Ngày 31/7 tờ India Express đưa tin, Bộ Nội vụ Ấn Độ vừa báo cáo trước Quốc hội rằng từ năm 2019 – 2021 Ấn Độ có hơn 1,3 triệu phụ nữ mất tích, trong số họ có hơn 1/5 dưới 18 tuổi, số người được tìm thấy sau đó chỉ chiếm hơn một nửa số người mất tích.

shutterstock 174221033
(Ảnh minh họa: Pablo Rogat/ Shutetrstock)

Dữ liệu này do Cục Hồ sơ Hình sự Quốc gia của Ấn Độ tổng hợp, theo đó tình hình này tồi tệ nhất là ở các bang như Madhya Pradesh, Tây Bengal, và Maharashtra. Theo tờ Breaking News Network của Ấn Độ, do trong văn hóa và gia đình Ấn Độ không coi trọng phụ nữ dẫn đến nhiều vụ án hình sự liên quan đến phụ nữ thường kết thúc bằng kết luận “mất tích”.

Tờ India Express chỉ ra có rất nhiều trường hợp phụ nữ bị vụ án kết luận “mất tích” nhưng thực tế họ lại có một kết cục vô cùng bi thảm, một số có thể đã bị hãm hiếp và giết chết, một số có thể bị ép tham gia vào các hoạt động phi pháp phạm tội như mua bán người…

Kể từ năm 2013, Ấn Độ đã hai lần sửa đổi bộ luật hình sự để bảo vệ an toàn cho phụ nữ, quy định hình phạt cao hơn đối với các tội ác liên quan đến phụ nữ. Tuy nhiên, có quan điểm dư luận cho rằng luật pháp và các quy định rất khó phát huy vai trò thiết thực trong việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ Ấn Độ, lý do vì bối cảnh văn hóa – xã hội Ấn Độ không xem trọng họ.

Trong bộ phim hài “Quả mít” (Buoluomi) mới ra mắt của Ấn Độ, cảnh sát đã lần ra tung tích của chủ nhà liên quan đến quả mít bị mất tích, thực chất chính cô con gái út của chủ vườn đã mất tích và gia đình trình báo cảnh sát nhưng bị phớt lờ, buộc người chủ vườn phải dùng cách khai báo mất quả mít để cảnh sát tra manh mối về vụ mất tích của cô con gái.

Tờ India Express nhận xét rằng dù kịch phim vô lý, nhưng chuyện phim nhằm lên án nạn thờ ơ của cảnh sát đối với trường hợp phụ nữ mất tích, câu chuyện là sự khắc họa chân thực thân phận phụ nữ ở vùng nông thôn Ấn Độ. Cảnh sát thường cáo buộc người báo án là không “chăm sóc tốt” người phụ nữ bị mất tích đó, ngầm chỉ định rằng những người phụ nữ đó “bỏ trốn” hoặc họ không thích gia cảnh nên bỏ nhà ra đi.

Liên quan đến vấn đề xã hội này, Chính phủ Ấn Độ đã ra lệnh cho cảnh sát cần đặc biệt xem trọng. Theo tin từ Hindustan Times của Ấn Độ, nhà chức trách đã áp dụng các biện pháp khuyến khích khen thưởng để tăng tỷ lệ giải quyết các trường hợp phụ nữ mất tích. Đồng thời, Bộ Nội vụ Ấn Độ cũng đã thành lập đội hành động chống buôn người, cho phép khi cần thiết đội này được vượt qua hệ thống cảnh sát địa phương để trực tiếp xử lý tội phạm này.

Tạp chí Connection của Ấn Độ nhận xét, về mặt chiến lược vận động cho cuộc tổng tuyển cử năm 2024, Đảng Bharatiya Janata chú ý đến các vấn đề mà cử tri nữ quan tâm. Hiện trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử đang đến gần, đảng cầm quyền đã sử dụng các nguồn lực của chính phủ để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan về an toàn mà phụ nữ Ấn Độ phải đối mặt này, có thể nói đây là chiến lược chính trị điển hình vì bầu cử.