Quan hệ giữa Trung Quốc và Úc không ngừng xấu đi trong những tháng gần đây, nhưng đến nay cuộc chiến thương mại giữa hai nước vẫn chưa dừng lại. Nhiều chuyên gia kinh tế từng cho biết ngay cả khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán kết thúc thì tình hình kinh tế của Úc cũng sẽ không thể trở lại như trước khi bùng phát dịch bệnh. Nhưng dữ liệu mới nhất vào tháng 12 năm ngoái cho thấy tổng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc đã tăng 12%, thậm chí tính trong lịch sử thặng dư thương mại nước ngoài của Úc thì còn là mức cao thứ 4.

shutterstock 1075372349
(Ảnh: Aritra Deb/ Shutterstock)

Số liệu mới nhất do Cục Thống kê Úc công bố ngày 25/1 cho biết tổng thặng dư thương mại nước ngoài của Úc tháng 12 năm ngoái đạt 9 tỷ AUD (Đô la Úc), trong đó thặng dư thương mại với Trung Quốc đặc biệt cao với mức 5,2 tỷ AUD. Mặc dù nhập khẩu của Úc từ Trung Quốc giảm 641 triệu AUD, nhưng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc lại tăng 2,3 tỉ AUD. Người đứng đầu bộ phận thống kê quốc tế tại Cục Thống kê Úc là Katie Hutt cho biết, xuất khẩu khoáng sản kim loại và ngũ cốc trong tháng 12/2020 đã tăng đáng kể, lập kỷ lục cao thứ 4 trong lịch sử.

Xuất khẩu khoáng sản kim loại của Úc vào tháng 12 năm ngoái đã tăng tổng cộng 2,8 tỷ AUD, trong đó quặng sắt chiếm 92%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 2,2 tỷ AUD; còn xuất khẩu ngũ cốc tăng có lý do chính là vì tăng xuất khẩu lúa mì. Theo dữ liệu, tổng xuất khẩu lúa mì đã tăng 604 triệu AUD, dù Trung Quốc và Úc đã chấm dứt thương mại lúa mạch nhưng hạn ngạch xuất khẩu của Úc vẫn tăng thêm 182 triệu AUD.

Ngoài ra, nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất của Úc là CBH Grain đã bị Trung Quốc cáo buộc rằng có phát hiện sinh vật gây hại trong lúa mạch xuất khẩu sang Trung Quốc, sau đó Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu lúa mạch từ CBH Grain. Nhưng gần đây CBH Grain đã đưa ra một tin vui cho biết họ đã mở cửa thành công thị trường tại Mexico, lần đầu tiên trong lịch sử vận ​​chuyển lúa mạch đến Mexico.

Mặc dù Úc bị chính quyền Bắc Kinh trừng phạt kinh tế và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng vụ thu hoạch ngũ cốc của Úc vẫn bội thu ngoài mong đợi, được cho là nằm trong những mùa thu hoạch bội thu nhất trong lịch sử của Úc; mặc dù than Úc đã lọt vào danh sách đen của Trung Quốc nhưng cùng thời điểm lại tăng xuất khẩu sang Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, do đó bù đắp cho lỗ hổng thương mại với Trung Quốc do tình hình căng thẳng leo thang.

Hại người cũng hại mình

Theo Đài VOA Mỹ, lệnh cấm của Trung Quốc đã gây thiệt hại đối với ngành công nghiệp than của Úc, nhưng đồng thời người dân và các công ty ở một số vùng của Trung Quốc lại buộc phải chịu cảnh mất điện liên tục, chi phí sưởi ấm tăng cao vào mùa đông lạnh giá.

Kể từ đầu mùa đông, một số khu vực Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam và Quảng Đông đã xảy ra tình trạng mất điện và cắt điện luân phiên; sau đó một số khu vực ở Bắc Kinh và Thượng Hải cũng bị cắt điện. Giới quan sát chỉ ra rằng trong những năm gần đây Trung Quốc chưa bao giờ xảy ra tình trạng mất điện quy mô lớn như vậy.

Theo Financial Times của Anh, đến nay có ít nhất 4 tỉnh, gồm hàng chục thành phố của Trung Quốc, đã ban hành quy định mới về sử dụng điện, gồm vấn đề hạ thấp mức tiêu thụ điện cho phép đối với người dân và doanh nghiệp.

Tại Trung Quốc, vốn dĩ phương thức sản xuất điện ở hầu hết các vùng vẫn chủ yếu dựa vào sản xuất điện bằng than, trong khi đòn trả đũa với lệnh cấm vận than của Úc đã gây thiếu than để sản xuất điện, cho nên tình trạng đã được công luận ví như là “hại người lại tự hại mình”.

Khó tìm giải pháp thay thế phụ thuộc vào than Úc

Theo thông tin, giới lãnh đạo China Huadian, một trong năm doanh nghiệp phát điện nhà nước lớn nhất ở Trung Quốc, tiết lộ rằng than của Úc có hiệu cao hơn các loại khác, nhiều nhà máy điện Trung Quốc quá phụ thuộc vào than Úc và rất khó tìm được giải pháp thay thế.

Có thể nói Trung Quốc là nước tiêu thụ than hàng đầu thế giới, trong tổng lượng than nhập khẩu của Trung Quốc năm 2019 có tới hơn 40%  than cốc và khoảng 57% than đá đến từ Úc. Theo thống kê, năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu than đá của Úc sang Trung Quốc đạt gần 10,4 tỷ đô la Mỹ. Trong 3 quý đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng gần 200 triệu tấn than, tương đương khoảng 80% tổng quy mô nhập khẩu năm 2019.

Vương Quân, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: