Tối ngày 5/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu lên án Đảng Dân chủ thực hiện hành vi gian lận quy mô lớn và âm mưu thao túng cuộc bầu cử. Ông nói: “Nếu bạn đếm số phiếu hợp pháp, tôi sẽ thắng dễ dàng.” TT. Trump nêu bằng chứng và mô tả ngắn gọn tình trạng gian lận hỗn loạn ở nhiều bang, thẳng thừng không cho phép cuộc bầu cử bị đánh cắp. Ông nói rằng đây không phải là vấn đề ai thắng ai thua. “Chúng ta không thể để những việc như vậy xảy ra trên đất nước này, chúng ta không thể xấu hổ vì điều đó.”

New Project 15
Chiến dịch Trump tổ chức họp báo ở Phoenix (Ảnh chụp màn hình video)

Đêm đó, tại Phoenix, bang Arizona, một lượng lớn những người ủng hộ TT. Trump đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa và yêu cầu trung tâm bầu cử kiểm đếm mọi phiếu bầu (do bang này dường như đã cố tình hạ phiếu bầu của TT. Trump). Người tổ chức cuộc biểu tình nói: “Chúng tôi ở đây để bảo vệ đất đai của mình, bảo vệ Hiến pháp.”

Sự thật và những điều kỳ lạ trước mắt mọi người

  1. Cuộc kiểm phiếu kỳ lạ

Tối ngày 3/11, sau khi cuộc kiểm phiếu bầu cử Hoa Kỳ bắt đầu, ông Biden đã dẫn trước TT. Trump, điều này dễ dẫn đến ảo tưởng rằng ông có thể giành chiến thắng. Trên thực tế, khả năng ông Biden duy trì những con số cao hơn đối thủ phụ thuộc vào thứ tự các bang hoàn thành thống kê và thứ tự mà giới truyền thông quyết định kết quả. Ví dụ, ở Florida, lợi thế của TT. Trump rất rõ ràng, nhưng kết quả đã bị trì hoãn. Sau khi ông Biden thắng một số bang ở Bờ Tây và tích lũy được nhiều phiếu bầu hơn, thì giới truyền thông mới loan tin TT. Trump đã thắng bang Florida.

Tuy nhiên, công chúng vẫn chưa hết bối rối trước màn bịt mắt này. Nhiều nhà quan sát chỉ ra rằng biểu hiện của TT. Trump tốt hơn mong đợi. Ông đã chiến thắng thành công ở Florida, Indiana, Texas và Ohio, đồng thời ông cũng nhận được tỷ lệ ủng hộ từ người Mỹ gốc Phi và người Mỹ Latinh cao hơn năm 2016. Điều này một lần nữa chứng minh rằng, các cuộc thăm dò trước đây của các kênh truyền thông chính thống đã sai lầm một cách lố bịch.

Hơn 3 giờ sáng ngày 4/11, dữ liệu cho thấy TT. Trump đang dẫn đầu ở các bang quan trọng là Pennsylvania, Bắc Carolina, Wisconsin, Michigan, Georgia và Alaska, đặc biệt là ở Pennsylvania với tỷ lệ dẫn đầu khá lớn. Màu đỏ của bản đồ bầu cử Hoa Kỳ cho thấy chiến thắng của TT. Trump gần như là một kết cục đã định sẵn.

Tuy nhiên, đúng lúc này, các bang này bất ngờ ngừng kiểm phiếu, điểm số của hai ứng cử viên đứng yên. Ngày hôm sau, một lượng lớn phiếu bầu mới đổ về (nghe nói đa số là phiếu gửi qua đường bưu điện). Với số phiếu mới, lợi thế của TT. Trump đêm qua nhanh chóng biến mất, thậm chí còn tụt lại phía sau ông Biden ở một số bang. Hiện tượng “đảo ngược” kỳ lạ này đã xảy ra trước mắt khán giả khắp nơi trên thế giới. Liệu ai có thể tin được rằng, trong chuyện này hoàn toàn không bàn tay gian trá?

Một câu hỏi hợp lý được đặt ra là:Tại sao Florida có thể hoàn thành số liệu thống kê trong đêm đó, nhưng Pennsylvania và các bang khác lại không thể? Hơn nữa, California là tiểu bang đông dân nhất, cũng thúc đẩy bỏ phiếu qua thư và các lá phiếu được mở muộn hơn 3 tiếng đồng hồ so với miền Đông Hoa Kỳ, tại sao kết quả bầu cử của bang này lại được đưa ra nhanh chóng như vậy?

Một lời giải thích hợp lý cho điều này là: Khi bang Florida và Texas không “chuyển sang màu xanh” như những người cánh tả đã hình dung, Đảng Dân chủ đã hoảng loạn và đình chỉ việc kiểm phiếu ở các bang quan trọng. Rõ ràng là để ngăn TT. Trump chiến thắng và ít nhất là để phiếu bầu không tiếp tục tăng.

  1. Gian lận và vi phạm bầu cử xảy ra ở nhiều nơi

Trong những ngày qua, nhiều cử tri và giới quan sát đã phát hiện và báo cáo một lượng lớn các vụ gian lận và vi phạm bầu cử. Ví dụ như phiếu bầu gửi qua đường bưu điện bị thất lạc, gửi nhầm địa chỉ, bị loại bỏ, bị nhận nhầm hoặc không có dấu bưu điện; những người đã chết vẫn nhận được phiếu bầu và “bỏ phiếu”; những cư dân đã rời đi vẫn đang bỏ phiếu tại nơi cư trú ban đầu của họ; những giám sát viên kiểm phiếu của Đảng Cộng hòa bị từ chối vào các điểm kiểm phiếu, v.v.

Tại Michigan, Trung tâm TCF thành phố Detroit được sử dụng để kiểm tất cả các lá phiếu vắng mặt của thành phố. Ngày 4/11, nhân viên trung tâm đã dùng những miếng bìa cứng lớn chặn cửa sổ, không cho những người nghi vấn về công tác kiểm phiếu vào xem xét tình hình bên trong.

Ông Patrick Colbeck, cựu Thượng nghị sĩ bang Michigan là một quan sát viên bỏ phiếu đã đăng ký và có mặt tại Trung tâm TCF thành phố Detroit vào ngày hôm đó. Ông nói với Fox News rằng những gì ông quan sát được là “sự hỗn loạn và hoàn toàn thiếu minh bạch.”

Ông Colbeck nói: “Vào thời điểm then chốt nhất, rõ ràng là chúng tôi đã bị từ chối vào khu vực kiểm phiếu. Điều này rất đáng nói.” “Tôi có thể nói với bạn rằng đây không phải là một cuộc bầu cử tự do và công bằng. Tôi đã lo ngại về chuyện này từ lâu. Vì vậy, hãy phổ biến những lời này: (Đảng Dân chủ) đang cố gắng ăn cắp kết quả bầu cử. Cách tốt nhất để chống lại họ là cho mọi người biết điều gì đang xảy ra.”

Sáng ngày 5/11, trước Sở bầu cử quận Clark ở Las Vegas, đội vận động tranh cử Trump tổ chức họp báo và thông báo rằng, họ đã đệ đơn kiện ở bang Nevada với cáo buộc gian lận cử tri. Đội vận động tranh cử nêu rõ, mỗi lá phiếu phải là lá phiếu đủ điều kiện và tiêu chuẩn, để bảo vệ những cử tri hợp pháp. Nếu có một cuộc bỏ phiếu bất hợp pháp, đất nước chúng ta sẽ không thể chấp nhận điều này. Chính quyền địa phương đang dung túng cho những cuộc bỏ phiếu bất hợp pháp này, đó là một hệ thống bỏ phiếu tham nhũng.

Đảng Cộng hòa bang Nevada cho biết trong một tweet: “Các luật sư của chúng tôi vừa đệ đơn cáo buộc hình sự lên Tổng chưởng lý Barr về ít nhất 3.062 trường hợp gian lận cử tri. Chúng tôi ước tính con số này sẽ còn tăng lên đáng kể. Chúng tôi đã xác định rằng hàng ngàn người dường như đã vi phạm pháp luật, sau khi rời khỏi bang Nevada, họ vẫn tham gia bỏ phiếu tại đây.”

Chiều ngày 5/11, quan chức từ chiến dịch tranh cử của TT. Trump nói rằng, các quan sát viên của Đảng Cộng hòa bang Philadelphia vẫn không thể giám sát hiệu quả quá trình kiểm phiếu. Mặc dù thẩm phán đã hạ lệnh cho các quan chức bầu cử địa phương, cho phép những quan sát viên này có đủ cơ hội để giám sát việc kiểm phiếu. Nhưng cảnh sát Philadelphia đã từ chối giúp thực thi mệnh lệnh. Trước đó, các quan sát viên bỏ phiếu của đảng Cộng hòa buộc phải theo dõi quá trình kiểm phiếu từ khoảng cách 100 feet. Có thông tin cho rằng quan chức bầu cử địa phương cũng đã thiết lập các rào chắn và nhân viên an ninh theo một số hình thức, nhằm ngăn các quan sát viên được phép tiếp cận.

Màn trình diễn của các kênh truyền thông cánh tả và Twitter

Tối ngày 5/11, tiêu đề bài phát biểu mới nhất của PBS News rằng: “TT. Trump đã đưa ra những cáo buộc sai lầm về cuộc bầu cử.”

Sáng sớm ngày 4/11, khi các bang chủ chốt ngừng kiểm phiếu, TT. Trump đã tweet: “Chúng tôi rất mạnh, nhưng họ muốn đánh cắp cuộc bầu cử”.

Khoảng 5 phút sau, Twitter đã ngăn người dùng trả lời, chia sẻ và thích bài đăng của Tổng thống với lý do: Bài viết “chứa thông tin gây tranh cãi và sai lệch”. Về vấn đề này, các kênh truyền thông cánh tả đồng ý với Twitter, nói rằng những cáo buộc của TT. Trump là “thiếu bằng chứng”.

Tại sao các kênh truyền thông cánh tả và Twitter lại nói rằng, những gì Tổng thống nói là “sai trái” “sai sự thật”? Một lượng lớn bằng chứng cho thấy Đảng Dân chủ hợp tác với truyền thông cánh tả nhằm thao túng cuộc bầu cử, lúc này bất kỳ ai nói “thiếu bằng chứng” đều có vẻ quá vô lý và đáng khinh.

Cuộc tổng tuyển cử kéo dài 4 năm là ưu tiên hàng đầu của chính trị Hoa Kỳ, vốn dĩ không cho phép sự mơ hồ. Trong cuộc tổng tuyển cử này, thường xuyên xuất hiện nhiều sơ hở và sai sót về con người, một lượng lớn phiếu bầu rất có thể đã được xử lý không thỏa đáng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và làm suy giảm tính công bằng của cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, thay vì đi đầu trong việc điều tra và tiết lộ thông tin, các kênh truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ tiếp tục tung tin thất thiệt như “thông đồng Nga”, bịa đặt các cuộc thăm dò sai sự thật, cố gắng phá hoại chiến dịch tranh cử của tổng thống, thậm chí bị cáo buộc can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử.

Sau khi Twitter chặn vụ bê bối “ổ cứng máy tính Hunter” vào giữa tháng 10, họ lại chặn các dòng tweet của TT. Trump. Điều này cho thấy gã khổng lồ công nghệ đã đánh mất tính toàn vẹn về phương diện đạo đức. Những kênh truyền thông và mạng xã hội như vậy, đã thao túng quyền được biết của hàng trăm triệu người Mỹ và hoạt động trao đổi thông tin của cư dân mạng toàn cầu. Điều này thật đáng lo ngại.

TT. Trump cho biết: “Bất chấp sự can thiệp chưa từng có từ các kênh truyền thông lớn, các công ty công nghệ lớn và tập đoàn lớn, một làn sóng đỏ đang bùng phát trên khắp đất nước …”

Tại sao phe cánh tả thù địch TT. Trump?

Giới quan sát chỉ ra rằng trước khi ông Trump đắc cử tổng thống, nhiều kênh truyền thông chính thống có quan hệ tốt với ông, và chưa ai gọi ông là “kẻ phân biệt chủng tộc”. Tuy nhiên, kể từ khi TT. Trump lên nắm quyền điều hành Tòa Bạch Ốc, hầu hết các kênh truyền thông đã thay đổi giọng điệu của họ, và TT. Trump đã trở thành kẻ thù của họ chỉ sau một đêm. Tại sao lại như vậy?

Ông Greg Gutfeld, nhà sản xuất phim truyền hình Mỹ kiêm nhà bình luận tin tức, thẳng thắn nói: “TT. Trump đã phá vỡ hệ thống này, khuôn mẫu này, phá vỡ truyền thông (độc quyền) và các cuộc thăm dò, cũng như toàn bộ bộ máy chính trị”.

Trong 4 năm qua, TT. Trump đã kiên quyết bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ, bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống và tôn trọng sinh mệnh. Ông kiên quyết từ chối chủ nghĩa xã hội, can đảm chiến đấu chống lại các thế lực xấu xa như khủng bố và Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông cũng có những hành động thiết thực, nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới, bảo vệ an ninh trên mảnh đất Hoa Kỳ, an ninh thông tin và công nghệ, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, thông tin và tín ngưỡng. Vì vậy, dân chúng đa sắc tộc đã hăng hái hô vang: “Thêm 4 năm nữa!”

Tuy nhiên, mặt khác, nhiều người không muốn nhìn thấy TT. Trump chiến thắng vì họ và TT. Trump có những điều yêu và ghét trái ngược nhau.

Một vài ngày trước, BBC đã công bố một video về cuộc tổng tuyển cử ở Hoa Kỳ, chỉ thấy một số người ủng hộ ông Biden đã căng các biểu ngữ có nội dung: “Chủ nghĩa tư bản đang giết chết chúng ta. Hãy đấu tranh cho sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa.” (Capitalism is killing us. Fight for a socialist alternative.)

Khẩu hiệu này đã nói rõ mấu chốt của vấn đề: Cuộc đọ sức giữa TT. Trump và ông Biden không phải là một cuộc cạnh tranh chính trị thông thường, mà là sự lựa chọn vận mệnh của Hoa Kỳ, liệu có tiến lên chủ nghĩa xã hội hay không. Dưới ngọn cờ của “chủ nghĩa cấp tiến”“phái tự do”, những người phe cánh tả có ý định thúc đẩy con đường xã hội chủ nghĩa. Họ đàn áp quyền tự do ngôn luận và báo chí ở Hoa Kỳ, đưa thông tin sai lệch vào dân chúng, tham gia kích động bạo lực và thù hận. Thậm chí ngang nhiên phá hoại cuộc bầu cử, tương đương với việc xâm phạm quyền bầu cử của đa số cử tri.

Những ngày gần đây, các nhà chức trách ĐCSTQ đã đưa ra một thông điệp, hy vọng rằng nhà lãnh đạo mới của Hoa Kỳ sẽ “không đối đầu hoặc xung đột”. Phải chăng, lời này là để nói với ông Biden? Nếu được bầu, liệu ông ta có mở rộng cánh cổng đất nước cho ĐCSTQ, cho phép sự dối trá, tham nhũng, bạo lực, cũng như chủ nghĩa vô thần của chủ nghĩa cộng sản kết hợp bên trong và bên ngoài, ăn mòn và phá hủy nền tảng của xã hội Mỹ?

Hiện tại, chính quyền Trump đã bắt đầu các thủ tục tư pháp để bảo vệ tính công bằng của cuộc bầu cử. Các hoạt động gian lận trong cuộc bầu cử này đã phơi bày việc phe cánh tả Hoa Kỳ thao túng và gây tổn hại nghiêm trọng cho công lý và truyền thông. Đây không phải là một “trò hề” quốc tế, mà là một cuộc khủng hoảng lớn ở Hoa Kỳ và là sự báng bổ đối với cử tri Mỹ.

Bài viết của Điền Vân được đăng trên Epoch Times, Trí Thức VN chuyển ngữ.

Xem thêm:

Luật sư TT. Trump: Tòa án quyết kết quả bầu cử, không phải truyền thông

Cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ: Nước Mỹ ở thời điểm quyết định quan trọng