Ngày 21/4/2022 vừa qua, trước dịp kỷ niệm 23 năm ngày 10.000 người tập Pháp Luân Công đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện nhằm yêu cầu quyền tự do tín ngưỡng, dân biểu Hoa Kỳ Scott Perry đã bày tỏ sự ủng hộ và tôn trọng đối với cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này.

“Sự dũng cảm của những người tập Pháp Luân Công ngày hôm đó đã tiếp tục mang lại dũng khí đến cho hàng triệu người khác trên khắp thế giới, những người tin tưởng và khao khát chấm dứt sự đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Perry cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NTD. Ông Perry cũng cho rằng cuộc thỉnh nguyện ngày 25/4/1999 là “cuộc thỉnh nguyện ôn hòa lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại”.

Nghị sĩ Scott Perry: Người tập Pháp Luân Công "mang dũng khí đến hàng triệu người trên khắp thế giới"
Dân biểu Hoa Kỳ Scott Perry. (Ảnh: Tal Atzmon, The Epoch Times)

23 năm trước, vào ngày 25/4/1999, 10.000 người tập Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc và những nơi khác đã đến Văn phòng Kháng cáo Nhà nước ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa nhằm kháng nghị việc những người tập Pháp Luân Công bị cảnh sát quấy nhiễu và đặc biệt bị bắt bớ tại Thiên Tân. Lực lượng cảnh sát và công an đã yêu cầu những người thỉnh nguyện không đứng ở văn phòng thỉnh nguyện bên ngoài Trung Nam Hải, mà điều hướng cho họ tiến vào trước cửa Trung Nam Hải, trụ sở của chính quyền Trung Quốc.

Kể từ sau phong trào sinh viên năm 1989 bị đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn, cuộc thỉnh nguyện 25/4/1999 được xem là sự kiện thỉnh nguyện có quy mô lớn nhất tại Trung Quốc, dù chỉ có chưa tới 0,02% số người tập Pháp Luân Công tại nước này tự phát tham gia.

Điều khiến người ta chú ý là trong các hình ảnh tư liệu, những người thỉnh nguyện đã xếp hàng rất trật tự, thậm chí không có băng rôn biểu ngữ nào được mang theo. Thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ đã bước ra khỏi cổng Trung Nam Hải, đứng trước toàn thể người thỉnh nguyện và yêu cầu họ cử ra đại diện để vào nói chuyện. Ông Chu Dung Cơ sau đó đã nhanh chóng đồng ý yêu cầu cảnh sát không quấy nhiễu, thả tự do cho người tập Pháp Luân Công ở Thiên Tân, đồng thời cho phép các sách của môn tập này được xuất bản trở lại.

Cuộc thỉnh nguyện chấn động Trung Nam Hải và cuộc diễu hành cảm động Nhà Trắng
Những người tập Pháp Luân Công đã xếp hàng rất trật tự, thậm chí không có băng rôn biểu ngữ nào được mang theo. (Ảnh: Minghui.org)
Tại sao chính quyền Trung Quốc sợ Pháp Luân Công?
Hình ảnh tư liệu về cuộc thỉnh nguyện tại Trung Nam Hải. (Ảnh: Minghui.org)

Truyền thông thế giới gọi đây là sự kiện thỉnh nguyện gây chấn động Trung Nam Hải, và bày tỏ khen ngợi đối với cách xử sự của chính quyền Trung Quốc, cho rằng đây là một bước tiến lớn về nhân quyền của nước này.

Tuy vậy chỉ sau đó ít lâu, lợi dụng cuộc thỉnh nguyện này làm cái cớ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã bất chấp sự phản đối của các Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.

Pháp Luân Công là một môn khí công được truyền ra tại Trung Quốc vào năm 1992, trong cao trào khí công tại Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, số lượng người theo tập môn này ở Trung Quốc đã trở nên rất đông. Các thống kê khác nhau cho thấy số lượng người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào năm 1999 là từ 70-100 triệu người, nhiều hơn cả số đảng viên ĐCSTQ bấy giờ.

Dân biểu Scott Perry cho rằng đây chính là một nguyên nhân dẫn đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công. “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu coi sự phổ biến mạnh mẽ của phong trào phi đảng phái này là mối đe dọa đối với quyền kiểm soát đất nước của chế độ”, ông Perry nhận xét. “Kể từ khi thành lập cách đây 100 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hết mình quảng bá chủ nghĩa Mác với thói quen giết người, điều đó đã góp phần gây ra cái chết của hàng chục triệu người vô tội”.

Kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, hàng triệu người tập Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các nhà tù, trung tâm giam giữ và trại lao động, nơi họ bị tra tấn, thu hoạch nội tạng. Một số chuyên gia đã cho rằng cuộc đàn áp này chính là một tội ác diệt chủng. (Xem bài: National Review: ĐCSTQ đã diệt chủng người tập Pháp Luân Công)

Theo Minghui.org, một cổng thông tin chuyên theo dõi cuộc đàn áp ở Trung Quốc, trong năm 2021, đã có 5.886 vụ bắt giữ và 10.527 vụ quấy rối người tập Pháp Luân Công được ghi nhận.

Theo The Epoch Times tiếng Anh
Minh Nhật biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: