Ngày 3/3, Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ đã thông qua dự thảo cải cách luật bầu cử H.R.1 có tên là “Dự luật Vì nhân dân” (For The People Act). Tuy nhiên, trên thực tế dự luật này chính là vì Đảng Dân chủ. Dự luật này sẽ thay đổi hệ thống bầu cử và hệ thống dân chủ của nước Mỹ từ căn bản, đồng thời trong thực tiễn đặc biệt có 37 quy tắc trọng điểm có thể đảm bảo Đảng Dân chủ sẽ không bao giờ thua trong bất cứ cuộc bầu cử nào, vĩnh viễn nắm quyền. Dự luật này đang đợi biểu quyết tại Thượng viện. 

shutterstock 1642719151
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Ảnh: De Sheila Fitzgerald/ Shutterstock)

Dự luật H.R.1 dài đến 791 trang, đây là một lập pháp khổng lồ liên quan đến chế độ bầu cử và chế độ dân chủ của nước Mỹ, nhưng dường như không được thẩm tra hoặc biện luận mà lại được thông qua tại Hạ viện. Theo truyền thông cánh hữu là trang tin Breitbart News đưa tin, trong dự luật H.R.1 cũng có một số quy định lưỡng đảng đều thấy hợp lý, ví dụ như tạo thuận lợi cho cử tri tàn tật bỏ phiếu, cải thiện tính an toàn của bầu cử, và đảm bảo tất cả máy bỏ phiếu sử dụng trong bầu cử ở Mỹ đều là do Mỹ sản xuất. 

Tuy nhiên, có rất nhiều quy định lại chỉ có lợi cho Đảng Dân chủ, ví dụ như làm suy yếu quyền của tiểu bang và mở rộng gửi phiếu qua đường bưu điện, không cần chứng minh thân phận kèm theo ảnh, “thu hoạch phiếu bầu” không có hạn chế, cho người nước ngoài phi pháp có quyền bỏ phiếu, cho người phạm trọng tội quyền bỏ phiếu, và cho đến cả bố trí chướng ngại để cấm cựu Tổng thống Trump tiếp tục tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống. 

Breitbart News đã tổng hợp lại 37 quy định trọng điểm có khuynh hướng có lợi cho Đảng Dân chủ trong Dự luật H.R.1, những quy định này – nếu được lưỡng viện thông qua và chính thức thành luật – thì có thể đảm bảo Đảng Dân chủ vĩnh viễn sẽ không thua trong bất cứ cuộc bầu cử nào, lưỡng viện Quốc hội và chức vị tổng thống sẽ vĩnh viễn nằm trong tay Đảng Dân chủ.

37 quy định trọng điểm này lần lượt là: 

  1. Tuyên bố do liên bang kiểm soát bầu cử quốc hội

Dự luật này đầu tiên tuyên bố: “Quốc hội cho rằng căn cứ điều khoản bầu cử Quốc hội, Quốc hội có quyền lực rộng rãi để quy phạm thời gian, địa điểm, phương thức bầu cử Quốc hội.”

Tuy nhiên trên thực tế quy định này là vi hiến, bởi vì hiến pháp trao cho các bang quyền lực chính, chỉ là cho phép quốc hội “chế định hoặc sửa đổi loại quy định này”. Đảng Dân chủ tại Hạ viện đang cố hết sức “giải thích” quy định của hiến pháp này để khiến cho quyền lực liên bang bao trùm lên trên quyền lực các tiểu bang. 

  1. Tuyên bố “các tiểu bang và các địa phương làm xói mòn quyền bỏ phiếu”.

Dự luật này tuyên bố, các quy định giấy chứng minh thân phận có kèm theo ảnh, trình tự đăng ký cử tri “rườm rà”, xóa bỏ đăng ký cử tri không hợp lệ, hạn chế bỏ phiếu qua đường bưu điện, cấm phạm nhân trọng tội bỏ phiếu, và việc các tiểu bang và thành phố áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo công chính và thành tín của bầu cử là “hạn chế quyền bỏ phiếu”. Dự luật H.R.1 còn nói rằng những quy định này là hình thức biểu hiện của “kỳ thị chủng tộc”“phân biệt chủng tộc một cách hệ thống”.

  1. Thách thức đối với dự luật H.R.1 chỉ giới hạn trong hệ thống tòa án liên bang của Washington DC.

Hệ thống tòa án Washington DC đều thân thiện với Đảng Dân chủ. Quy định này đã giảm thiểu cơ hội  ở mức độ lớn nhất để đưa thách thức pháp luật đến tòa án phe bảo hiến (bảo thủ). 

  1. Đăng ký cử tri được tạo tự động hoặc có thể đăng ký trực tuyến.

Dự luật này yêu cầu mỗi tiểu bang đảm bảo “tất cả các công dân phù hợp với điều kiện đều được đăng ký, có thể bỏ phiếu bầu cử cho chức vụ liên bang”, trừ phi có người nào đó tự yêu cầu muốn rút lại đăng ký bầu cử. Dự luật còn yêu cầu chính quyền các tiểu bang cung cấp đăng ký trực tuyến cho cử tri, đồng thời không được yêu cầu cử tri đăng ký các số khác với bốn chữ số cuối của số an sinh xã hội của người nộp đơn.

  1. Bảo vệ người nước ngoài phi pháp đã đăng ký bỏ phiếu được miễn truy tố.
  2. Có thể thay đổi thông tin cá nhân tại trạm bỏ phiếu. 
  3. Có thể đăng ký cử tri trong ngày bầu cử.
  4. Ngăn chặn các tiểu bang xóa sạch cử tri không hợp pháp trong sổ đăng ký. 
  5. Tiến hành đăng ký cử tri đối với người chưa thành niên (dưới 18 tuổi).

Dự luật này yêu cầu các tiểu bang cần đăng ký cho công dân đủ 16 tuổi, cho dù họ vẫn chưa thể bỏ phiếu.

  1. Cấm công bố thông tin có tính dẫn dắt sai.

Dự luật này cho rằng “công bố thông tin có tính dẫn dắt sai” cấu thành phạm tội liên bang, có thể xử tù cao nhất lên đến 5 năm. 

  1. Cắt giảm kinh phí của nhà tù chính quyền tiểu bang, trừ phi họ cho tội phạm cũ quyền đăng ký bỏ phiếu.
  2. Cưỡng chế bỏ phiếu trước.

Dự luật này yêu cầu các tiểu bang buộc phải cho phép bỏ phiếu trước, hơn nữa bỏ phiếu trước cần có ngày bắt đầu không được muộn hơn 15 ngày trước ngày bầu cử, mỗi ngày cần phải đưa ra thời gian 10 giờ bỏ phiếu.

  1. Thực hiện bỏ phiếu qua đường bưu điện trên phạm vi toàn quốc, không cần giấy chứng minh thân phận có ảnh.

Có thể yêu cầu chữ ký của người đăng ký gửi phiếu bầu qua bưu điện, nhưng không yêu cầu nhân chứng ký tên, hơn nữa một cá nhân khi đăng ký gửi phiếu bầu 1 lần qua thư, thì có quyền bỏ phiếu qua thư mãi mãi.

  1. “Thu hoạch phiếu bầu” không có giới hạn.

Dự luật này yêu cầu các tiểu bang cho phép cử tri chỉ định bất cứ người nào đem phiếu bầu vắng mặt mà đã đưa ra lựa chọn và đã niêm phong giao cho bưu cục (gửi đi), hoặc trạm bỏ phiếu, hoặc cơ sở hoặc văn phòng được chỉ định nhận phiếu bầu. 

  1. Cho phép có thể tiếp nhận phiếu bầu trong 10 ngày sau ngày bầu cử.
  2. Chính quyền tiểu bang trả phí bưu điện cho phiếu bầu gửi qua thư.
  3. Cấm quan chức bầu cử tiểu bang tiến hành hoạt động tranh cử cho bầu cử liên bang.
  4. Thành lập “điều phối viên bỏ phiếu trường học” trong các trường đại học.
  5. Yêu cầu các tiểu bang xóa bỏ yêu cầu cần giấy tờ chứng minh thân phận có kèm ảnh.
  6. Để hòm bỏ phiếu cho những người vắng mặt có thể được dùng trong 45 ngày.
  7. Bỏ phiếu ven đường mang tính bắt buộc (curbside voting).
  8. Khôi phục giám sát của liên bang đối với các tiểu bang theo Đạo luật Quyền bỏ phiếu.
  9. Khuyến khích Washington DC thiết lập tiểu bang, để có quyền đại diện lãnh thổ: Như thế này, có thể cho Đảng Dân chủ tăng thêm một ghế Dân biểu và Thượng nghị sĩ.
  10. Liên bang kiểm soát bản đồ khu vực bầu cử quốc hội thông qua ủy ban “độc lập”. 
  11. Thành lập “ủy ban quốc gia bảo vệ chế độ dân chủ”: Ủy ban này sẽ do 10 thành viên tổ hợp thành, đảng đa số chiếm 6 ghế, đảng thiểu số chiếm 4 ghế. Như thế sẽ khiến Đảng Dân chủ trước sau luôn kiểm soát ủy ban này. 
  12. Yêu cầu báo cáo mới đối với công ty: Dự luật xác định công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) là một kênh tiềm năng để nước ngoài đóng góp cho cho các siêu PAC (Ủy ban hành động chính trị) trong nước Mỹ.
  13. Ứng cử viên được yêu cầu báo cáo “người liên hệ nước ngoài”.
  14. Yêu cầu tiết lộ thông tin mới đối với công ty: Trong thời gian bầu cử, công ty chi hơn 10.000 USD cần phải đệ tình tiết lộ thông tin chi tiết, bao gồm các khoản chi độc lập liên quan đến hoạt động tranh cử.
  15. Giám sát quảng cáo chính trị trực tuyến.
  16. Trục xuất khỏi lãnh thổ đối với “người nước ngoài” vi phạm luật bầu cử. 
  17. Hủy bỏ mục tiêu hạn chế của IRS: Dự luật dường như lật ngược các quy định hạn chế của Sở thuế vụ (IRS) nhắm mục tiêu vào các tổ chức được miễn thuế và các nhà tài trợ của các tổ chức này. Những quy định này được áp dụng sau vụ bê bối IRS năm 2013.
  18. Công kích tự do ngôn luận của công đoàn công dân và công ty.
  19. Cho phép bổ sung thẻ quà tặng và thanh lý các khoản đóng góp chính trị.
  20. Cho phép chính khách dùng tiền quỹ tranh cử cho mục đích cá nhân. 
  21. Sửa đổi Ủy ban Bầu cử liên bang (FEC) thành tổ chức đảng phái.
  22. Thay đổi quy tắc xung đột lợi ích để cấm Donald Trump tranh cử tổng thống.
  23. Sửa đổi quy định của FEC để yêu cầu Donald Trump (hoặc ứng cử viên tổng thống khác) cung cấp báo cáo nộp thuế.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: