Hiểu rõ cơ chế hoạt động của não, chúng ta có thể xử lý hiệu quả hơn những suy nghĩ mà nó tạo ra, mà không để chúng cản trở bản thân. Bạn chắc chắn có thể được học cách quản lý căng thẳng một cách hiệu quả.

áp lực
Bạn chắc chắn có thể được học cách quản lý căng thẳng một cách hiệu quả. (Ảnh: Prathankarnpap/ Shutterstock)

Hãy kéo trí tưởng tượng của bạn về quá khứ xa xôi và tưởng tượng rằng bạn là một người thượng cổ, ngồi bên ngoài hang động, say sưa ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, với nụ cười trên môi.

Bất ngờ một con gấu đang trốn gần cái cây trong hang động và nhai bạn thành từng mảnh. Bây giờ bạn biết đây là điều sẽ xảy ra khi bạn ngồi hóng mát bên ngoài: Con người sẽ bị gấu, sư tử hoặc các loài động vật khác hành hạ đến chết khi chúng đi kiếm ăn.

Vì để sống sót, tổ tiên của chúng ta luôn cảnh giác, sẵn sàng phát hiện nguy hiểm, và truyền lại gen của họ.

Đã bao nhiêu lần bạn sợ hãi trước bóng đen trong góc, và tưởng rằng đó là một con rắn, nhưng hóa ra đó chỉ là một chiếc dây đeo túi xách. Vậy nên bộ não đã phát triển thành một cỗ máy “cứu sinh” cảnh giác siêu việt. Đây là công việc của bộ não và lý do vì sao tổ tiên chúng ta có thể tồn tại, cũng như sự có mặt của chúng ta ở đây.

Nhưng hiện giờ mọi thứ đã trở nên phức tạp hơn. Để nâng cao tỷ lệ sống sót, con người bắt đầu sống theo nhóm, điều kiện sống cũng ngày càng tốt hơn. Môi trường sống ngày càng trở nên an toàn hơn, giúp con người dễ dàng tồn tại và truyền gen hơn.

Sau đó, tổ tiên của chúng ta bắt đầu quan tâm đến việc không bị loại khỏi nhóm. Nếu chỉ có một mình, lại không có tài nguyên, thì lấy gì để ăn? Về cơ bản, con người không thể tồn tại một mình trong hoàn cảnh này.

Mức độ sợ hãi

Bộ não tự tạo ra sự sợ hãi và cơ quan chịu trách nhiệm chính cho điều này là hạch hạnh nhân. Đúng như tên gọi của nó, hạch hạnh nhân có kích thước tương đương với một quả hạnh nhân. Mặc dù không dễ thấy, nhưng nó nhắc nhở chúng ta hành động bất cứ khi nào nó nhận thấy xuất hiện một mối đe dọa rõ ràng.

Hạch hạnh nhân sẽ hét lên trong não: “Đây không phải là diễn tập!” Nó là phần đầu tiên của phần não phát triển, chủ yếu liên quan đến sự sống còn, vì trong quá khứ đây là điều quan trọng duy nhất.

Nó đặt bộ não và cơ thể vào trạng thái cảnh giác cao độ, bắt đầu phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Hạch hạnh nhân rất quan trọng trong việc giúp con người tồn tại và thích nghi, nhưng nó không phải là phần chính tiến hóa công phu nhất trong não. Hạch hạnh nhân hành động trước, nhưng không quan tâm đến điều gì xảy ra tiếp theo.

áp lực
Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy là cách phát triển giúp con người sống sót. (Ảnh: Gajus/  Shutterstock)

Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy giúp con người sống sót

Một khi nguy hiểm được phát hiện, chúng ta sẽ bỏ chạy hoặc chiến đấu. Các phản ứng sinh lý của chúng ta luôn sẵn sàng cho việc này.

Khi đó, các cơ sẽ căng thẳng, nhịp tim tăng nhanh, hơi thở dồn dập, suy nghĩ quay cuồng, v.v. Những phản ứng này chẳng phải là lo lắng sao? Đúng vậy, phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy cũng giống như các dấu hiệu của sự lo lắng, vì về cơ bản chúng giống nhau.

Phản ứng của não đối với các mối đe dọa hoặc căng thẳng hiện đại, như lo lắng về virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), sợ hãi về công việc, gia đình, địa vị, tiền bạc, sức khỏe, sự từ chối,… cũng giống như nỗi sợ bị gấu tấn công.

Vì vậy, nỗi sợ nói công khai trước mặt sếp, hoặc suy nghĩ quá nhiều về một cuộc khủng hoảng trong các mối quan hệ có thể gây ra phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy.

“Người phụ nữ khôn ngoan” trong bộ não

Có một người bạn trong não có thể xoa dịu hạch hạnh nhân và giúp kiểm soát căng thẳng… Vỏ não trước trán là “người phụ nữ khôn ngoan” của bộ não. Vỏ não trước trán chi phối hầu hết các phần con người của chúng ta.

Không giống như hạch hạnh nhân, đây là phần não phát triển tinh tế nhất. Phần não mới này có thể giải quyết vấn đề, lập kế hoạch trước và ngăn chặn các xung động.

Vỏ não trước trán lưu trữ thông tin về tình hình hiện tại cũng như quá khứ của chúng ta, giúp con người đưa ra lựa chọn đúng đắn và hiệu quả khi gặp căng thẳng.

Nhưng vấn đề là khi bị đe dọa, vỏ não trước trán phản ứng chậm hơn so với hạch hạnh nhân. Hạch hạnh nhân có khả năng bắt đầu phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy trước khi vỏ não trước trán kịp phản ứng.

Nhưng chúng ta có thể kiểm soát hạch hạnh nhân cho đến khi vỏ não trước trán hoạt động trở lại với các giác quan và chức năng của nó.

Vỏ não trước trán có khả năng suy nghĩ về tương lai (tức khả năng giải quyết vấn đề) và khả năng tiếp cận những trải nghiệm trong quá khứ. Phần não này có thể khiến chúng ta cảm thấy đau khổ về những sự kiện trong quá khứ, lo sợ trước những viễn cảnh bi thảm về tương lai, và cảm thấy mình thua kém đi khi bị so sánh với người khác.

Cuộc sống hiện đại

Bộ não cũ của chúng ta vẫn nhạy cảm với nỗi sợ hãi, trong khi bộ não mới của chúng ta lo lắng về tương lai và đau khổ về quá khứ.

Thế giới hiện đại mang đến nhiều mối đe dọa cho tâm trí chúng ta. Chúng ta thường phản ứng theo cách tương tự, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả.

Giống như những người tiền sử cảnh giác với những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng khi họ ra ngoài. Bộ não hiện đại của chúng ta cũng đang làm điều tương tự khi đặt câu hỏi: “Nếu tôi thất bại thì sao? Liệu có đáng mạo hiểm không?”

Trừ khi gặp một thời điểm quan trọng, những người tiền sử sẽ không dùng hết sức lực của mình. Trong khi đó, bộ não hiện đại bảo chúng ta đừng mạo hiểm trừ khi chưa chắc chắn về kết quả.

Một người thượng cổ sẽ nghĩ: “Này bạn, mình không được đi tìm kiếm thức ăn ở đây. Lần trước đã có chuyện khủng khiếp xảy ra ở chỗ này.” Bộ não hiện đại của chúng ta sẽ nói: “Bạn nghĩ mình là ai? Một lần thất bại, cả đời sẽ thất bại.”

Việc so sánh bản thân với những người khác trên mạng xã hội dù chỉ một chút, cũng có thể khiến tâm trí rơi vào trạng thái quá tải trước các mối đe dọa. Bởi bản chất của con người là sợ bị loại khỏi tập thể.

Tâm trí của bạn không cố gắng tiêu diệt bạn hay kế hoạch cuộc đời của bạn, nó chỉ đang cố gắng cứu bạn khỏi nỗi đau. Đây là mục đích của sự phát triển về tâm trí, nhưng đôi khi nó đi quá xa.

Hiện giờ chúng ta biết rằng tâm trí của mình có ý định tốt khi chống lại rủi ro dưới mọi hình thức. Chúng ta có thể xử lý hiệu quả hơn những suy nghĩ mà nó tạo ra, mà không để chúng cản trở bản thân.

Chắc chắn chúng ta có thể học cách quản lý hạch hạnh nhân của mình, cho phép vỏ não trước trán hoạt động và phản ứng với sự căng thẳng một cách hiệu quả.