Nhật Bản là quốc gia rất coi trọng giáo dục thực tiễn, các nguyên tắc đã trở thành những lễ nghi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là những lễ nghi được đưa vào cố định ở các trường học của Nhật Bản đến từ một nhà giáo dục nổi tiếng. 

giáo dục Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia rất coi trọng giáo dục thực tiễn, các nguyên tắc đã trở thành những lễ nghi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. (Ảnh: milatas/ Shutterstock)

Đẩy ghế vào bàn sau khi đứng dậy 

Rất nhiều bậc cha mẹ người Trung Quốc sinh sống tại Nhật Bản đều đã từng được tham gia khóa học công khai của các trường học ở Nhật Bản. Trong các khóa học này, họ thường phát hiện mỗi khi giáo viên đưa ra câu hỏi, trẻ sẽ đều giơ tay phát biểu, khi được giáo viên mời trả lời, các học sinh đều làm một động tác giống nhau đó là: Đứng dậy, đẩy ghế vào trong bàn và đứng ngay ngắn trả lời các câu hỏi của giáo viên. Sau khi trả lời xong, lại lấy ghế ra và ngồi xuống. Động tác đẩy ghế vào bàn và đứng ngay ngắn chính là phép lịch sự cơ bản khi trả lời giáo viên, đó cũng là động tác bắt buộc phải làm mỗi ngày khi đến trường của trẻ. 

3 nguyên tắc giáo dục của Shinzō Mori

Không chỉ từ tiểu học, các trường mẫu giáo đến trung học ở Nhật cũng đều rất chú trọng giáo dục thực hành những phép lịch sự cơ bản. Động tác đẩy ghế, chào hỏi giáo viên bằng cách nói “buổi sáng tốt lành” và hành động để dép gọn gàng trước khi vào phòng học đều được thực hành thống nhất ở các trường học của Nhật.

Quy định này bắt nguồn từ ông Shinzō Mori, một nhà giáo dục thực tiễn của Nhật nổi tiếng với đề xuất “3 nguyên tắc giáo dục”. Trong những năm cuối của Thời kỳ Chiêu Hòa, ông đã đích thân đi bộ khắp các thành phố và đất nước Nhật Bản để thiết lập những “ngôi nhà thực tiễn” theo cách giống như ở các trường học, để truyền bá tư tưởng giáo dục của mình. Ông khuyến khích mọi gia đình chú trọng các phương pháp giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đưa vào thực tiễn và biến chúng thành những thói quen tốt. 

Đề xuất của ông rất giống với phương thức giáo dục “Đệ tử quy” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra ông cũng có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục hiện đại của Nhật Bản. Rất nhiều trường học ở Nhật đều căn cứ theo 3 nguyên tắc giáo dục của ông để dẫn dắt trẻ. Có nhiều trường còn lấy các nguyên tắc này làm chuẩn mực, ví dụ như cúi chào giáo viên mỗi buổi sáng, sau đó tự mình cởi giày và xếp gọn gàng. Khi giáo viên hỏi cần trả lời rõ ràng, khi được gọi trả lời, sẽ đứng lên đẩy ghế vào trong bàn, sau đó đứng ngay ngắn trả lời.

Nguyên văn 3 nguyên tắc giáo dục trẻ của Shinzō Mori

  1. Buổi sáng thức dậy cần nói “chào buổi sáng”.
  2. Khi được giáo viên gọi tên cần đứng ngay ngắn trả lời.
  3. Khi cởi giày, cần sắp xếp gọn gàng rồi mới bước vào phòng, sau khi đứng dậy cần đẩy ghế vào bàn. 

Đây chính là 3 nguyên tắc được ông Shinzō Mori đề xuất giáo dục trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ. Khi đó, ông cũng cho rằng nếu một nền giáo dục quá chú trọng vào khoa học và kỹ thuật, sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức và các lễ nghi truyền thống. 

Bởi vì Nhật Bản sớm đã nhận thức được điều này nên từ rất lâu những nguyên tắc giáo dục cơ bản trên đã trở thành những lễ nghi cơ bản phổ biến và được thực hành trong các trường học của Nhật Bản cho đến ngày nay.