Chúng ta dành một phần ba cuộc đời để ngủ và sẽ trải qua những giấc mơ. Có những lúc cảm thấy giấc mơ thật chân thực nhưng khi thức dậy lại quên hầu hết. Nếu bạn là người hay mơ ngủ, vậy bạn đã biết “9 sự thật về giấc mơ” này chưa? 

giấc mơ
(Ảnh: Yuganov Konstantin/ Shutterstock)

Tờ Nhật báo Y khoa của Mỹ đã chia sẻ ‘9 sự thật về việc nằm mơ’:

1. Một người dành tổng cộng hơn 6 năm trong đời để mơ. 

2. Trong giấc mơ thường xuất hiện nhiều nhất là trạng thái “tức giận”“sợ hãi”.

3. Hầu hết mọi người có trung bình từ 4 đến 7 giấc mơ mỗi đêm. Mỗi giấc mơ kéo dài từ 5 đến 20 phút.

4. Nếu ăn phô mai trước khi đi ngủ, bạn sẽ không gặp ác mộng. Bởi vì chất tryptophan trong phô mai là một loại axit amin có tác dụng giảm căng thẳng, giúp giấc ngủ sâu hơn và giảm bớt tình trạng mơ ngủ. 

5. Có một loại giấc mơ gọi là “mơ tỉnh” (dù đang mơ nhưng ý thức vẫn tỉnh táo). Trong giấc mơ, bạn có thể kiểm soát trạng thái mơ và tự do bay lượn trên bầu trời theo ý muốn.

6. Động vật cũng mơ.

7. Thường sẽ không xuất hiện giấc mơ khi ngủ ngáy.

8. Trong vòng 10 phút sau khi tỉnh dậy, có khoảng 90% giấc mơ sẽ bị quên hoàn toàn.

9. Những người và sự vật xuất hiện trong giấc mơ của chúng ta đều là những khuôn mặt và sự vật quen thuộc.

Thực tế, giấc mơ là tấm gương phản ánh cảm xúc ban ngày của con người. Ví dụ, khi kỳ thi đang đến gần, một số học sinh có thể mơ thấy mình cầm những tờ giấy trắng, nguyên nhân là do căng thẳng quá mức. Vì vậy, hãy kiểm soát tốt cảm xúc hồi hộp hoặc lo lắng, luôn giữ trạng thái tâm lý ổn định, như thế chúng ta sẽ ít gặp ác mộng hơn.

Giấc mơ dự báo trước tương lai

Liên quan đến giấc mơ, cũng có một trường hợp rất đặc biệt: Nếu như giấc mơ rất thực và bạn có thể nhớ rõ người, vật, hay sự việc sau khi tỉnh dậy, thì loại giấc mơ này có thể có khả năng dự báo tương lai.

Ông Carl Gustav Jung là bác sĩ tâm lý nổi tiếng người Thụy Sĩ, đồng thời cũng là người sáng lập ra ngành ‘tâm lý học phân tích’, đặc biệt ông có rất nhiều thành tựu xuất sắc trong việc giải mã giấc mơ. Ông ước tính rằng mình đã giải mã khoảng 80.000 giấc mơ. Trước khi thế chiến thứ hai xảy ra, ông đã có những giấc mơ thấy trước về sự việc. Có một điều thú vị là trước khi thế chiến thứ hai bắt đầu, nhiều người châu Âu cũng đã mơ thấy điều này.

Đối với việc giải mã các giấc mơ, ông Carl Gustav Jung giải thích rằng: Giấc mơ phản ánh tiềm thức của con người, nó giống như một cuốn sách được viết bằng một ngôn ngữ đặc biệt. Theo trình tự thời gian của các giấc mơ, có thể chia thành: “giấc mơ quá khứ” (giấc mơ nhớ lại cuộc sống trong quá khứ), “giấc mơ hiện tại” (giấc mơ đang xảy ra ở một góc nào đó của thực tế) và “những giấc mơ của tương lai” (cũng được gọi là những giấc mơ tiên tri).

Ông tin rằng đối với hai loại giấc mơ sau, khoa học ngày nay không thể giải thích được, chúng nên được nhìn nhận một cách hợp lý theo quan điểm “hiện tượng học”, thay vì chỉ phủ nhận, bác bỏ hay bài xích những giấc mơ tiên tri.

Mặc dù khoa học hiện đại không có cách nào chứng minh được “giấc mơ tiên tri” là có thật, nhưng nó thật sự tồn tại. Từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những câu chuyện thần kỳ về “giấc mơ tiên tri”.

Theo “Sử ký – Triệu Thế Gia” ghi chép lại, có một lần Tần Mục Công, vị quốc quân thứ 14 của nước Tần, mắc bệnh và hôn mê bất tỉnh, danh y Biển Thước đã chẩn đoán và điều trị cho ông. Sau 7 ngày, quốc quân Tần tỉnh dậy và nói với Công Tôn Chi cùng Tử Dư rằng ông có một giấc mơ: “Ta đi lên Thiên đình và cảm thấy rất cao hứng khi ở đó, ta học được rất nhiều điều, thế nên mới lưu lại nơi đó lâu như vậy. Thiên Đế đã nói với ta: ‘Nước Tấn sắp đại loạn, cha con Tương Thừa trải qua năm đời tranh hùng cũng không thể an định. Người lần nữa xưng bá nhưng không lâu sau đó sẽ chết, sau này khi con trai lên kế vị sẽ đánh bại nước Tần’”.

Sau khi Công Tôn Chi nghe được những lời này thì vội cẩn thận ghi chép lại và giấu trong một chiếc hộp nhỏ để sau này kiểm chứng. Kết quả là, nhà Tấn thật sự nổ ra cuộc nổi dậy của Tấn Hiến Công, sau đó Tấn Văn Công xưng bá, tiếp đến, con trai của Tấn Văn Công đã đánh bại quân nhà Tần ở Hào Sơn. Giấc mơ tiên tri của Tần Mục Công quả đúng là đã ứng nghiệm.