Đạo lý làm người ở khắp nơi đều nhấn mạnh nguyên tắc không dối trá. Trong quan niệm truyền thống của Trung Quốc, Đạo giáo bàn về “chân nhân”, Phật giáo nhấn mạnh người xuất gia không cuồng ngôn, Khổng giáo nhấn mạnh chữ Tín, tất cả đều cho rằng dối trá là sai trái. Khổng Tử chỉ ra “ngũ thường” bao gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó, mỹ đức quan trọng nhất trong quan hệ giữa người với người là Tín.

street photography 1017885 960 720
(Ảnh: Pixabay)

Đạo trị nước cũng tương tự. Tử Cống, một học trò của Khổng Tử, từng xin ý kiến ​thầy về đạo trị nước. Khổng Tử trả lời: “Một là cung cấp cho dân đầy đủ cơm ăn áo mặc; hai là xây dựng quân đội hùng mạnh; ba là lấy được lòng tin của thần dân.” Tử Cống hỏi: “Nếu buộc phải loại bỏ một điều thì nên bỏ điều nào trước?” Khổng Tử trả lời: “Bỏ quân đội”. Tử Cống lại hỏi: “Nếu cần bỏ thêm điều nữa thì sao?” Khổng Tử đáp: “Bỏ cơm ăn áo mặc, thà không đủ ăn mà còn giữ được chữ tín. Nếu thần dân mất lòng tin thì đất nước sớm muộn cũng diệt vong”.

Tất nhiên bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có người dối trá, nhưng đa số các nước nhờ có cơ chế xã hội đặt nền tảng ở chữ Tín giúp người dân ở đó có thể lấy chữ Tín làm nguyên tắc lập thân trong xã hội một cách bền vững.

Nhưng tại Đại Lục dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dối trá đã trở thành nền tảng lập thân trong xã hội mà không có cơ chế đào thải, vì vậy dối trá hóa thành kỹ năng sinh tồn trong xã hội Trung Quốc, tình trạng này lan tỏa từ trong giới quyền lực cho đến giới bình dân. Nói cách khác, “văn hóa dối trá” đã không chỉ biến ĐCSTQ thành một “đảng dối trá” mà còn biến toàn Đại Lục thành “quốc gia dối trá”, biến người dân ở đó thành “dân chúng dối trá”.

Nếu cho rằng dối trá là bản chất cố hữu của ĐCSTQ không thể thay đổi thì tình trạng dối trá phổ biến trong xã hội là “văn hóa dối trá” hình thành từ bộ máy quyền lực chuyên chế của ĐCSTQ.

Thói quen dối trá của người dân Trung Quốc trước hết “nhờ” tấm gương của ĐCSTQ. Có câu: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” (Trên bất chính, dưới tất loạn), cho nên kẻ cai trị như thế nào thì có dân như thế. Trong mắt công chúng, kẻ thống trị không chỉ nắm quyền lực nhà nước mà còn là hình mẫu đạo đức của đất nước. Ngày nay, ĐCSTQ lãnh đạo đất nước luôn đi đầu về gian lận, không xem dối trá là hổ thẹn mà còn tự hào, vậy thì dân thường sao phải lăn tăn khi dối trá! Hệ quả là con đập giúp ngăn cản dối trái của người Trung Quốc từ thời cổ đại đã bị sụp đổ, khiến mọi người không còn lưu tâm đến việc sửa chữa  hay từ bỏ dối trá nữa.

Thực trạng dối trá phổ biến trong dân chúng Đại Lục cũng bắt nguồn từ tình trạng bị cỗ máy quyền lực toàn trị đe dọa ức hiếp. Giới cấp cao ĐCSTQ không chỉ đi đầu thao thao dối trá để giữ an toàn cho thân mình, họ còn một tay cầm dao sắc một tay cầm củ cà rốt để chỉ dẫn mọi người nên nói như thế nào: “Ai trong các người dám nói thật thì sẽ gánh hậu quả!”; “Phải nói theo ý ta, nếu không sẽ không có củ cà rốt nào cả!

Có những người gan dạ ban đầu không chấp nhận, nói theo ý mình, thậm chí cãi lại quan chức, nhưng hệ quả nếu mức nhẹ thì bị chỉ trích, cắt lương, sa thải; còn mức nặng thì đi tù hoặc tử hình. Hàng loạt bi kịch kinh dị ‘giết gà dọa khỉ’ này đã gây tác dụng tức thì và hiệu quả rõ rệt. Mặc dù ban đầu hầu hết mọi người đều muốn chân thật, nhưng dù sao khả năng chống lại căng thẳng áp lực của mỗi người có hạn, nên đành thuận theo trò lừa dối của ĐCSTQ, vì như vậy không những được bình an mà còn được trả công. Trong bối cảnh đông đảo mọi người vốn thực dụng, quen ăn nói để có lợi cho mình chứ không quan trọng sự thật, tất nhiên sẽ ngày càng phổ biến việc tận dụng tối đa trò dối trá để thể hiện mình trước những kẻ có quyền lực, và cứ như vậy theo thời gian, số người sống vì sự thật ngày càng hiếm hoi.

Sống trong bầu không khí như thế kéo dài, ngày này qua ngày khác, hệ quả thói quen dối trá đã trở thành tự nhiên. Hầu hết mọi người dần dần đều hao mất khả năng và mong muốn nói lời chân thật, những người dối trá lòng sẽ  dần mất dần ý thức tự trách bản thân và cảm giác bất an. Đối với họ, dối trá để tự cứu mình không còn là điều đáng xấu hổ, mà là điều dễ hiểu và thông cảm, thậm chí là chính đáng. Dối trá đối với họ đã trở thành một hành vi bản năng mà không có cảm giác tội lỗi và không cần lý do, chỉ cần làm sao có lợi cho tôi là bất kể lời dối trá nào tôi cũng có thể nói, mà không sợ trời không sợ đất, dối trá một cách điềm nhiên.

Vì vậy mà dối trá để đổi lấy lợi ích cho mình đã trở thành một hiện tượng phổ biến, không chỉ là dối trá khi mở miệng mà ngay khi dối trá đã nghĩ đến sau đó làm gì để che đậy lời dối trá đó. Trong bối cảnh này, những người thật thà thẳng thắn bất chấp ảnh hưởng lợi ích bản thân đã bị đông đảo xem là kẻ “ngu” và “mất trí”. Thậm chí một số người còn “đột biến” đến mức đảo lộn thật – giả, xem lời dối trá là sự thật, còn sự thật thành dối trá, thậm chí còn tích cực tham gia đàn áp số ít người kiên định với sự thật, tự nguyện đóng vai trò là đao phủ của sự thật. Nhà văn hào nổi tiếng người Nga Solzhenitsyn đã từng nói: “Khi lời dối trá trở thành chuẩn mực thì chính lời dối trá cũng bị lừa dối.” Bởi vì khi mọi thứ đều là dối trá thì không còn dối trá nữa.

Xã hội Trung Quốc ngày nay, nhiều người không chỉ dối trá trước những người nắm quyền, không chỉ lặp lại một cách thụ động những lời dối trá của những người nắm quyền, mà họ còn “mở cửa hàng dối trá” của riêng mình, học theo ĐCSTQ nỗ lực chào bán những lời dối trá. Nếu nói trước đây họ bị ĐCSTQ lừa dối, thì bây giờ họ đã bắt đầu xông pha can đảm lừa dối “Đảng thân yêu” và “đồng bào yêu dấu”. Trong dân chúng có câu cửa miệng: “Thôn lừa làng, làng lừa huyện, nối gót nhau đến Chính phủ.” Vậy là ai ai cũng dối trá, mọi lúc mọi nơi! Không khó hiểu khi những quảng cáo sai sự thật phơi bày trên khắp phố, những sản phẩm giả và kém chất lượng ở khắp mọi nơi trên thị trường, các loại tài khoản giả mạo đủ màu sắc trong các doanh nghiệp: Quả là một bức tranh tuyệt tác!

Cứ như vậy, từ nói thật chuyển sang dối trá, từ dối trá thụ động sang dối trá chủ động, từ dối trá lương tâm bất an trở thành dối trá thanh thản, từ bị kẻ có quyền lừa gạt đến chủ động lừa gạt kẻ có quyền và đồng bào của mình…. khiến dối trá dần trở thành thói quen và cách sống chung của mọi người và thành nền tảng của xã hội Trung Quốc.

Bức tranh bi hài này thật đáng chua xót, nhưng đúng theo logic. Hãy tưởng tượng rằng khi người cai trị một đất nước đi đầu dối trá thì những người dân thường cũng khó bề tồn tại bằng cách sống ngay thẳng! Vì khi đó dối trá vô lương tâm không những có thể tự cứu mình mà còn thu được nhiều lợi ích khác cho mình, thậm chí càng dối trá thì lợi ích có được càng lớn. Như thế làm sao đất nước này không trở thành một “quốc gia dối trá”, làm sao người dân đất nước này không trở thành “quốc dân dối trá”?

Dưới sự kiểm soát và thâm nhập toàn diện của văn hóa dối trá, ngày nay Đại Lục đã hình thành một bức tranh xã hội độc đáo: kẻ nắm quyền và dân thường đều điềm nhiên dối trá công khai, ai cũng biết thực tế thế nào nhưng không nói ra, không ai cho rằng như thế là bất thường. Trước những lời dối trá tràn lan khắp nơi, dường như mọi người đã ngầm có đồng thuận nào đó và đồng lòng cùng nhau giữ im lặng. Kiểu im lặng tập thể này đã trở thành “quy tắc ngầm” của đời sống công cộng hiện nay, ai dám cả gan thách thức “quy tắc ngầm” này sẽ bị đại đa số mọi người lên án, chỉ trích.

Quan sát kỹ sẽ thấy, thực tế tình trạng im lặng tập thể này là dựa trên nền tảng “trao đổi lợi ích” giữa những người nắm quyền và những người dân thường. Đối với người dân, đó là khẩu phần ăn, tiền lương, tương lai… mà họ muốn có được bằng cách chấp nhận lời dối trá; đối với kẻ nắm quyền, đó là cung cấp những lợi ích mà đông đảo dân chúng muốn có được để đổi lấy lòng trung thành và khuất phục.

Trong cuộc ‘trao đổi‘ vừa kể, cố văn hào Havel – nhà bất đồng chính kiến ​​người Séc – đã có phân tích sâu sắc trong tác phẩm “Quyền lực của kẻ không quyền lực” (Power of the Powerless). Ông kể rằng, nước Séc thời Cộng sản, một người quản lý bán hàng đã dán một khẩu hiệu trên cửa sổ cửa hàng của mình: “Những người vô sản trên thế giới đoàn kết lại!” Tại sao ông ta lại làm điều này? Nhà văn Havel cho rằng hầu hết các quản lý cửa hàng không quan tâm đến ý nghĩa của khẩu hiệu, câu khẩu hiệu được chính quyền phát cho mọi người dán, người quản lý chỉ làm theo mệnh lệnh, làm thế nhằm cho chính quyền thấy rằng tôi là một công dân ngoan ngoãn, tuân theo quyền uy của chính quyền. Chính quyền Cộng sản khi đó cũng không quan trọng người quản lý cửa hàng hiểu gì về nội dung của khẩu hiệu, điều họ quan tâm là việc bạn dán khẩu hiệu đó đã chứng minh rằng bạn “biết vâng lời”, tuân phục. Trong “trao đổi ngầm” này, người quản lý cửa hàng áp dụng trò dối trá chiếu lệ đã tự làm mất tôn nghiêm của bản thân trước; thứ nữa là đã giúp chế độ chuyên chế củng cố hệ thống dối trá.

Theo Viên Bân, Epoch Times
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.

Xem thêm: