Tờ báo Le Figaro là tờ báo có lượng phát hành lớn nhất và có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Pháp, hôm 19/9/2018, tờ báo này có đăng bài viết chỉ ra, do bị Bắc Kinh chèn ép, không gian quốc tế của Đài Loan ngày càng bị hạn chế, mặc dù Đài Loan chủ động tuân theo các kiến nghị của Liên Hiệp Quốc, đồng thời còn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên “những cố gắng này của Đài Loan cũng không đem lại hiệu quả gì, Bắc Kinh vẫn khóa chặt cánh cửa Liên Hiệp Quốc”.

liên hiệp quốc
Đại hội Liên Hiệp Quốc đã khai mạc hôm 18/9 tại New York, Mỹ (Ảnh: Pixabay)

Ngày 19/9/2018, tờ báo Le Figaro tại Pháp có đăng một bài viết với tiêu đề “Đài Loan bị Liên Hiệp Quốc ‘bỏ quên'”, nội dung có nhắc đến việc từ năm 1971, Bắc Kinh căn cứ vào nghị quyết số 2758 của Liên Hiệp Quốc, sau khi giành được ghế và quyền biểu quyết trong Liên Hiệp Quốc, đảo dân chủ này của Đài Loan liền bắt đầu bị gạt ra khỏi đại hội của Liên Hiệp Quốc.

Theo bản tin, giống như các năm trước, hiện tại Đại hội Liên Hiệp Quốc đang diễn ra tại New York (Mỹ), một lần nữa Đài Loan lại bị đẩy ra ngoài, Trung Quốc lợi dụng quan hệ kinh tế để ép buộc các nước chỉ có thể xây dựng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, không được thừa nhận địa vị của Đài Loan. Dựa vào cân nhắc đến sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, các thành viên của Liên Hiệp Quốc chỉ đành lựa chọn “hiện thực chính trị” (realpolitik), tức là phục tùng Trung Quốc vì nội chính và ngoại giao của nước mình.

Bài viết chỉ ra, chính sách chèn ép của Trung Quốc chủ yếu là khiến Đài Loan mất tầm nhìn quốc tế, mặc dù hộ chiếu Trung Hoa Dân Quốc được hưởng đãi ngộ từ 165 nước, nhưng lại không cách nào vào được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, truyền thông Đài Loan cũng bị từ chối vào phỏng vấn đưa tin.

Bài viết dẫn lời của Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Kiếm Nhiếp (Joseph Wu) cho rằng, Nghị quyết số 2758 của Liên Hiệp Quốc không giải quyết vấn đề quyền đại biểu của Đài Loan và người dân Đài Loan trong Liên Hiệp Quốc, cũng không xử lý quan hệ giữa hai bờ eo biển (Đài Loan và Trung Quốc Đại lục).

Theo tờ Le Figaro, khi Đài Loan dân chủ hóa từ những năm 90 của thế kỷ trước, trải qua 3 lần chính đảng thay phiên chấp chính, Đài Loan đã lựa chọn được một vị nữ Tổng thống đầu tiên đó là bà Thái Anh Văn, hiện tại chính phủ Đài Loan từ chối chấp nhận “Nhận thức chung năm 1992” trong hiệp định giữa Quốc dân đảng và đảng Cộng sản, cho rằng “chỉ có Đài Loan mới giải quyết vấn đề của Đài Loan”, điều này khiến cho chính quyền Trung Quốc bất mãn, cũng như tìm mọi cách chèn ép và cô lập Đài Loan.

Còn phía Đài Loan lại liên tục nhắc nhở, các cơ quan tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới gạt bỏ Đài Loan, sẽ dẫn đến vấn đề đe dọa về an toàn và y tế, “năm 2003 bùng phát nghiêm trọng sự kiện dịch SARS (Viêm đường hô hấp cấp) chính là một bài học”.

Cuối bài, tờ Le Figaro chi biết, dù cho Trung Quốc từ chối cho Đài Loan tham gia vào bất cứ tổ chức nào của Liên Hiệp Quốc, nhưng Đài Loan vẫn tuân thủ theo các kiến nghị của Liên Hiệp Quốc, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục và năng lượng xanh đều có biểu hiện rất tốt, tỷ lệ người dân biết chữ đạt mức 98,7%, tương đương với các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác phát triển Kinh tế (OECD).

Ngoài ra, người dân Đài Loan còn được hưởng chế độ bảo hiểm sức khỏe chất lượng cao, và còn xây dựng nhiều phương án phát triển viện trợ, tích cực giúp đỡ những người nghèo trên thế giới, chẳng qua là “những cố gắng này của Đài Loan lại không đem đến điều tốt cho Đài Loan, Bắc Kinh vẫn luôn khóa chặt cánh của vào Liên Hiệp Quốc của Đài Loan”.

Đài Loan
Ông Joseph Wu – Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) kêu gọi Liên Hiệp Quốc mở của đối với Đài Loan (Ảnh: Liberty Times)

Theo thông tin được đăng trên Yahoo News, Đại hội Liên Hiệp Quốc năm nay được khai mạc ngày 18/9 tại New York, cách làm năm nay của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẫn như mọi năm và không đưa ra kiến nghị gì. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết, đã kêu gọi các nước bang giao cùng gửi thư lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, và lên tiếng cho Đài Loan khi đến thời gian thảo luận chung của Đại hội, đồng thời trong thời gian diễn ra Đại Hội cũng mời các nước có lý niệm gần với Đài Loan giúp đỡ Đài Loan bằng “phương pháp thích hợp”.

Ngoài ra, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc Ngô Kiếm Nhiếp trong nhiều ngày liên tiếp đã gửi thư tới các cơ quan truyền thông quốc tế, biểu thị Liên Hiệp Quốc giới định địa vị của Đài Loan một cách phiến diện là sai lầm rõ ràng, ông kêu gọi Liên Hiệp Quốc mở của cho Đài Loan tham dự vào Liên Hiệp Quốc để đảm bảo Liên Hiệp Quốc phục vụ vì nhân loại và nên đối kháng với áp lực từ bên ngoài.  

Ông Ngô Kiếm Nhiếp chỉ ra, Đại hội lần thứ 70 của Liên Hiệp Quốc diễn ra vào năm 2015, đưa ra Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. Tất cả các nước tham, các bên liên quan và tất cả mọi người, đều không nên bị gạt ra ngoài, nhưng 23 triệu người dân Đài Loan lại không cách nào tham dự, đây không chỉ là đi ngược với nguyên tắc mang tính phổ quát khi thành lập Liên Hiệp Quốc, cũng đoạt mất cơ hội Đài Loan và xã hội quốc tế cùng nỗ lực hợp tác vì mọi người.

Bên cạnh đó, Văn phòng đại diện Trung Hoa Dân Quốc tại Philippines gần đây cũng gửi thư tới nhiều cơ quan truyền thông của Philippines, kêu gọi chính phủ và người dân Philippines ủng hộ Đài Loan tham dự vào Liên Hiệp Quốc. Trong thư chỉ ra, cái gọi là nguyên tắc một Trung Quốc, đã bị nhiều nước thành viên của Liên Hiệp Quốc thách thức, đơn phương giới định địa vị của Đài Loan hiển nhiên là sai lầm, Liên Hiệp Quốc gạt bỏ đối tác có ý nguyện và có năng lực như Đài Loan, không chỉ vi phạm nhân quyền cơ bản của 23 triệu người dân Đài Loan, cũng làm tổn hại nghiêm trọng đến hanh phúc và lợi ích của nhân loại.

Đến nay, đã có 7 kênh truyền thông chính của Philippines xuất bản 10 bài viết đặc biệt của Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Kiếm Nhiếp, 3 bản tin của Bộ Ngoại giao Đài Loan và 17 bài viết của ông Từ Phụng Dũng (Trưởng đại diện Văn phòng Đài Loan trú tại Philippines) để kêu gọi Liên Hiệp Quốc mở cửa cho Đài Loan tham dự.

Thanh Vân

Xem thêm: