“Hoàng Đế nội kinh” cho rằng Dương khí là là loại năng lượng tồn tại trong cơ thể, giúp con người chống lại các nhân tố gây bệnh bên ngoài. Dương khí chính là cái mà người ta thường gọi là nguyên khí. Mọi người thường nói người yếu nhược, nguyên khí bị tổn thương nặng nề, tức là chỉ Dương khí bị hao tổn.

duong khi
Phụ nữ cũng có những thói quen làm “tổn Dương”, gây hại cho Dương khí. (Ảnh: Ollyy/ Shutterstock)

Dương khí của cơ thể phải được điều hòa để củng cố chức năng bảo vệ cơ thể, nếu không sẽ dẫn đến mầm bệnh xâm nhập. Duy trì Dương khí là nền tảng của việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Sự tăng trưởng và lão hóa của con người đều do Dương khí chi phối: Việc sản xuất tinh huyết và nước bọt đều do Dương khí điều khiển. “Dương mạnh thì trường thọ, Dương yếu thì chết yểu.” Vì vậy, Dương khí có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người.

Bất kể nam hay nữ, nếu Dương khí không đủ thì sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm sút, dễ mắc bệnh. Phụ nữ cũng có những thói quen làm “tổn Dương”, nếu thường làm 5 việc dưới đây thì rất có hại cho Dương khí.

5 thói quen gây tổn hại Dương khí của phụ nữ 

1. Uống đồ lạnh 

Nhiều cô gái thích uống đồ lạnh khi trời nóng, mà đồ lạnh lại rất có hại cho tử cung. 

Đặc biệt khi vừa ngủ dậy đã uống đồ lạnh, không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mà còn làm cho tình trạng thiếu Dương khí trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Mặc quần áo mỏng

Khi trời nóng mọi người thường thích mặc quần áo mỏng, kỳ thực, trên cơ thể có rất nhiều huyệt đạo dày đặc để bảo vệ cơ thể. Thường xuyên tiếp xúc với cái lạnh đồng nghĩa với việc “hàng rào” của Dương khí bị mất đi. Theo thời gian, rất dễ bị thận khí thiếu hư và chi dưới đau nhức.

3. Thức khuya

Một số phụ nữ hiện đại thường thức đêm để làm việc, lướt điện thoại hay tận hưởng cuộc sống về đêm, tác hại của việc thức khuya đối với cơ thể là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.

Cơ thể cũng có một chu kỳ sinh lý riêng, buổi sáng là thời điểm Dương khí dồi dào nhất, sự tích trữ trong cơ thể người phụ nữ cũng bắt đầu tuần hoàn, đạt đỉnh điểm vào buổi trưa và trở về trạng thái ban đầu vào ban đêm. Không ngủ vào ban đêm không những không nuôi dưỡng Dương khí, mà còn tiêu hao hết Dương khí còn sót lại, khiến cho cơ thể trở nên khó chịu. Thức khuya sẽ dẫn đến thay đổi nội tiết, đẩy mạnh quá trình lão hóa, và khiến sức đề kháng ngày càng kém.

4. Ngồi lâu, lười vận động

Việc ngồi quá thường xuyên sẽ cản trở lưu thông của Dương khí, dễ dẫn đến khí trệ huyết tắc. Nếu muốn duy trì cơ thể khỏe mạnh, nên tận dụng thời gian rảnh hoặc sắp xếp sinh hoạt sao cho hợp lý để luyện tập, vận động. Thông qua các biện pháp tập luyện hiệu quả, có thể phát huy hiệu quả dưỡng sinh, sức khỏe sẽ được cải thiện.

5. Gội đầu trước khi đi ngủ

Nếu phụ nữ đi ngủ mà không sấy khô tóc sau khi gội đầu sẽ rất có hại cho Dương khí, phong hàn sẽ xâm nhập vào cơ thể, dễ bị cảm lạnh.

Dương khí là bảo chứng cho sức khỏe, phụ nữ không nên coi thường những điều nhỏ nhặt này. Chúng làm tổn thương Dương khí, có hại cho cơ thể.

Phương pháp bổ sung Dương khí

1. Phơi nắng

Phương pháp này đơn giản nhất, nhưng cũng có một “bí kíp”, phơi nắng nhất định phải phơi ở phần lưng.

Bởi vì ở phần lưng có một kinh mạch – Mạch Đốc. Mạch Đốc được gọi là “Biển của dương mạch” và kiểm soát Dương khí của cơ thể. Khi lưng bạn được sưởi ấm và thoải mái dưới ánh nắng thì Dương khí của cơ thể sẽ đầy đủ, dồi dào. 

Nói chung, nên chọn thời gian có nhiều ánh nắng nhưng cường độ không quá gắt, thường thì thời gian tốt nhất để tắm nắng là từ 9 – 10 giờ sáng.

2. Trà gừng đường nâu

Gừng có tính nhiệt, là thực phẩm bổ sung Dương khí tốt, đường nâu có tác dụng bổ máu rất tốt. Từ 7 – 9 giờ sáng là thời điểm khí huyết trong cơ thể con người lưu thông vào kinh Dương Minh Vị, uống trà gừng đường nâu vào thời điểm này có thể thúc đẩy Dương khí tốt nhất.

3. Ấn huyệt

Xoa bóp huyệt vị có thể giúp kích thích dương khí trong cơ thể, tăng cường thể chất, nhất vào mùa đông lạnh giá, đặc biệt thích hợp cho người lớn tuổi.

Huyệt Quan Nguyên

huyet quan nguyen
Huyệt Quan Nguyên. (Ảnh: Milos Vymazal/ Shutterstock)

Huyệt Quan Nguyên là một huyệt quan trọng trên mạch Nhâm, nó được ứng dụng trên lâm sàng để điều trị các triệu chứng như sợ lạnh, đi tiểu thường xuyên, đau bụng dưới, chướng bụng, tiêu chảy.v.v

Vị trí: Ở chính giữa bụng dưới, cách rốn 3 tấc, nằm trên bờ xương mu cách 2 thốn hay ở điểm nối ⅗ phía trên và ⅖ phía dưới của đường nối điểm giữa bờ trên của rốn và xương mu.

Huyệt Phong Trì

Phong tri
Huyệt Phong Trì. (Ảnh: Milos Vymazal/ Shutterstock)

Huyệt Phong Trì là huyệt đạo thứ 20 của nhóm Kinh Đởm và hội với mạch Dương Duy, được dùng trên lâm sàng để điều trị các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, đau cổ.

Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ hõm phía sau mang tai, bờ bên ngoài của cơ thang sát đáy sau hộp sọ và bờ bên trong của ức đòn chũm. Vị trí huyệt này tựa như cái ao, là nơi quan trọng để điều trị phong nên được gọi là Phong trì.

Huyệt Thận Du

Than Du
Huyệt Thận Du. (Ảnh: Milos Vymazal/ Shutterstock)

Huyệt Thận Du là huyệt số 23 và nằm ở trên đường kinh bàng quang, được dùng trên lâm sàng để điều trị các triệu chứng như đau nhức, yếu thắt lưng và đầu gối, tiểu đêm thường xuyên, chóng mặt, ù tai.v.v.

Vị trí: Ở vị trí phía dưới của gai sống thắt lưng thứ 2, đo ra phía ngang tầm 1,5 thốn, ngang với huyệt Mệnh Môn.