Ngày 24/7, CEO Sam Altman của OpenAI, công ty mẹ của ChatGPT, đã chính thức ra mắt tiền điện tử mới WorldCoin, hy vọng sẽ phân phối tiền một cách công bằng thông qua tiền điện tử và giúp giải quyết vấn đề bất bình đẳng kinh tế toàn cầu.

ChatGPT CEO
‘Cha đẻ’ của ChatGPT – Sam Altman. (Ảnh chụp màn hình video)

Cha đẻ của ChatGPT lo “AI sẽ thay con người làm việc”, phát hành tiền tệ thế giới

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu, Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman kỳ vọng chương trình WorldCoin sẽ cung cấp một phương thức hoàn toàn mới để giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội do AI gây ra, sự phổ cập và phát triển của trí tuệ nhân tạo đã tác động nghiêm trọng đến hệ thống kinh tế truyền thống. 

Theo báo cáo tổng hợp của các phương tiện truyền thông nước ngoài, anh Sam Altman đã chính thức ra mắt loại tiền mã hóa mới WorldCoin hôm 24/7. Mọi người dùng phải được xác thực bằng cách quét mống mắt, điều này liên quan đến việc vi phạm quyền riêng tư, nhưng 2 triệu người trên khắp thế giới đã tiến hành xác thực danh tính. Sau khi WorldCoin được liệt kê trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử trên toàn thế giới, giá của đồng tiền này đã nhanh chóng tăng vọt từ 1,7 đô la Mỹ vào thời điểm phát hành lên 3,58 đô la Mỹ, tăng khoảng 110%.

Dự án WorldCoin do Altman, Alex Blania và Max Novendstern đồng sáng lập vào năm 2020. Công ty đứng sau dự án là Tools for Humanity, có trụ sở chính tại San Francisco (Mỹ) và Berlin (Đức), cốt lõi của chương trình là “danh tính kỹ thuật số riêng tư” (Private Digital Identity). Người đăng ký phải quét mống mắt của họ thông qua thiết bị Orb của WorldCoin và chỉ sau khi xác minh, họ mới có thể đăng ký thành công.

Orb là một thiết bị phần cứng hình cầu quét mống mắt của người dùng và chuyển đổi dữ liệu được quét thành một chuỗi mã kỹ thuật số thông qua mã hóa mật mã. Kiểu định danh này sử dụng quét mống mắt khó có thể sao chép được, đảm bảo an toàn dữ liệu của người dùng. Danh tính kỹ thuật số riêng tư được xác thực sẽ phân biệt danh tính của người thật và trí tuệ nhân tạo trong thế giới trực tuyến, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của thế giới trực tuyến trong tương lai. WorldCoin có kế hoạch trở thành vũ khí mới để giải quyết vấn đề AI đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu.

Dự án WorldCoin cũng phải đối mặt với một số thách thức và nghi ngờ. Việc sử dụng quét mống mắt như một phương pháp định danh đã làm dấy lên một số lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật. Số lượng bóng quét mống mắt hiện tại có thể không đủ để bao phủ toàn bộ toàn thế giới, điều kiện cao để sử dụng WorldCoin ở một số khu vực khiến chương trình không thể đạt được toàn cầu hóa thực sự.

Số lượng lưu thông hiện tại của WorldCoin là 143 triệu, trong đó 43 triệu WorldCoin sẽ được phân bổ cho những người dùng đã vượt qua xác minh Orb của thiết bị nhận dạng sinh trắc học trong giai đoạn trước khi ra mắt dự án, và 100 triệu WorldCoin khác sẽ được cho các nhà tạo lập thị trường bên ngoài nước Mỹ vay.

Phương thức phân phối của WorldCoin là 75% số tiền sẽ được phân bổ cho cộng đồng Worldcoin, phần lớn số tiền này sẽ được phân bổ cho người dùng, phần còn lại sẽ được sử dụng cho các quỹ và hoạt động của mạng, và 9,8% số tiền sẽ được phân bổ cho nhóm phát triển ban đầu, chủ yếu bao gồm Tools for Humanity và các nhà cung cấp dịch vụ khác; 13,5% WorldCoin sẽ được phân bổ cho các nhà đầu tư Tools for Humanity và 1,7% cuối cùng của WorldCoin sẽ được sử dụng làm tiền tệ dự trữ của Tools for Humanity.

Thu nhập cơ bản phổ quát (Universal Basic Income)

Hiện tại, ngày càng nhiều người lo lắng rằng sự phát triển quá mức của AI sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng kinh tế, dẫn đến chỉ một số ít người được hưởng lợi, nhưng những người sáng lập Dự án WorldCoin cho rằng thông qua khái niệm thu nhập cơ bản phổ quát, mọi người đều có thể được chia sẻ lợi tức của nền kinh tế kỹ thuật số và đạt được sự phát triển kinh tế dài hạn công bằng và bền vững hơn.

Theo Bloomberg, ý tưởng về WorldCoin của Altman ra đời vào năm 2019, dựa trên thuyết “thu nhập cơ bản phổ quát” trong lý thuyết kinh tế, vì lo ngại AI có thể thay thế công việc của con người trong tương lai, khiến con người mất thu nhập đủ sống, Altman hy vọng sẽ phân phối tiền một cách công bằng thông qua tiền điện tử và giúp giải quyết vấn đề bất bình đẳng kinh tế toàn cầu.

Thu nhập cơ bản phổ quát vẫn là một khái niệm hoàn toàn mới, nhiều người giàu có của các công ty công nghệ như nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, Bill Gates, Elon Musk, Mark Zuckerberg, v.v., đã công khai đề cập đến lý thuyết này, nhằm đảm bảo mọi người đều có thể cơ bản đáp ứng nhu cầu cuộc sống và hỗ trợ kinh tế ổn định. Tuy nhiên, với hệ thống phúc lợi xã hội truyền thống hiện nay, điều này khó hiện thực hóa do thủ tục hành chính phức tạp, phương thức phân phối và chi phí vận hành cao.

Mục tiêu của Dự án WorldCoin là tạo ra một hệ thống thu nhập cơ bản phổ quát hiệu quả hơn, minh bạch hơn và công bằng hơn thông qua công nghệ tiền điện tử. Lý niệm của WorldCoin là thiết lập một mạng lưới phi tập trung để mọi người có thể có “ID thế giới” của riêng mình, sau khi xác nhận danh tính thông qua quét mống mắt, cơ chế xác thực có thể xử lý việc phân phối tiền chính xác. Thiết kế này sẽ cho phép chương trình WorldCoin hoạt động hiệu quả trên quy mô toàn cầu, giảm lãng phí và tính không minh bạch của các mắt xích trung gian.

Atman so sánh OpenAI với chương trình bom nguyên tử

Trên thực tế, ngay từ năm 2019, Altman đã so sánh công ty OpenAI của mình với Dự án Manhattan (dự án nghiên cứu và phát triển bom nguyên tử đầu tiên trong Thế chiến II, chủ yếu do Mỹ thực hiện với sự giúp đỡ của Anh và Canada). Altman cho biết nỗ lực chế tạo bom nguyên tử của Mỹ trong Thế chiến II là một “dự án cấp độ OpenAI – tham vọng của chúng tôi là khát vọng đạt được cấp độ đó”.

Altman cho rằng trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Artificial General Intelligence, AGI) sẽ mang lại sự thịnh vượng và giàu có chưa từng có cho thế giới, nhưng anh cũng lo lắng công nghệ mà công ty mình đang phát triển có thể gây hại nghiêm trọng — lan truyền thông tin sai lệch và phá hủy thị trường việc làm, thậm chí phá hủy thế giới như chúng ta biết.

Giờ đây, OpenAI đã phát hành ChatGPT, một chatbot trực tuyến, bất kỳ ai có kết nối Internet chỉ cần một bước là tiếp cận được công nghệ có thể trả lời nhiều câu hỏi khác nhau—chẳng hạn như vấn đề cấp bách của hóa học hữu cơ, viết bài báo dài 2.000 từ và thậm chí viết một chương trình tạo ra những bông tuyết kỹ thuật số trên màn hình laptop… Tất cả những kỹ năng này dường như chỉ con người mới có thể sở hữu.

Cùng với việc mọi người ý thức được công nghệ này cũng là một phương tiện để lan truyền những lời dối trá, thậm chí thuyết phục người khác làm những việc mà họ không nên làm, một số nhà phê bình đã chỉ trích hành động liều lĩnh của Altman khi tạo ra ChatGPT.

Khi OpenAI phát triển ChatGPT, nhiều công ty khác, bao gồm cả Google và Meta, cũng đang phát triển các công nghệ AI tương tự.

ChatGPT sẽ mang lại những sự lật đổ nào?

Lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi AI là thiết kế. Từ làn sóng vẽ tranh AI vào cuối năm ngoái, đã có một nguyên mẫu thiết kế AI, nhập các chỉ lệnh tương ứng cho AI thì bạn có thể có được bất kỳ tác phẩm phong cách nào mình muốn trong vài giây. Bất kể là thiết kế đồ họa, thiết kế 3D hay thậm chí là vẽ truyện tranh, AI đều có thể làm tốt, thậm chí có một công ty gia công phần mềm nước ngoài đã trực tiếp sa thải một nửa số họa sĩ ban đầu, điều này cho thấy tác động của AI đối với lĩnh vực thiết kế.

Thiết kế mới chỉ là bước khởi đầu và tác động của AI đang dần mở rộng ra toàn bộ lĩnh vực sáng tạo nội dung. Lấy việc viết bài làm ví dụ, việc tạo ra một bài viết thường phải trải qua nhiều giai đoạn: Xác nhận lựa chọn chủ đề nội dung, thu thập và chỉnh lý tài liệu, xây dựng dàn ý bài viết, và hoàn thiện nội dung và chi tiết.

Phải mất một khoảng thời gian đáng kể để một tác giả hoàn thành toàn bộ quá trình này. Nhưng sự xuất hiện của ChatGPT có thể tăng tốc đáng kể toàn bộ quá trình.

Điều khiến người ta kinh ngạc nhất ở ChatGPT là nó có thể tự lập trình, có người nhờ nó viết một trò chơi, không chỉ có định dạng tiêu chuẩn mà còn có thể chạy trực tiếp không cần chỉnh sửa lại.