Kết quả sơ bộ của cuộc tổng tuyển cử của Đức đã được công bố. Số phiếu của các đảng đã hình thành một tình huống đáng xấu hổ. Đảng Dân chủ Xã hội đã giành chiến thắng chỉ trong gang tấc, nhưng không đủ để kiểm soát tình hình chung. Đảng Liên minh rớt thảm, nhưng không hề mất đi hy vọng. Hiện tại, hai đảng lớn đã tuyên bố sẽ lãnh đạo chính phủ mới thành lập nội các. Họ cũng hy vọng rằng cát bụi sẽ lắng xuống trước Giáng sinh. Thái độ của những đảng nhỏ đã trở thành điều then chốt.

(Bài viết của Dư Bình, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Embed from Getty Images

Kiểm phiếu tại Trung tâm Thương mại Cologne ở Cologne, Đức hôm 26/9 (Nguồn: Getty Images)

Sức hiệu triệu của đảng lớn không còn, thái độ của đảng nhỏ đóng vai trò then chốt

Theo kết quả bầu cử sơ bộ chính thức do ARD công bố ngày 27/9, Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã vươn lên thành đảng lớn nhất với 25,7% phiếu bầu. Cuối cùng họ đã thoát khỏi mức thấp lịch sử (20,5%) năm 2017. Đảng Liên minh (CDU / CSU) lại trải qua cuộc bầu cử tồi tệ nhất trong lịch sử, giảm từ 32,9% cách đây 4 năm xuống còn 24,1%.

Bầu cử Dức SPD
(Nguồn: Ảnh chụp màn hình video của Guardian)

Theo tình hình bầu cử hiện tại, chính phủ tương lai của Đức có thể bao gồm 3 đảng. Điều này sẽ phá vỡ quy tắc thông lệ của hai đảng. Ai có thể là thủ tướng và ai sẽ là người chiến thắng, hiện mọi việc vẫn đang đầy rẫy những biến số.

Không có quy định cụ thể nào về việc thành lập nội các ở Đức. Thông thường đều là đảng lớn nhất bắt đầu đàm phán và nỗ lực thành lập chính phủ. Nhưng hiện tại ưu thế của Đảng Dân chủ Xã hội quá yếu, chưa rõ con đường đàm phán liệu có suôn sẻ hay không. Do vậy vẫn còn một tia hy vọng cho Đảng Liên minh.

Trong các cuộc bầu cử ở Đức, việc một đảng giành được số phiếu bầu cao nhất, không có nghĩa là đảng đó đương nhiên có được chức vị của thủ tướng. Ví dụ, trong cuộc bầu cử năm 1976, số phiếu của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) thấp hơn Đảng Liên Minh (CDU), nhưng cuối cùng, ông Helmut Schmidt, ứng cử viên của SPD đã giành được chức vị thủ tướng, và trở thành thủ tướng.

Đảng Vàng (Chủ nghĩa Tự do Cổ điển) và Đảng Xanh khó đàm phán, kịch hay vẫn còn đó

Đến nay, các ứng cử viên của Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Liên minh đều bày tỏ ý định muốn đàm phán thành lập chính phủ. Mặc dù trên lý thuyết, sẽ có thể có khả năng Đảng Đỏ (Đảng Dân chủ Xã hội) và Đảng đen (Đảng Bảo thủ Dân chủ Thiên chúa giáo) thành lập một chính phủ liên minh lớn một lần nữa. Nhưng hai bên không muốn hợp tác trở lại và cử tri cũng không muốn nhìn thấy một chính phủ liên minh lớn một lần nữa. Nói cách khác, khả năng cao là ba bên sẽ cùng nắm quyền.

Nhưng cho dù đó là Liên minh Đèn Giao thông (Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Xanh, Đảng Dân chủ Tự do) hay Liên minh Jamaica (Đảng Liên minh, Đảng Xanh, Đảng Dân chủ Tự do) thì vẫn khó nói. Ở một mức độ nào đó, cấu trúc của chính phủ mới phụ thuộc vào kết quả Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do sẽ thương lượng ra sao.

Ông Christian Lindner, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do, đã tiết lộ vào đêm bầu cử rằng ông dự định ngồi lại và nói chuyện với Đảng Xanh trước tiên, làm rõ các giao điểm và tranh chấp của họ, sau đó tham gia vào các cuộc đàm phán nội các có thể xảy ra.

Không dễ để Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do đàm phán với nhau. Bởi hai đảng này khác xa nhau về quan niệm quản trị, và họ đối lập gay gắt về nhiều mặt.

Trong cuộc đàm phán thành lập nội các năm 2017, Đảng Liên minh đã cố gắng thành lập chính phủ với Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xanh. Cuối cùng, Đảng Dân chủ Tự do không muốn từ bỏ các nguyên tắc của mình và muốn rút khỏi việc thành lập nội các. Do đó, một chính phủ liên minh lớn mới được thành lập sau đó.

Đảng Xanh đã trở thành đảng lớn thứ ba trong cuộc tổng tuyển cử này. Đây là một sự cải thiện đáng kể so với mức 8,9% của 4 năm trước. Tuy nhiên, bản thân Đảng Xanh còn đặt kỳ vọng cao hơn. Thậm chí có thời điểm người ta tin rằng một nữ Thủ tướng của Đảng Xanh ​​sẽ xuất hiện. Mặc dù giấc mơ thủ tướng này tan thành mây khói, nhưng Đảng Xanh đã giành được nhiều tiếng nói hơn.

Bà Annalena Baerbock, nữ Chủ tịch Đảng Xanh, không bày tỏ thiện chí muốn thành lập nội các. Về quan điểm chính trị, rõ ràng bà và ông Schultz hòa hợp hơn. Đảng Dân chủ Tự do có xu hướng thành lập nội các với các Đảng Liên minh. Vì vậy, kịch hay về cuộc đàm phán vẫn còn đó. Đây là một điểm lớn để phân biệt giữa các đảng, trong việc nỗ lực thành lập nội các và duy trì quan điểm chính trị.

Theo cơ quan điều tra dân ý Forsa, 30% cử tri muốn thấy Đảng Liên minh thành lập nội các với Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xanh, chính là liên minh Jamaica. 40% cử tri muốn thấy Đảng Dân chủ Xã hội và Đảng Xanh, Đảng Dân chủ Tự do hợp lực, đó là Liên minh Đèn Giao thông.

Chính phủ mới của Đức có thái độ mạnh mẽ hơn đối với ĐCSTQ

Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do cũng có những điểm chung, đặc biệt là trong thái độ của họ đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bà Gyde Jensen, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Liên bang Đức, một thành viên của Đảng Dân chủ Tự do, đã chỉ trích rõ ràng rằng ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người ở Tân Cương và ủng hộ các hoạt động nhân quyền ở Hồng Kông.

Ông Reinhard Bütikofer, chủ tịch “Phái đoàn Các vấn đề về Trung Quốc” của Nghị viện châu Âu, kiêm thành viên của Đảng Xanh, cũng giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Ông phản đối “Hiệp định Đầu tư Toàn diện Trung Quốc-Liên minh châu Âu” giữa EU và Trung Quốc. Đồng thời thúc đẩy EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của ĐCSTQ. Bản thân ông cũng trở thành một trong những mục tiêu bị Trung Quốc trừng phạt.

Mặc dù dưới sự lãnh đạo của bà Merkel, thái độ của Đảng Liên minh đối với ĐCSTQ luôn có xu hướng ôn hòa, và thái độ của Đảng Dân chủ Xã hội đối với ĐCSTQ không rõ ràng. Nhưng hiện tại, xu hướng chung của toàn châu Âu đối với ĐCSTQ ngày càng mạnh mẽ hơn. Bởi Châu Âu đã dần nhận ra mối nguy hiểm mà ĐCSTQ mang lại cho thế giới, và càng không muốn để ĐCSTQ nắm lấy huyết mạch kinh tế.

Trong cuộc thăm dò trước bầu cử của Forsa ở Đức, 58% công dân Đức tin rằng chính phủ liên bang Đức nên có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) và bảo vệ lợi ích của Đức tích cực hơn. Ngay cả khi mối quan hệ song phương có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi điều này, nhưng chính phủ cũng không thể tỏ ra mềm yếu.

Do đó, có thể thấy trước rằng dù cấu trúc của chính phủ mới của Đức như thế nào, thì thuận theo xu hướng chung của châu Âu và dư luận, chính phủ Đức đều sẽ cứng rắn hơn với ĐCSTQ.

Dư Bình
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)

Xem thêm: