Khả năng đặt câu hỏi là chìa khóa để nuôi dạy con cái thành công. Muốn dạy con trở thành một đứa trẻ xuất sắc, trước hết phải mở rộng tư duy của người mẹ. Mức độ lớn nhỏ trong tư duy sẽ quyết định mức độ lớn nhỏ trong khả năng đặt câu hỏi của người mẹ. Khi mà khả năng đặt câu hỏi của người mẹ càng tốt thì khả năng tư duy và đặt câu hỏi của trẻ càng phát triển.

tư duy của trẻ
Những câu hỏi phù hợp có thể kích thích tư duy tích cực của trẻ. Tư duy của người mẹ lớn đến mức nào thì tư duy của đứa trẻ lớn đến mức ấy. (Ảnh: imtmphoto/Shutterstock)

Ông Isidor Isaac Rabi là người đoạt giải Nobel 1994, cũng là nhà vật lý đầu tiên phát hiện ra cộng hưởng từ hạt nhân (NMR). Khi được hỏi về bí quyết thành công của mình, ông đã trả lời rằng: “Tất cả là nhờ những câu hỏi mà mẹ tôi hỏi tôi hàng ngày”.

“Hôm nay con đã hỏi cô giáo ở trường câu gì vậy?” 

Những câu hỏi mà chúng ta thường hay hỏi con cái không có gì khác hơn là: “Hôm nay con có học hành chăm chỉ trên lớp không?”, “Con có làm bài thi tốt không?”, “Con có ngoan ngoãn nghe lời cô giáo không?” Sự khác biệt lớn nhất nằm ở “mức độ” của câu hỏi. Quả thực những câu hỏi phù hợp có thể kích thích tư duy tích cực của trẻ, tư duy của người mẹ lớn đến đầu thì tư duy của trẻ cũng lớn như vậy. Khi khuôn mẫu tư duy của mẹ trở nên lớn hơn, “mức độ” đặt câu hỏi của người mẹ với trẻ cũng sẽ thay đổi. 

Mức độ phát triển của trẻ phụ thuộc vào tư duy của mẹ 

Muốn dạy con trở thành một đứa trẻ xuất sắc thì điều quan trọng nhất là gì? Đó có phải là những gì chúng ta biết phải có đủ “tài lực của ông nội, sự bao dung của người cha và tình thương của người mẹ”? Giáo sư Tống Trấn Húc và Thân Mai Tiếp trong cuốn sách “Bố, mẹ đã hỏi đúng câu hỏi chưa?” đã chia sẻ rằng “khả năng đặt câu hỏi” mới là chìa khóa để nuôi dạy con cái thành công. 

Sau đó có thể có người sẽ hỏi tiếp rằng: “Tôi nên đặt câu hỏi như thế nào?” Các bậc cha mẹ thành công thường hỏi từ góc độ của đứa trẻ, sử dụng những câu hỏi để định hướng tương lai, ví dụ như thay vì hỏi trẻ “phải làm gì?” thì có thể hỏi trẻ “có thể làm gì?”.

Thay vì đặt câu hỏi, cha mẹ thường có xu hướng thuyết giáo hoặc ép buộc con cái làm theo, nhưng điều này sẽ chỉ dạy trẻ thành những học sinh gương mẫu biết nghe lời. Mặt khác, cha mẹ không nên áp đặt tư duy của mình lên con cái, thay vào đó hãy đưa ra những câu hỏi để định hướng tư duy của trẻ. Làm như vậy có thể cho phép trẻ có những cách suy nghĩ khác nhau, từ đó trẻ có thể thực hiện những hành động khác với trước đây, đặt nền móng cho khả năng tư duy của trẻ. 

Muốn nuôi dạy nên những đứa trẻ xuất sắc, trước hết phải mở rộng tư duy của người mẹ. Mức độ lớn nhỏ trong tư duy của người mẹ sẽ quyết định mức độ lớn nhỏ trong khả năng đặt câu hỏi của người mẹ. Khi khả năng đặt câu hỏi của người mẹ càng tốt thì khả năng tư duy và đặt câu hỏi của trẻ càng tốt. 

Vậy thì, hôm nay bạn có những ý tưởng gì?

Bạn đã hỏi trẻ những câu hỏi nào vậy?

Khi người mẹ học cách tổ chức tư duy của mình, họ có thể cải thiện khả năng của con mình

Trước sự ra đời của thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khả năng mà trẻ em cần nhất không phải là khả năng học hỏi, mà là khả năng tổ chức tư duy. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể bồi dưỡng khả năng tổ chức tư duy cho trẻ? Nhiều bà mẹ có thể bắt đầu tự hỏi: “Làm thế nào để dạy bọn trẻ tổ chức tư duy?” Nhưng quan trọng hơn, các bà mẹ cần làm gương và học cách tổ chức tư duy của chính mình trước.  

Nói chung, khi các bà mẹ học cách tổ chức tư duy bản thân mình thì họ có thể cải thiện khả năng tổ chức tư duy của con cái. Nhà văn Lý Mỹ Ái, được biết đến với biệt danh “Huấn luyện viên Sharon” (Sharon Coach), đã nói điều này trong cuốn sách “Học tập theo phương pháp mẹ là chủ đạo” trong phần “Phương pháp học tập tự chủ”.

“Phương pháp học tập tự chủ không phải là tự học, mà trước tiên cần học tập phương pháp học rồi mới bắt đầu học tập tự chủ. Nếu trẻ đang học tiểu học thì càng nên hình thành thói quen học tập tự chủ. Những đứa trẻ được hình thành thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp ích cho sự phát triển trong quá trình trưởng thành của trẻ. Nó có thể trở thành một vũ khí tuyệt vời để trẻ thành công”. 

Điều quan trọng là bạn cần tạo cho con cái thói quen tổ chức tư duy của riêng mình, thay vì lo lắng về việc dạy trẻ cách tổ chức tư duy như thế nào. Tuy nhiên, trẻ khó mà tự mình bồi dưỡng khả năng tổ chức tư duy. Hơn nữa, hiệu quả tự học của trẻ còn hạn chế. Đối mặt với tình huống như vậy, người mẹ không nên tự mình “chỉ dạy” cho trẻ kỹ thuật tổ chức tư duy mà nên kịp thời “hướng dẫn” bên cạnh trẻ, đây mới là sự lựa chọn sáng suốt. “Chỉ dạy” chính là đề cập đến việc truyền đạt kiến ​​thức theo định hướng giảng dạy. Trong khi “hướng dẫn” là lấy mục tiêu làm định hướng để đưa ra các phương hướng kiểm tra cụ thể và thông qua các câu hỏi để kích thích tư duy, trợ giúp trẻ đưa ra quyết định một cách tự chủ.

Có nghĩa là, người mẹ không cần dạy cho con cái những cách tổ chức tư duy cụ thể như các chuyên gia, mà chỉ cần đóng vai trò như một huấn luyện viên và hướng dẫn con vào những thời điểm thích hợp. Đó là lý do tại sao trước tiên người mẹ cần học cách tổ chức tư duy của chính mình.

Hình thành thói quen tổ chức tư duy của trẻ và bồi dưỡng khả năng học tập tự chủ 

Có lẽ rất nhiều bà mẹ cảm thấy đau đầu trong việc bồi dưỡng khả năng học tập tự chủ cho con mình. Nhưng trong quá trình học tập tự chủ cũng cần phải trải qua quá trình tổ chức tư duy, vì vậy, thay vì bồi dưỡng thói quen học tập tự chủ, trước tiên bạn nên hình thành thói quen tổ chức tư duy cho trẻ. Tất nhiên, ban đầu đứa trẻ có thể chưa thành thạo, nhưng một khi đứa trẻ đã hình thành được thói quen tổ chức tư duy của mình, nó sẽ tự nhiên hình thành thói quen học tập tự chủ.

Cho dù đó là bồi dưỡng thói quen tổ chức tư duy hay thói quen học tập tự chủ, nếu chỉ dựa vào sự khôn khéo hay mánh khoé thì sẽ không hiệu quả. “Kiên trì” mới là bí quyết duy nhất, cần phải liên tục luyện tập tổ chức tư duy của mình. Chỉ khi tự tìm được phương pháp tổ chức tư duy của chính mình thì mới có thể nắm được chìa khóa để tổ chức tư duy và học tập tự chủ. Cũng như việc con người không thể thay đổi trong một sớm một chiều, do đó, mong đợi một đứa trẻ thay đổi trong một thời gian ngắn là điều không thể. Dưới sự hướng dẫn của người mẹ, hãy để trẻ luyện tập tổ chức tư duy của bản thân ngay từ khi còn nhỏ, cuối cùng trẻ mới có thể thực sự học được cách tổ chức tư duy và học tập tự chủ. 

Ít nhất trước khi trẻ vào cấp hai, hãy tận dụng mấy năm tiểu học và để trẻ luyện tập cách tổ chức tư duy của mình. “Quá trình” tổ chức tư duy quan trọng hơn “kết quả” của nó. Vì vậy, không nên đặt mục tiêu quá cao mà trước tiên hãy bắt đầu từ những bài tập phù hợp với trẻ, chẳng hạn như thực hành một cách liên tục “30 phút tổ chức tư duy mỗi ngày” và “30 phút tự học mỗi ngày” là điều rất quan trọng để trẻ hình thành thói quen. Các năm ở trường tiểu học, nếu không hình thành được thói quen tổ chức tư duy và học tập tự chủ thì sau khi trẻ bước vào trung học hay đi du học thì sẽ rất khó để cho trẻ hình thành thói quen.

Đây là lý do tại sao, trước khi trẻ lên lớp 6, các bà mẹ cần phải học được cách tổ chức tư duy của bản thân và hướng dẫn trẻ hình thành thói quen tổ chức tư duy để hình thành thói quen học tập tốt. Thông qua sự hướng dẫn và chỉ bảo về chuyên môn kịp thời của người mẹ, cùng với việc không ngừng luyện tập, đứa trẻ sẽ hình thành thói quen tổ chức tư duy và học tập. Như vậy, bạn có thể khiến con mình có một xuất phát điểm vô cùng tốt để phát triển trong tương lai sau này!