Bệnh thận của Darren Creed nghiêm trọng đến mức anh không thể nói chuyện. Thật may mắn, người vợ không hề có quan hệ huyết thống lại có đủ điều kiện hiến thận cho anh.

hiến thận
Ca phẫu thuật diễn ra rất thành công. Sự kiện đáng sợ và tràn đầy cảm xúc này đã giúp vợ chồng Creed gắn kết hơn bao giờ hết. (Ảnh minh họa: Hospital man/ Shutterstock)

Cơ hội để tìm thấy thận phù hợp giữa hai người không có quan hệ họ hàng là khoảng 1/100.000. Thế nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra với gia đình Darren Creed và Donna Creed.

Anh Darren Creed (51 tuổi, đến từ Leicester, Anh), một giảng viên đầu bếp ở Anh, được chẩn đoán mắc bệnh thận đa nang cách đây 12 năm. 

Vào tháng 8 năm ngoái, chức năng thận của anh Creed suy giảm chỉ còn 19%, khiến anh bị kiệt sức nghiêm trọng đến mức không thể trò chuyện. 

Các bác sĩ khuyên anh nên bắt đầu tìm kiếm một người hiến tặng vì căn bệnh này hiện không có cách chữa trị. Một số thành viên trong gia đình anh đã tình nguyện làm xét nghiệm nhưng kết quả không khả quan. Cuối cùng người phù hợp nhất với anh lại là Donna – người vợ không cùng huyết thống.

“Darren đã nhận được món quà cuộc sống từ cô ấy”, trang gây quỹ của Darren viết.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do MEAWW News (@meawwcom) chia sẻ

Ca phẫu thuật diễn ra rất thành công. Sự kiện đáng sợ và tràn đầy cảm xúc này đã giúp vợ chồng Creed gắn kết hơn bao giờ hết. 

“Sau cuộc cấy ghép, Darren tỉnh dậy trở thành một con người mới. Chồng tôi như thể đã quay ngược thời gian trở về 25 năm trước. Anh ấy cười và nói đùa rằng lúc trước anh cảm thấy cực kỳ mệt mỏi. Quả thực tôi không nghĩ thận của tôi phù hợp với chồng, cơ hội vô cùng mong manh. Nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy mọi thứ lại trùng khớp một cách hoàn hảo. Đây là món quà tuyệt vời nhất mà tôi có thể tặng cho anh ấy”, cô Donna nói.

“Tôi không biết phải cảm ơn Donna thế nào cho đủ, cô ấy đã cứu mạng tôi”, anh Darren nói.

Cặp đôi hiện đang gây quỹ cho Tổ chức từ thiện PKD (Polycystic Kidney Disease Charity) và giúp mọi người nâng cao nhận thức về những tác động tích cực của việc hiến tạng đối với cuộc sống người bệnh. 

Jane Pugh, người quản lý truyền thông và sự kiện tại Tổ chức từ thiện PKD, cho biết căn bệnh di truyền này rất hiếm gặp và hiện đang gây ảnh hưởng đến khoảng 12 triệu người trên toàn cầu. Tuy nhiên, theo trang gây quỹ của Darren Creed, anh là người đầu tiên trong gia đình mắc căn bệnh này. Trường hợp này chỉ xảy ra ở 4 đến 10% bệnh nhân khi gen PKD1 hoặc PKD2 của bố hoặc mẹ họ bị đột biến.

PKD là bệnh thận di truyền phổ biến nhất. Các cụm u nang sẽ phát triển trên thận, khiến chúng phình to ra và mất dần chức năng theo thời gian. U nang không phải ung thư. Chúng là những túi tròn chứa đầy chất lỏng. Người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như huyết áp cao, tiểu ra máu, đau đầu, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận và suy thận. Vì người bệnh bị huyết áp cao nên sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến van tim. U nang cũng có thể phát triển trên gan và gây ra chứng phình động mạch não.

Pugh cho biết nếu thận trở nên quá lớn thì có thể gây áp lực lên các cơ quan nội tạng khác, khiến người bệnh đau đớn, khó thở. Cứ ba người mắc bệnh PKD thì có hai người bị đau mãn tính. 

Người bệnh có thể uống thuốc để làm chậm sự tiến triển của PKD. Nhưng một khi đã chuyển sang giai đoạn suy thận thì họ phải điều trị bằng cách ghép thận hoặc lọc máu (một phương pháp điều trị giúp loại bỏ chất lỏng dư thừa và các chất thải ra khỏi cơ thể khi thận không hoạt động được).

Để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi mắc PKD, người bệnh nên duy trì cân nặng hợp lý, ăn ít muối, hạn chế uống rượu.