Napoléon Bonaparte từng nói: “Một người có thể kiểm soát cảm xúc của mình vĩ đại hơn một anh hùng chiến thắng một thành phố.” Thực tế thì kỹ năng này ai cũng đã biết nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Đối với những người có chỉ số EQ cao, họ sẽ luôn nắm giữ những quy tắc này để có thể ứng xử khéo léo trong cuộc sống.

r shutterstock 1854097597
Người đạt đến cảnh giới trí tuệ cảm xúc cao thượng thường biết chừng mực, có lòng lương thiện và biết nghĩ cho người khác. (Ảnh: Dmitry Demidovich/ Shutterstock)

1. Nhận biết rõ bản chất của cảm xúc

Một cảm xúc hình thành từ sự nhận thức của một người đối với một việc đáng quan tâm. Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu đó là một sự việc thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự việc mang tính bất lợi. Nói cách khác, tất cả phụ thuộc vào tính cách của bạn.

Ngoài ra cảm xúc là chất xúc tác để bắt đầu một hay một số hành động nào đó. Hơn nữa cảm xúc thường được trải nghiệm như một hình thức phân biệt của trạng thái tinh thần và nó thường dẫn đến những hành động, phản ứng hay thay đổi của một con người.

Ví dụ, khi đối mặt với khủng hoảng, người bình thường sẽ phản ứng với sự sợ hãi, căng thẳng và lo lắng. Những cảm xúc này giống như sợi dây tự trói buộc nhau rất khó gỡ. Trong khi người có EQ lại phản ứng nó với một tâm thái bình tĩnh và tường hòa. Thậm chí là từ trong tình huống nguy cấp ấy họ nhìn thấy cơ hội và có thể xử lý cảm xúc một cách tự nhiên. Có thể nói rằng họ sẽ giải quyết vấn đề mà không hề hao tổn tâm trí bên trong.

Chính vì hiểu rõ bản chất của cảm xúc nên những bậc thầy thực sự sẽ không bao giờ vướng mắc, quan tâm hay lo lắng. Thay vào đó, họ sẽ có một trái tim mạnh mẽ, bình tĩnh khi gặp vấn đề và tìm cách xử lý cảm xúc của mình trước tiên. Khi đó những việc khó khăn cũng sẽ được giải quyết một cách êm đẹp.

2. Khả năng chuyển đổi cảm xúc tốt

Khi lũ đến, chúng ta nên chặn hay dẫn nước? Đối với bất kỳ loại cảm xúc tồi tệ nào, bạn càng quan tâm đến nó và càng dành nhiều thời gian cho nó thì cảm xúc tồi tệ của bạn sẽ càng mạnh mẽ hơn. Ví dụ, nếu một người khiến bạn rất không vui, nhưng bạn vẫn phải vật lộn trong mối quan hệ bất ổn đó hoặc cứ mãi nắm giữ mà không buông, thì sự bất hạnh của bạn chắc chắn sẽ ngày càng trầm trọng.

Vì vậy, những bậc thầy thực sự rất giỏi chuyển đổi cảm xúc. Một khi họ nhận thấy mình có cảm xúc không tốt và tìm ra nguyên nhân, họ sẽ làm điều gì đó để quên đi hoặc khiến bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. Chẳng hạn như là đi tập thể dục, đọc sách, du lịch, học tập và làm việc để không còn nghĩ về vấn đề này nữa, và những cảm xúc tồi tệ do nó gây ra sẽ tự nhiên được xua tan trong một khoảng thời gian nhất định.

Nói cách khác, những người có EQ cao họ thực sự hiểu rằng cảm xúc nảy sinh là có lý do, tìm ra lý do và xa lánh chúng là giải pháp tối ưu nhất.

cam xuc 2
Những người có EQ cao khi nhận thấy cảm xúc không tốt và tìm ra nguyên nhân, họ sẽ làm điều gì đó để quên đi hoặc khiến bản thân cảm thấy dễ chịu hơn. (Ảnh: Buravleva stock/ Shutterstock)

3. Giỏi tháo gỡ cảm xúc

Khi hầu hết mọi người có rất nhiều cảm xúc khác nhau, đôi khi họ chỉ có thể chịu đựng đau khổ, buồn chán và khó chịu, mà không biết thực chất những cảm xúc tiêu cực này thực chất là gì và nó đến từ đâu. Cần lưu ý rằng những cảm xúc tiêu cực không chỉ có lý do mà còn có rất nhiều biểu hiện như lo lắng, tức giận, ghen tuông, tự ti, căng thẳng và cáu kỉnh v.v. Tất nhiên nếu bạn không hiểu rõ thì sẽ rất khó khăn để giải quyết nó.

Vì vậy, ngoài việc tìm ra nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực, những bậc thầy thực sự cũng sẽ tháo gỡ những cảm xúc và tìm ra loại cảm xúc tiêu cực mà họ có. Quá trình tháo gỡ cảm xúc theo cách này sẽ khiến sức tàn phá của cảm xúc nhỏ đi. 

Hơn nữa trong quá trình tháo gỡ cảm xúc, bạn cần giữ tâm trí khách quan, bình tĩnh, tránh việc cưỡng ép bản thân hay chìm đắm trong sự tủi thân và oán trách. Bạn cũng có thể thử xem xét trạng thái hiện tại của mình từ quan điểm của bên thứ ba. Đây cũng là mẹo thường được người sử hữu trí tuệ cảm xúc cao sử dụng để giữ bình tĩnh và duy trì thái độ khách quan.

Bạn có phải là người có trí tuệ cảm xúc cao?

Bạn nắm rất rõ lợi ích của trí tuệ cảm xúc, nhưng không biết mình có sở hữu “khối tài nguyên” quý giá này hay không. Thật ra bạn cũng có thể tự đánh giá bản thân thông qua bài kiểm tra nhanh gồm 13 điểm sau:

– Bạn luôn tự động viên mình.

– Bạn biết cách bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương của cảm xúc.

– Biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

– Biết giữ đúng lời hứa.

– Luôn mong muốn và yêu thích khi được giúp đỡ người khác.

– Luôn có thể tha thứ và quên đi những thứ khiến bản thân không vui.

– Có khả năng đưa ra những lời nhận xét hữu ích và chân thành.

– Biết nói lời xin lỗi và cảm ơn.

– Luôn có một trái tim ấm áp và thể hiện sự đồng cảm đối với người khác.

– Sẵn sàng khen ngợi và công nhận khả năng của người khác.

– Học hỏi từ những lời chỉ trích.

– Luôn nỗ lực để kiểm soát tốt suy nghĩ bản thân.

– Có khả năng tự “kiểm điểm” bản thân trước những sai lầm và sẵn sàng thay đổi để cải thiện chúng.

Phương pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc

Bạn được mấy điểm thông qua bài kiểm tra ở trên? Thật tốt nếu bạn đạt trên 50% trong số đó. Tuy nhiên nếu là người có trí tuệ cảm xúc ở mức thấp thì cũng đừng quá lo lắng, hãy áp dụng những bài tập rèn luyện hiệu quả sau đây:

– Thiền định.

Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

– Đọc sách.

– Rèn luyện sự tập trung cao độ để tâm trí được ổn định và tỉnh táo minh mẫn.

– Phát triển các kỹ năng lắng nghe người khác nói, nâng cao khả năng tiếp nhận cả những lời phê bình tiêu cực một cách lý tính.

– Rèn luyện khả năng tự nhận thức.

– Phát huy khả năng lãnh đạo.

– Kiểm soát tốt cả những cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực.

– Tập thói quen luôn đặt bản thân mình vào vị trí của người khác đối với mọi loại tình huống trong giao tiếp.

– Đánh giá mọi tình huống dưới một thái độ khách quan và tích cực.

– Loại bỏ tư duy phản biện và ngụy biện trong giao tiếp.

Trúc Nhi t/h