Bằng cách duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe và kích thích khả năng tái tạo của não, bạn vừa có thể ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ vừa giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. 

tri nho
Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe và kích thích khả năng tái tạo của não giúp ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. (Ảnh: ImageFlow/ Shutterstock)

Phòng khám Mayo, Nhật Bản nổi tiếng từng đề xuất 7 cách đơn giản để cải thiện trí nhớ:

1. Kiên trì tập thể dục

Hãy thực hiện các bài tập aerobic (chẳng hạn như đi bộ nhanh) ít nhất 150 phút mỗi tuần. Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu trong não và duy trì trí nhớ minh mẫn.

2. Duy trì hoạt động tinh thần

Các hoạt động như: Đánh cờ, trồng hoa, đọc sách, chơi nhạc cụ và ngồi thiền…vừa có thể cải thiện trí thông minh, vừa khiến con người vui vẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, những hoạt động lành mạnh này còn kích thích não sản xuất endorphin và các hoạt chất khác. Thêm một số gia vị vào cuộc sống của bạn một cách điều độ thực sự sẽ giúp tăng cường trí não.

tri nho 2
Ngồi thiền có thể cải thiện trí thông minh và khiến con người vui vẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. (Ảnh: atiger/ Shutterstock)
Đăng ký học thiền, rèn luyện cả tâm lẫn thân tại đây.

3. Chú trọng hoạt động giao tiếp xã hội

Các cuộc giao tiếp xã hội, những tiếng cười của người thân, bạn bè có thể giúp bạn tránh và giảm bớt lo âu, trầm cảm. Trong cuộc sống, bạn nên tìm kiếm nhiều cơ hội giao tiếp, tiếp xúc với người thân, bạn bè và những người khác để tâm trạng luôn trong trạng thái vui vẻ.

4. Hình thành thói quen ghi nhớ tốt

Cuộc sống hối hả của xã hội hiện đại tràn ngập các loại thông tin, những thông tin phức tạp có thể khiến con người rối trí và mất tập trung. Vậy nên chúng ta cần học cách tránh một số thông tin vô dụng, đồng thời học cách tập trung và phát triển thói quen ghi nhớ tốt.

5. Tránh rối loạn giấc ngủ

Tránh thức khuya và ngủ đủ giấc là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ bộ não. Giấc ngủ ảnh hưởng đến trí nhớ, học tập, cảm xúc, hành vi, phản ứng miễn dịch, trao đổi chất, nồng độ hormone, quá trình tiêu hóa và nhiều chức năng sinh lý khác. Mất ngủ cũng có liên quan chặt chẽ đến sự khởi phát của bệnh Alzheimer. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, người lớn cần ngủ từ 7-9 giờ mỗi ngày. Vì vậy hãy đảm bảo rằng giấc ngủ của bạn luôn đầy đủ, đây là điều kiện để cung cấp đủ thời gian nghỉ ngơi cho não bộ.

tri nho 3
Tránh thức khuya và ngủ đủ giấc là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ bộ não. (Ảnh: Studio Romantic/ Shutterstock)

6. Kết hợp bữa ăn hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ rất tốt cho não và tim. Chẳng hạn như áp dụng “chế độ ăn Địa Trung Hải” và tiêu thụ các thực phẩm giàu acetylcholine có liên quan mật thiết đến não bộ và trí nhớ như tôm, thịt bò nạc, yến mạch, bông cải xanh, phô mai, kem tươi, v.v. Ngoài ra, hãy cố gắng tránh uống rượu và kiểm soát chặt chẽ lượng rượu uống vào vì nó có thể gây nhầm lẫn và mất trí nhớ.

7. Tích cực điều trị các bệnh mãn tính

Người trung niên và người cao tuổi nên tuân theo phác đồ của bác sĩ để điều trị các bệnh như trầm cảm, bệnh tim, suy dinh dưỡng, béo phì, mỡ máu cao, huyết áp cao và giảm thính lực… Những căn bệnh này càng được kiểm soát tốt thì trí nhớ càng được duy trì lâu dài.

Hy vọng rằng mọi người sẽ đối mặt với vấn đề mất trí nhớ do lão hóa một cách tích cực vui vẻ, hình thành thói quen sinh hoạt tốt, duy trì tâm trạng thoải mái, sống lạc quan, chú trọng điều trị các bệnh có thể gây mất trí nhớ và sống một cuộc sống lành mạnh mỗi ngày.