Một số thượng nghị sĩ Philippines nêu vấn đề khả năng cựu Tổng thống Duterte có ký thỏa thuận bí mật với Trung Quốc, yêu cầu điều tra. Tuy nhiên, Tổng thống đương nhiệm Marcos Jr. cho biết không có phát hiện vấn đề  gì – tuyên bố khiến có phân tích cho rằng ông Marcos Jr. gián tiếp bác bỏ có thỏa thuận bí mật.

r shutterstock 1800582238
(Ảnh minh họa: Novikov Aleksey / Shutterstock)

Theo Newtalk (Đài Loan), cựu phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Duterte là Harry Roque mới đây nói với truyền thông rằng, cựu Tổng thống Duterte (Rodrigo Duterte) rõ ràng đã yêu cầu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) duy trì hiện trạng ở vùng biển tranh chấp. Ngay sau tin về phát biểu này, công luận và chính quyền đương nhiệm Philippines dấy lên nghi ngờ không biết cựu tổng thống có ký thỏa thuận bí mật nào với ĐCSTQ không. Ông Duterte được phổ biến cho là có thái độ thù địch với Mỹ và xích lại gần Trung Quốc hơn – trái với chính sách truyền thống của Philippines.

Tờ The Diplomat trước đó đăng tải bức thư của cựu nghị sĩ Mong Palatino (Philippines), trong đó nêu rằng ĐCSTQ đã nhiều lần cử tàu đến quấy rối và chặn chặn tàu của Philippines chở hàng tiếp tế cho tàu chiến hạng nhẹ BRP Sierra Madre của Hải quân Philippines. Về vấn đề này, phía ĐCSTQ cáo buộc Philippines đã vi phạm thỏa thuận trước đó giữa hai nước về việc chỉ cung cấp vật tư cơ bản cho thủy thủ và quân đội Philippines, không được cung cấp vật liệu xây dựng [như biểu hiện hiện nay của Philippines].

Vào năm 2023 Tổng thống đương nhiệm Marcos Jr. cho biết rằng, ông không thể tìm thấy bất kỳ thỏa thuận nào giữa Chính phủ Philippines và ĐCSTQ về tình trạng con tàu mắc cạn của Philippines [ở Bãi Second Thomas mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa].

Giữa Philippines và Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ về Bãi Second Thomas (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, Philippines gọi là bãi Ayungin, còn Trung Quốc gọi bãi Nhân Ái, tên quốc tế là Second Thomas). Để bảo vệ chủ quyền hàng hải, chính quyền Philippines vào năm 1999 đã cố tình neo đậu tàu đổ bộ USS Sierra Madre ở đó. Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực công nhận bãi cạn Second Thomas nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. ĐCSTQ  không tham gia trọng tài và tiếp tục khẳng định yêu sách vô lối đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Những nhận xét gần đây của cựu phát ngôn viên Roque đã khiến chính phủ và các đảng đối lập đảng cầm quyền đương nhiệm ở Philippines đặt câu hỏi: Liệu ông Duterte có từng có thỏa thuận hứa với ĐCSTQ chỉ giao hàng tiếp tế cho USS Sierra Madre hay không.

Thượng nghị sĩ Risa Hontiveros đã đệ trình nghị quyết kêu gọi điều tra thỏa thuận của ông Duterte với ĐCSTQ. Bà yêu cầu xác nhận xem quyết định hạn chế sửa chữa USS Sierra Madre mắc cạn có phải là tội phản quốc hay không. “Nếu ngừng gia cố cho Sierra Madre, Philippines sẽ không chỉ mất đi một tiền đồn chiến lược quan trọng mà còn không thể bảo vệ chủ quyền của mình”, bà Hondivers nói và cho biết thêm, “Duterte luôn quỳ lạy Bắc Kinh và đặt mối quan hệ của bản thân ông ta với Trung Quốc lên trên lợi ích quốc gia của chúng ta”.

Cựu Thẩm phán Antonio Carpio (đã nghỉ hưu) của Tòa án Tối cao Philippines, người từng tham gia vụ kiện lên Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc, tin rằng thỏa thuận giữa ông Duterte và ĐCSTQ là “một chiều”“biến tướng của đầu hàng” sẽ cho phép ĐCSTQ có quyền phủ quyết việc Philippines xây dựng các công trình trên Second Thomas (tức bãi Cỏ Mây – Việt Nam).

Cựu phát ngôn viên Roque của ông Duterte thời làm Tổng thống Philippines từng biện minh, cách tiếp cận của ông Duterte với ĐCSTQ có lợi cho Philippines: “Theo quan điểm cá nhân của tôi, ông Duterte đã thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp và cho phép chúng tôi thúc đẩy lợi ích của Philippines trong đầu tư và thương mại. Điều đó cũng thực sự đã giảm thiểu các sự cố đụng độ bắn nước [từ tàu của Trung Quốc]”.

Nhưng Roque sau đó đã thay đổi giọng điệu và nói rằng thỏa thuận đạt được giữa ông Duterte và ĐCSTQ đề cập đến Biển Tây Philippines, không bao gồm bãi Second Thomas. Một cựu phát ngôn viên khác của ông Duterte nói với giới truyền thông rằng cựu tổng thống không có “thỏa thuận riêng tư” với ĐCSTQ.

Thượng nghị sĩ Leila de Lima, người được coi là cái gai trong mắt ông Duterte, cáo buộc phe cựu tổng thống đưa ra những tuyên bố khó hiểu và mâu thuẫn.

Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro Jr. của Philippines cho hay, để giải quyết vấn đề này thì vấn đề truy cứu trách nhiệm là quan trọng, nhưng ông đề nghị công chúng nên chú ý hơn đến “các hoạt động phi pháp” của ĐCSTQ. Ông nói: “Chúng ta không được rơi vào cái bẫy do tuyên truyền của ĐCSTQ giăng ra để tập trung vào cuộc tranh luận về cái gọi là ‘cam kết’, từ đó gây chuyển hướng sự chú ý khỏi [hành vi vô pháp] của Chính phủ ĐCSTQ, cho phép họ tiếp tục các hoạt động bất hợp pháp [đối với Philippines]”.

Cựu nghị sĩ Baratino chỉ ra rằng Thượng viện khó có thể triệu tập ông Duterte và buộc ông tiết lộ “thỏa thuận riêng tư” mà ông ấy đã đạt được với ĐCSTQ. Nếu có bất kỳ thỏa thuận nào thì giờ đây nó đã được thay thế bằng động thái của chính quyền Marcos trong chính sách tăng cường quan hệ đối tác an ninh với Mỹ.

Theo RFI