Việt Nam đã nâng vị thế của Hoa Kỳ lên 2 cấp độ chưa từng có, từ cấp thấp nhất trong quan hệ song phương lên cấp cao nhất.

My Trung Quoc Viet Nam
(Ảnh: HelloRuby/ Shutterstock)

Nâng cấp quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam: Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện

Một mũi tên trúng 2 đích

Ngày 10/9, Tổng thống Mỹ Biden thăm Việt Nam. Hai bên cũng nâng cấp quan hệ giữa 2 nước lên “đối tác chiến lược toàn diện”, đưa quan hệ Mỹ-Việt lên ngang hàng với quan hệ Trung Quốc-Việt Nam và Nga-Việt. Điều này cũng đánh dấu nửa thế kỷ sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã hoàn toàn nâng cấp.

Ngày 23/9, Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam đang đàm phán về thương vụ mua bán vũ khí lớn nhất trong lịch sử 2 nước. Một khi đạt được thỏa thuận này không chỉ khiến Bắc Kinh khó chịu, mà còn đụng chạm đến Nga, nhà cung cấp vũ khí thường xuyên của Việt Nam. Đối với Hoa Kỳ, đây là thỏa thuận “một mũi tên trúng 2 đích”.

Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ mở rộng hợp tác trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, phát triển lực lượng lao động, nghiên cứu khoa học, chuỗi cung ứng khoáng sản và các lĩnh vực khác.

Việt Nam sẽ khởi động lại các mỏ đất hiếm lớn nhất vào năm tới, thúc đẩy kế hoạch được phương Tây hậu thuẫn, nhằm làm suy yếu sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Như đã biết, Trung Quốc và Việt Nam từng đều thuộc nền văn hóa chữ Hán và có mối quan hệ lâu đời. Sau những năm 1950, cả hai đều thuộc phe xã hội chủ nghĩa, gọi nhau là “đồng chí anh em”. Về lý mà nói, mối quan hệ này rất tốt. Hơn nữa, trong những năm 1960, 1970, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã xảy ra chiến tranh. Nhưng vì sao Việt Nam ngày càng nghiêng về phía Hoa Kỳ và ngày càng xa rời “người đồng chí, anh em” Trung Quốc của mình?

Tham vọng của ĐCSTQ: Động lực chính trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ

Việc nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên tầm đối tác chiến lược toàn diện là một bước phát triển quan trọng. Việt Nam đã đưa ra quyết định này vì coi Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược, và tin rằng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ với các đối tác cùng chí hướng khác là cần thiết, để duy trì quyền tự chủ chiến lược khi đối mặt với mối đe dọa này.

Thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Mỹ và Việt Nam có khả năng sẽ được đàm phán trong năm tới. Hơn nữa, sau khi thỏa thuận được ký kết, Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam lô máy bay chiến đấu F-16 và các loại vũ khí tiên tiến khác, và tiếp thêm sức sống mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược vừa được nâng cấp gần đây giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Biển Đông, Việt Nam đang rất cần các loại vũ khí tiên tiến do Mỹ sản xuất, trong đó có máy bay chiến đấu F-16.

Đàm phán Mỹ-Việt vẫn đang ở giai đoạn đầu, các điều khoản cụ thể vẫn chưa được thảo luận, và rất khó để nói liệu đàm phán có thành công hay không. Nhưng việc bán vũ khí đã trở thành chủ đề chính trong các cuộc trao đổi chuyên sâu giữa các quan chức hai bên trong tháng qua tại Hà Nội, New York và Washington.

Do Chính phủ Việt Nam thiếu vốn, Hoa Kỳ đang xem xét cung cấp các điều khoản tài chính đặc biệt cho các giao dịch mua vũ khí quy mô lớn của Việt Nam, nhằm giúp Hà Nội thoát khỏi sự phụ thuộc vào vũ khí giá rẻ của Nga.

Washington có thể sẽ chuyển hướng nguồn tài chính mà họ đã cung cấp cho việc bán vũ khí cho Trung Đông trước đây sang khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, để các đối tác như Việt Nam, Philippines và Đài Loan có thể mua vũ khí mà họ cần, nhằm tự vệ trước Bắc Kinh.

Việc Mỹ và Việt Nam đạt được thỏa thuận mua bán vũ khí lớn có thể gây bất mãn với Trung Quốc, nước láng giềng lớn nhất của Việt Nam.

Từ lâu, chính quyền Bắc Kinh đã cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây bao vây Trung Quốc. Tuy nhiên, do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông không chỉ kéo dài mà còn ngày càng gay gắt, Việt Nam cần khẩn trương tăng cường khả năng tự vệ trên biển.

Khi chính quyền ĐCSTQ tham gia vào các hoạt động bắt nạt quân sự và cướp bóc tài nguyên ở Biển Đông, đồng thời Hoa Kỳ đang tìm kiếm thêm đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhằm kiểm soát và cân bằng với Bắc Kinh. Hai cựu thù là Hoa Kỳ và Việt Nam đã tìm được điểm chung.

Quan hệ Trung-Việt quanh co và phức tạp

Mối hận thù lịch sử giữa Trung Quốc và Việt Nam

Trung Quốc và Việt Nam đều từng thuộc nền văn hóa Hán tự. Nhưng trong lịch sử, Trung Quốc đã 4 lần xâm lược Việt Nam. Giai đoạn lịch sử này khiến người dân Việt Nam hết sức cảnh giác với Trung Quốc.

Mặc dù chế độ hiện nay ở Trung Quốc Đại Lục và Việt Nam – tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – đều là các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng quan hệ song phương rất phức tạp, quanh co, thăng trầm.

Trong thời Chiến Quốc của Trung Quốc, Trung Quốc và Việt Nam đã bắt đầu qua lại với nhau. Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ 4 lần trong lịch sử, từ thời Tây Hán đến thời Ngũ Đại Thập Quốc kéo dài hơn 1.000 năm, và cũng bị Trung Quốc trực tiếp cai trị trong 20 năm vào triều Minh đầu thế kỷ 15.

Tuy nhiên, người Việt đã dùng vũ lực để lật đổ ách thống trị của Trung Hoa, duy trì địa vị độc lập như một nước chư hầu và áp dụng mô hình hoàng đế ở trong nước. Trong thời kỳ này, các xung đột chính giữa Trung Quốc và Việt Nam bao gồm Chiến tranh Hy Ninh với nhà Tống, chiến tranh Mông Cổ, chiến tranh với nhà Minh và quân Thanh.

Trung Quốc và Việt Nam đều từng thuộc nền văn hóa Hán tự. Những điều được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc cổ đại bao gồm chữ Hán, Phật giáo Trung Quốc, hệ thống khoa cử, nghệ thuật, phong tục sinh hoạt, v.v.

Phương pháp trồng lúa nước, công nghệ tưới tiêu, công nghệ xây dựng, công nghệ làm đồ sứ của người Việt cổ cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Năm 1884, Việt Nam dưới triều Nguyễn. Chiến tranh Trung-Pháp nổ ra giữa nhà Thanh và Pháp, nước thống trị Trung Quốc lúc bấy giờ. Cuối cùng, Lý Hồng Chương của nhà Thanh đã ký một hiệp ước mới với Pháp, công nhận quyền bá chủ của Pháp đối với Việt Nam. Kể từ đó, Trung Quốc đã mất ảnh hưởng đối với Việt Nam.

Vào cuối Đại thế chiến II, Tổng thống Roosevelt đã viết thư cho Tưởng Giới Thạch, lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, nói rằng mong Tưởng cai trị toàn bộ Bán đảo Đông Dương, nhưng Tưởng Giới Thạch đã từ chối.

Năm 1945, quân Pháp và Mỹ rút khỏi Việt Nam, Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam chính thức ra đời.

Mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ với Liên Xô. Nhưng quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã xấu đi sau năm 1976, khiến Việt Nam đứng về phía Liên Xô.

Lợi dụng tình thế, Đặng Tiểu Bình nghiêng về phía Mỹ hơn Mao Trạch Đông, trình giấy đầu hàng Mỹ. Năm 1979, Đặng gây chiến với Việt Nam ở biên giới Trung-Việt, quan hệ Trung-Việt sa sút đến điểm đóng băng.

Quan hệ Trung -Việt dần dịu đi sau Chiến tranh Lạnh

Sau khi Chiến tranh Lạnh trên chiến trường châu Âu kết thúc, do cùng chung tư tưởng và cải cách kinh tế, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu cải thiện quan hệ ngoại giao và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) và Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2008. Ông Tập Cận Bình đã đến Việt Nam 2 lần vào năm 2015 và năm 2017. Điều này dường như đã ổn định mối quan hệ Trung-Việt và duy trì cho đến ngày nay.

Về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, hai nước đã nhất trí tìm kiếm giải pháp bằng biện pháp hòa bình, nhưng thi thoảng vẫn xảy ra tranh chấp. Đặc biệt, Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thiết lập các cơ sở quân sự trên các đảo và bãi đá mà Việt Nam kiểm soát.

Tính đến năm 2022, Trung Quốc Đại Lục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc Đại Lục và là đối tác thương mại lớn nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Giống với một số quốc gia Châu Á khác, từ xa xưa, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và áp dụng thể chế quản lý của Trung Quốc. Một số chính sách hiện đại của Việt Nam (như chính sách cải cách ruộng đất, cải cách mở cửa) cũng được đúc kết từ kinh nghiệm của Trung Quốc Đại Lục.

Sau khi bước vào thế kỷ 21, Trung Quốc Đại Lục nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm điện ảnh, truyền hình sang Việt Nam, nhằm mở rộng quyền lực mềm của Trung Quốc Đại Lục tại Việt Nam và đã đạt được một số kết quả.

Mặc dù người dân Việt Nam đồng ý rằng Trung Quốc Đại Lục có ảnh hưởng lớn hơn đối với Việt Nam, nhưng mặt khác, người dân cũng có cái nhìn không tốt về Trung Quốc. Hơn một nửa đại diện từ giới chính trị, kinh doanh, truyền thông và học thuật của Việt Nam không tin rằng Trung Quốc Đại Lục có thể đóng góp tích cực cho sự phát triển của thế giới.

Hiện nay, quan hệ Trung- Việt cũng yếu đi, nguyên nhân chính là gần đây sức mạnh của ĐCSTQ đã suy giảm mạnh.

Việt Nam từ bỏ đường lối “Học tập Trung Quốc”

Vì sao quan hệ Mỹ-Việt leo thang nhanh như vậy? Sự suy tàn hiện nay của ĐCSTQ có lẽ là yếu tố then chốt.

Sự suy giảm trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam có liên quan đến những thay đổi trong bối cảnh quốc tế, và những điều chỉnh trên con đường ngoại giao của Việt Nam.

Tham vọng bành trướng của Trung Quốc đã làm dấy lên sự cảnh giác và lo lắng ở một số nước. Họ cần khẩn trương nắm bắt lực lượng bên ngoài, để kiểm soát “mối đe dọa” từ Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, Báo cáo chính trị được thông qua tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) năm 2006 đã điều chỉnh lộ trình phát triển ngoại giao của Việt Nam, từ bỏ con đường ngoại giao do tư tưởng trước đây dẫn dắt.

Đó là từ bỏ nguyên tắc ưu tiên phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa truyền thống và các nước láng giềng, đề xuất hội nhập quốc tế tích cực và thực hiện đường lối ngoại giao độc lập, toàn diện và đa dạng.

Thực chất, đây là việc Việt Nam từ bỏ đường lối đổi mới “Học tập Trung Quốc” từ năm 1986, và quay sang phương Tây học hỏi mô hình phát triển, mang tính thị trường hơn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có phần do dự.

Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, đặc biệt là kể từ khi dịch đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, vị thế địa chính trị của Trung Quốc đã suy giảm, sức mạnh kinh tế của nước này cũng suy giảm. Vị thế quyền lực của Bắc Kinh ngày càng đi xuống.

Những năm gần đây, việc Mỹ kiềm chế Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông đã tạo cho Việt Nam cơ hội lịch sử to lớn, cán cân của Việt Nam đang nghiêng về phía Mỹ.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam: Logic của quan hệ 3 bên và logic của địa chính trị

Có 2 kiểu logic giúp suy nghĩ về trò chơi giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam, và những hậu quả có thể xảy ra của nó. Một là logic của mối quan hệ 3 bên, hai là logic về địa chính trị.

Logic của quan hệ 3 bên Mỹ – Trung Quốc – Việt Nam và Mỹ – Liên Xô – Trung Quốc

Từ logic của quan hệ 3 bên, mối quan hệ Mỹ-Trung-Việt có thể được so sánh với mối quan hệ Mỹ-Liên Xô-Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh.

Logic cơ bản của trò chơi 3 bên (quốc gia) là: Nếu cả 3 bên đều có quyền lựa chọn, thì bên thứ nhất và bên thứ 3 thường sẽ hợp lực để tấn công bên thứ 2.

Từ năm 1971-1972, Hoa Kỳ hợp tác với Trung Quốc để tấn công đối thủ lớn nhất của mình là Liên Xô, đây là một ví dụ điển hình cho logic 3 bên này.

Hiện nay, Hoa Kỳ cũng làm theo cách này, hợp tác với Việt Nam để chống lại Trung Quốc. Logic là nhất quán và kết quả về cơ bản giống với kết quả của Chiến tranh Lạnh lần trước.

Logic địa chính trị của quan hệ Mỹ-Trung-Việt

Theo logic địa chính trị cổ xưa của Trung Quốc: Kết giao với nước xa, tấn công nước gần.

Theo logic của 2 trò chơi này, về cơ bản có thể nhận định rằng ngay cả khi có những bất bình về lịch sử và khác biệt về hệ tư tưởng, thì xu hướng chung là Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ xích lại gần nhau hơn.

Việt Nam vẫn sẽ cân bằng giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga trong thời gian dài sắp tới. Việt Nam đã có chiến tranh với cả Hoa Kỳ và ĐCSTQ, cũng như vẫn sẽ gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc về mặt kinh tế.

Tuy nhiên, vì có mối quan hệ lâu dài giữa nước bá chủ và nước chư hầu với Trung Quốc trong lịch sử, và có tranh chấp lãnh thổ với ĐCSTQ ở Biển Đông, cũng như triển vọng phát triển của Trung Quốc rất mù mịt và không rõ ràng, nên khả năng cao là xu hướng của Việt Nam là xích lại gần các nước phương Tây như Nhật Bản, Mỹ, đồng thời duy trì khoảng cách nhất định với Trung Quốc.

Theo xu hướng này, chiến lược quân sự và địa chính trị nhằm kiềm chế ĐCSTQ của Hoa Kỳ được thực hiện đều đặn trong những năm gần đây đã sắp kết thúc, và các quốc gia chính ở phía Nam là Philippines và Việt Nam.

Trần Khuê Đức, Hạ Nghiệp Lương
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)