, và Dương Hổ Thành nguyện ý làm cấp phó của ông ta) để đứng ngang vai vế với chính quyền trung ương (Quốc Dân đảng). Stalin cho rằng nếu không có Tưởng Giới Thạch thì Trung Quốc sẽ chia rẽ vì nội chiến và tạo cơ hội cho quân Nhật rút khỏi đó và tấn công Liên Xô, vì vậy ông ta đã ra lệnh cho Mao và Chu thả Tưởng. Không có sự ủng hộ của Stalin, Mao, Chu và Trương đều là những ‘cô nhi’ chính trị, cho nên họ mới vội vã thả Tưởng. Sự việc này đã dẫn đến 3 hậu quả xấu: (1) Hành động vây quét Đảng Cộng sản bị chấm dứt, Hồng quân may mắn sống sót, và còn được biên chế vào hệ thống Chính phủ Quốc Dân để nhận lương bổng cho quân đội; (2) Thúc đẩy quân đội Nhật Bản xâm lược Trung Quốc trước, vì Trung Quốc không chuẩn bị đầy đủ nên kháng chiến cực kỳ khó khăn; (3) ĐCSTQ đã nắm bắt cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn và cuối cùng đã đoạt quyền lực và thiết lập sự cai trị của mình. Nếu không có Sự biến Tây An, ĐCSTQ rất có thể sẽ bị xóa sổ từ trong trứng nước; Trương Học Lương đã sử dụng Sự biến Tây An để thay đổi quỹ đạo của lịch sử Trung Quốc, nghiệp chướng nặng nề!

4. Cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản

Sau thời kỳ hợp tác ban đầu, do những bất đồng, xung đột, bất hòa và mâu thuẫn sâu sắc về quan niệm phát triển kinh tế – xã hội và phương thức cai trị cũng như triết học; những người thân Cộng sản trong Quốc dân đảng cùng nhiều thành viên cũ thuộc phe cánh tả của Quốc dân đảng dần tách ra và hình thành một phe cánh chính trị trong nội bộ Quốc dân đảng.

Đây là một trận chiến rõ ràng về sự chiếm đoạt quyền lực một cách bạo lực của ĐCSTQ kéo dài từ tháng 4/1927 đến tháng 5/1950. Bởi vì khi đó Tưởng Giới Thạch là lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Quốc dân đảng, nên Bát lộ quân và Tân tứ quân của Đảng Cộng sản đều được vũ trang dưới biên chế của Chính phủ Quốc dân, cấp dưới tạo phản không phải là nội chiến, mà là đoạt quyền!

Vào thời điểm đó, “những người không am hiểu Trung Quốc” của Chính phủ Mỹ đề nghị rằng Quốc dân đảng và ĐCSTQ nên thành lập một chính phủ liên hợp giống như hai đảng ở Mỹ. Điều này đã kìm hãm lực độ chống cộng của Tưởng Giới Thạch. Đồng thời, Stalin toàn lực ủng hộ ĐCSTQ và cung cấp vũ trang quân sự, vì vậy quân đội ĐCSTQ mới có thể đánh một mạch từ Đông Bắc đến đảo Hải Nam. Sự hồ đồ của Mỹ (không hoàn toàn ủng hộ Tưởng) và sự tỉnh táo của Xô-Nga (ủng hộ ĐCSTQ) là những nhân tố bên ngoài quan trọng dẫn đến ĐCSTQ cướp chính quyền thành công.

5. Phong trào hợp tác hóa

Ngay sau khi thành lập lại chính quyền không lâu, ĐCSTQ liền triển khai phong trào “hợp tác hóa nông thôn”, đây lại càng là một trò lừa đảo lớn.

Mao Trạch Đông muốn học theo Liên Xô, đi theo con đường nông trường tập thể ở Liên Xô, thành lập hợp tác xã. Ông ta cho rằng chỉ cần hợp tác hóa nông nghiệp, cơ giới hóa sản xuất thì sẽ có phúc lợi cao, và chủ nghĩa cộng sản sẽ được thực hiện trước thời hạn. Ông muốn thúc đẩy mô hình trang trại tập thể của Liên Xô và hiện thực hóa hợp tác càng sớm càng tốt.

Bắt đầu từ tháng 12 năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã ban hành một loạt nghị quyết, quy định đường lối, chủ trương, chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở Trung Quốc. Phong trào này chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ năm 1949 đến cuối năm 1956.

Năm xưa vì để đánh bại Quốc dân đảng, ĐCSTQ đã “đánh thổ hào, chia ruộng đất”, dùng việc cung cấp ruộng đất để đổi lấy con cái của nông dân gia nhập quân đội, điều này đã mang lại cho ĐCSTQ một nguồn quân liên tục. Sau khi đánh bại quân Quốc Dân đảng, đạt được mục đích xong, ĐCSTQ liền “vong ân phụ nghĩa”, lập tức dùng “phong trào hợp tác hóa” để quốc hữu hóa đất đai một lần nữa, và tất cả đều trở thành tài sản của Đảng Cộng sản. Vụ “đổi đất” này là một trong những trò lừa đảo lưu manh nhất của ĐCSTQ; ngày nay, lại đem tài sản cướp được được biến thành tài sản riêng của các quan chức ở mức độ lớn nhất có thể.

6. Phong trào phản hữu

“Phản hữu” là một phong chính trị tàn bạo nữa Mao Trạch Đông nhắm vào phần tử trí thức bắt đầu từ 1957 đến khoảng năm 1959. Trong cuộc đàn áp như mưa to gió dữ này, xương sống của giới trí thức Trung Quốc đã bị đứt gãy, từ đó những kẻ sĩ Trung Quốc với truyền thống “coi việc thiên hạ là trách nhiệm của bản thân” đã bị bức bách phải im lặng, không dám lên tiếng.

Phong trào phản hữu năm 1956 là phong trào bịt miệng độc đoán của ĐCSTQ. Theo số liệu chính thức của ĐCSTQ, khoảng 552.973 người bị chụp mũ là “phe cánh hữu” và tất cả đều bị đàn áp.Trong đó, 25.600 người đã bị giết và tự sát. Sau đó, ĐCSTQ thừa nhận rằng phong trào phản hữu đã mở rộng, và tất cả đều được sửa lại án sai, ngoại trừ 96 người. Nếu tính dựa trên con số 96 người chưa được sửa lại án sai, thì phong trào này được “mở rộng” lên tương đương 5700 lần! Nhưng đây không phải là vấn đề mở rộng, mà là sự tàn bạo bóp nghẹt tư tưởng, trấn áp triệt để tự do ngôn luận và thiết lập thiên hạ dưới sự cai trị của ĐCSTQ!

7. Nạn đói lớn vào những năm 1960

Đây thậm chí còn là một trò lừa đảo được biên tạo thành “thảm họa thiên nhiên”. Bởi vì trong 12 tháng sau nạn đói tồi tệ nhất và hầu hết mọi người chết vì đói, hồ sơ của Bộ Lương thực ĐCSTQ cho thấy vẫn còn 20,15 tỷ kg ngũ cốc trong kho. Theo tiêu chuẩn vào thời điểm đó, nó tương đương với khẩu phần ăn của 140 triệu người trong một năm. Ví dụ, theo phương pháp cứu đói phổ biến nhất trong lịch sử Trung Quốc, việc mở kho lương, cho dù dùng một nửa để cứu trợ thiên tai thì cũng không thể có nhiều người chết đói như thế. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông cho rằng nông dân đã bị kẻ thù giai cấp mê hoặc và giấu lương thực mà không chịu giao ra, cho nên ĐCSTQ không những không mở kho để phân phát lương thực, họ còn tìm kiếm thu gom lương thực triệt để hơn, đồng thời ngăn cản người dân chạy trốn nạn đói. Thủ đoạn đàn áp của ĐCSTQ vô cùng tàn nhẫn, có tới 2,7 triệu người bị bắn và tra tấn đến chết. Riêng tại Tín Dương, Hà Nam, 67.000 người đã bị ném gạch chết. Theo nghiên cứu của các học giả nước ngoài, 40 triệu người ở Trung Quốc đã chết đói vào thời điểm đó; các học giả của chính quyền Trung Quốc cũng tính toán con số tương tự từ tỷ lệ dân số sinh và tử vong. Đây là cái chết hàng loạt tồi tệ nhất do chính sách của ĐCSTQ! Ngay cả Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc khi đó cũng thừa nhận rằng đó là “ba phần thiên tai, bảy phần nhân họa”. Thực tế nó là 100% thảm họa do con người gây ra!

8. Cách mạng Văn hóa

Đây thậm chí còn là một thảm họa nhân tạo từ tư tưởng, văn hóa cho đến đời sống.

“Cách mạng Văn hóa” là phong trào chính trị do cố lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông cùng “Tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương” khởi xướng và lãnh đạo kéo dài cả thập kỷ (từ 5/1966 – 10/1976). Giới sử học xem đây là “mười năm hỗn loạn” hay “mười năm thảm họa” của Trung Quốc.

Theo báo cáo chính thức của Trung Quốc, cuộc tàn sát do đích thân Mao Trạch Đông đã khởi xướng này khiến 2 triệu người mất mạng, 7 triệu người bị thương tật và 70.000 gia đình bị hủy hoại. Khi Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang) nhậm chức Tổng bí thư ĐCSTQ, ông đã nói với các phóng viên nước ngoài rằng 100 triệu người đã bị liên lụy trong Cách mạng Văn hóa (dân số Trung Quốc vào thời điểm đó là 800 triệu người). Sau đó, Mao Trạch Đông cũng thừa nhận rằng có rất nhiều người phản đối Cách mạng Văn hóa, điều này cũng bằng như biến tướng thừa nhận rằng đó là một thảm họa. Nhưng trong những năm gần đây, Tập Cận Bình đã thay đổi giọng điệu và tiếp tục tuyên truyền Cách mạng Văn hóa, điều cho thấy có thể ông ta muốn trải đường để trở thành một nhà độc tài hoàn toàn theo chủ nghĩa Mao.

9. Thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn

Thảm sát Thiên An Môn hay còn gọi là sự kiện Lục Tứ, là một phong trào vận động dân chủ yêu nước chống tham nhũng hủ bại của học sinh, sinh viên năm 1989, đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình dùng vũ lực quân đội, xe tăng, súng ống và gậy gộc để đàn áp và tàn sát đẫm máu.

Vệ vụ thảm sát này, chính quyền ĐCSTQ nhiều lần thay đổi quan điểm của họ về vụ việc. Đầu tiên họ định tính Lục Tứ là “bạo loạn phản cách mạng“, sau đó hạ cấp xuống “gây rối”, sau đó đổi tên thành “sự kiện“, về sau đó gọi nó là “sóng gió“, cuối cùng cách nói đổi thành “sự việc đó / vấn đề đó”. Năm lần đổi cách gọi, giọng điệu mỗi lần lại thấp hơn lần trước, điều này cho thấy rằng ĐCSTQ cũng cảm thấy đuối lý và không thể biện minh được. Theo cuốn sách “Ghi chép thực toàn cảnh về sự kiện Lục Tứ” của phóng viên Tân Hoa Xã Trương Vạn Thư (Zhang Wanshu) xuất bản tại Hồng Kông, trích dẫn con số của ông Đàm Vân Hạc (Tan Yunhe), Bí thư Đảng ủy Hiệp hội Chữ thập đỏ Trung Quốc, có 727 người đã chết trong sự kiện ngày 4/6/1989. Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế ước tính rằng ít nhất 3.700 người đã chết trong sự kiện Lục Tứ. Hơn 30 năm qua, ĐCSTQ vẫn luôn chặn thông tin và tẩy não người dân Trung Quốc về sự kiện Lục Tứ. Nhiều người trẻ ngày nay thực sự nghĩ rằng không có cái gọi là vụ thảm sát ngày 4/6/1989. Bản chất của việc tẩy não của ĐCSTQ cũng giống như đang giết người.

10. Sự kiện đàn áp Pháp Luân Công

Phong trào “khí công” nổi lên ở Trung Quốc vào đầu những năm 1990, Pháp Luân Công ra đời và phát triển nhanh chóng vào thời điểm đó. Tuy nhiên, môn tập này đã nhanh chóng bị ĐCSTQ đàn áp vì 3 lý do chính: Thứ nhất, người sáng lập, ông Lý Hồng Chí, không đồng ý thành lập một chi bộ đảng trong Pháp Luân Công và quy về ĐCSTQ quản lý, do đó đã chọc giận chính quyền; thứ hai, Pháp Luân Công ủng hộ các giá trị truyền thống của Trung Quốc như “Chân, Thiện, Nhẫn”, những điều này xung đột nghiêm trọng với hệ tư tưởng của ĐCSTQ là “giả, ác, đấu“. Đặc biệt là sự đối lập rõ ràng giữa triết học hữu thần học và chủ nghĩa vô thần; thứ ba, vào tháng 4/1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Văn phòng khiếu nại thuộc Quốc vụ viện ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện hòa bình, đã khiến cho chính quyền sợ hãi. ĐCSTQ sợ nhất là các hoạt động nhóm, ngay cả khi đó là đoàn thể bảo vệ động vật trên toàn quốc. Nếu như có nhiều người như thế đến cơ quan chính quyền thỉnh nguyện, thì ĐCSTQ sẽ không khoan nhượng. Sự độc quyền mạnh mẽ của ĐCSTQ quyết định số phận cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp này trước hết dựa vào việc tạo ra những lời dối trá về Pháp Luân Công, sau đó là đàn áp tàn khốc về thể chất. Theo ước tính của các chuyên gia nước ngoài được trích dẫn trong báo cáo năm 2008 của Quốc hội Mỹ, hơn một nửa số người bị giam giữ trong các trại lao động ở Trung Quốc là người tập Pháp Luân Công; các báo cáo sau đó chỉ ra rằng có hơn 63.000 trường hợp tra tấn đối với người tập Pháp Luân Công; cho đến nay, hơn 4.000 người tập Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết (con số có thể thống kê được).

Khi Trung Quốc trở thành quốc gia có nhiều ca cấy ghép nội tạng nhất, hoạt động mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công liên tục được báo chí quốc tế đưa tin. Nhiều sự thật đã chứng minh rằng Pháp Luân Công là một nhóm tín ngưỡng, và hoàn toàn không phải là ‘X giáo’ như ĐCSTQ bôi nhọ. ĐCSTQ thực sự là một tà giáo! Tà đảng Trung Cộng không chỉ tàn sát và bức hại người Trung Quốc, mà giờ đây nó còn xấu xa đến mức lợi dụng virus để tấn công thế giới, khiến gần 200 triệu người bị nhiễm bệnh và 4 triệu người thiệt mạng trong thảm họa thế kỷ! Nhiều nghiên cứu và bằng chứng đã chứng thực rằng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán của ĐCSTQ, và nó có khả năng là vũ khí sinh học do quân đội ĐCSTQ nghiên cứu phát triển.

Năm nay đánh dấu 100 năm ĐCSTQ. Hơn một thế kỷ qua, tổ chức tà ác này đã tạo ra những trò lừa đảo, cai trị đất nước Trung Hoa bằng những lời dối trá và làm hại vô số người; dối trá được chống lưng bởi bạo lực cho đến nay vẫn đang tàn phá Trung Quốc. Trong thời điểm tà đảng Trung Cộng gây hại cho Trung Quốc trong 100, việc việc vạch trần dối trá để tiêu diệt chế độ chuyên chế lại càng có ý nghĩa quan trọng. Chỉ có sự thật mới có thể làm cho bóng tối của dối trá không nơi nào ẩn nấp được; mỗi người chúng ta đều nên cố gắng thắp sáng một ngọn nến trong bóng tối.

Tào Trường Thanh
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

Xem thêm: