Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phá hủy mọi hy vọng của người dân Trung Quốc, và tất nhiên là sợ hãi người dân.

Embed from Getty Images

Ngày 27/4/2023 tại Tokyo, Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel đã đã tham dự một cuộc họp báo cùng Thống đốc Glenn Youngkin bang Virginia và Phó Chủ tịch Điều hành Manish Bhatia của Micron. (Ảnh: Yuichi Yamazaki/AFP/Getty)

Gần đây, ông Emmanuel đã được người dẫn chương trình kênh truyền thông cá nhân China Talk là Jordan Schneider phỏng vấn. Theo một video đăng trên X vào thứ Ba (ngày 1/4), ông đã thảo luận về một số chủ đề nhạy cảm liên quan đến Trung Quốc như quan hệ địa chính trị Mỹ – Trung Quốc, hợp tác chiến lược Mỹ-Nhật-Hàn, vấn đề người dân Trung Quốc chạy khỏi đất nước và chính trị nội bộ Trung Quốc.

Ông Emmanuel cho rằng tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc tiếp tục tăng và đầu tư nước ngoài giảm mạnh, hàng trăm triệu người Trung Quốc chưa thoát nghèo.

Ông cho rằng Trung Quốc có thể đã trở thành nước hưởng lợi lớn nhất từ ​​hệ thống quốc tế, hệ thống đó đã giúp hàng trăm triệu người Trung Quốc thoát nghèo, nhưng ĐCSTQ đã quay lưng lại với hệ thống quốc tế này. Kết quả là Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng bị hệ thống quốc tế bỏ rơi: “Khi Bắc Kinh quay lưng lại với hệ thống quốc tế, hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Phần còn lại của thế giới – hoặc ít nhất là các nước phát triển mà họ quan tâm – bắt đầu quay lưng lại Trung Quốc”.

Ông nói rằng ĐCSTQ đã vô số lần buộc các nước hoặc khu vực khác quay lưng lại với họ, đánh cắp quá nhiều quyền sở hữu trí tuệ của nước ngoài, hoạt động gián điệp kinh tế hoặc bắt giữ công dân nước ngoài một cách tùy tiện.

“Vì vậy, tôi nghĩ là nếu Bắc Kinh muốn thay đổi cách nhìn của quốc tế thì hãy trở thành thành viên thân thiện và có trách nhiệm, điều đó thật tuyệt! Nếu Trung Quốc muốn quay lưng lại và tự đóng cửa, khiến các nước khác trên thế giới bị Trung Quốc loại trừ quan hệ, khi đó ai ở Trung Quốc đều sẽ phải gánh chịu hậu quả”, Emanuel nói.

Đại sứ Emmanuel chỉ ra rằng một phần lo ngại của ĐCSTQ là bị loại khỏi hệ thống quốc tế, nhưng điều mà ĐCSTQ sợ nhất chính là người dân Trung Quốc: “Đúng, họ sợ Mỹ; họ sợ các nước láng giềng tập thể và đoàn kết. Nhưng điều họ sợ nhất là người dân Trung Quốc”, “Họ có lý do để sợ người dân Trung Quốc, bởi vì ngay cả lời hứa cơ bản nhất của họ đối với người dân Trung Quốc cũng không được họ thực hiện: ‘Các bạn cho chúng tôi an ninh và quyền lực, chúng tôi sẽ giúp thực hiện giấc mơ Trung Quốc’. Nhưng họ [ĐCSTQ] đã đập tan hy vọng [an ninh và dân chủ] của những người dân thường”.

Ông nói rằng kinh tế của Trung Quốc phát triển hay không dựa trên tinh thần doanh nghiệp và niềm tin của thế giới vào tương lai của Trung Quốc cũng như sự sẵn sàng đầu tư vào Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh không làm cho như vậy. Không ai có thể ngăn ĐCSTQ tự làm hại họ, bởi vì dù người khác có cố gắng thế nào đi chăng nữa thì họ cũng sẽ không lắng nghe.

Vào ngày 27/3, 15 lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ đã họp kín với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết thay vì giảm bớt lo ngại, những người này lại gia tăng cách nhìn tiêu cực đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Emanuel nói: “Trung Quốc có văn hóa khởi nghiệp mạnh mẽ, nhưng ông ấy (ám chỉ lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình) đã bóp nát tinh thần kinh doanh của họ. Trong quá trình đè bẹp tinh thần kinh doanh của các doanh nhân và thực hiện các chiến lược của Tập, ông ấy đã phá hủy niềm tin của thế giới về Trung Quốc”.

Đại sứ Mỹ cho hay rằng, 10 năm trước nếu các công ty nước ngoài muốn gửi nhân viên đến Bắc Kinh, Thượng Hải, hoặc chuyển văn phòng sang Trung Quốc, sẽ không có sự phản đối nào. Nhưng bây giờ mọi thứ đã khác. “Bạn không thể bắt bất kỳ nhân viên nào ở Nhật Bản, châu Âu, hay Mỹ giơ tay và nói, tôi muốn chuyển gia đình tôi đến một thành phố (Trung Quốc) mà tại đó họ có thể bị bắt và nhốt bất cứ lúc nào”, ông chia sẻ, “Tất nhiên là rất khó khi bạn muốn mọi người quay lại và đầu tư trong khi bạn lại có thể tùy tiện bắt giam họ”.