Trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, công ty thăm dò dư luận Mỹ Pew Research Center đã phỏng vấn tổng cộng 7.006 người Mỹ gốc Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam. Kết quả cho thấy chỉ có 41% người gốc Hoa có thiện cảm với Trung Quốc, 16% người muốn trở về quê hương, thấp nhất trong nhóm người được khảo sát.

shutterstock 24777238
Cổng vào Khu Phố Tàu ở San Francisco, California (Ảnh: Andrew Zarivny / Shutterstock)

Vào ngày 19/7, kết quả của cuộc khảo sát đa ngôn ngữ toàn nước Mỹ do Pew Research Center công bố cho thấy, 78% người châu Á được hỏi có thiện cảm với Mỹ, nhưng phần lớn họ có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, chỉ có 20% số người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, nhưng 52% không thích Trung Quốc và 26% trong số họ không có quan điểm cụ thể.

Người Trung Quốc là những người duy nhất có thái độ phủ định nhiều hơn là thiện cảm

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 53% người châu Á được hỏi tin rằng Mỹ sẽ vẫn là một cường quốc kinh tế thế giới trong 10 năm tới, trong khi chỉ có 36% tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc kinh tế trong 10 năm tới; trong số đó, tỷ lệ này đối với Nhật Bản và Ấn Độ thậm chí còn nhỏ hơn. Pew Research Center cho biết kết quả của cuộc khảo sát này tương tự như cuộc khảo sát dư luận Mỹ do trung tâm này công bố vào tháng 3. Kết quả đưa ra vào thời điểm đó cho thấy tỷ lệ cho rằng Mỹ và Trung Quốc là cường quốc kinh tế của lần lượt là 48% và 38%.

Khi được hỏi cảm nhận đối với tổ quốc, đa số người châu Á được hỏi đều có thiện cảm, trong đó người Đài Loan và Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao nhất, lên tới 90%, tiếp theo là người Hàn Quốc, Ấn Độ và Philippines, còn tỷ lệ người Việt Nam cũng hơn 50%.

Tuy nhiên, chỉ có 41% người Trung Quốc được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, trong khi 35% có cảm nhận tiêu cực và 22% trong số họ không có ý kiến khác.

Người Ấn Độ sẵn sàng trở về quê hương nhất, người Trung Quốc ít sẵn sàng trở về quê hương nhất

Giờ đây, khi mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục đang căng thẳng, ngày càng nhiều người Hoa ở Mỹ có thiện cảm với Đài Loan, với tỷ lệ cao tới 62%, trong khi chỉ có 41% người Hoa ở Mỹ bày tỏ có thiện cảm với Trung Quốc. Trong số đó, tỷ lệ người Trung Quốc di cư đến Mỹ có thiện cảm tốt về Trung Quốc cao hơn so với người Trung Quốc sinh ra ở Mỹ, tỷ lệ này lần lượt là 45% và 25%.

Khi được hỏi liệu họ có muốn trở về quê hương hay không, 3/4 người gốc Á được hỏi cho biết họ sẽ không, trong khi chỉ có 26% muốn; người di cư đến Mỹ càng lâu thì khả năng họ quay trở về quê hương càng thấp; nếu họ sinh ra ở Mỹ thì tỷ lệ này còn thấp hơn nữa.

Nếu phân theo các nhóm dân tộc khác nhau, người Trung Quốc ít sẵn sàng trở về quê hương nhất, chỉ có 16% số người Trung Quốc được phỏng vấn sẵn sàng quay trở lại Trung Quốc Đại Lục, trong khi 33% số người Ấn Độ được phỏng vấn sẵn sàng quay trở lại Ấn Độ – tỷ lệ cao nhất trong số 7 nhóm người châu Á được phỏng vấn. Báo cáo khảo sát không tiết lộ tỷ lệ người Đài Loan sẵn sàng trở về Đài Loan, nhưng tỷ lệ người Trung Quốc là thấp nhất, vì vậy có thể suy ra rằng tỷ lệ người Đài Loan sẵn sàng trở về quê hương cao hơn so với người Trung Quốc Đại Lục.

Tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ thất bại

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Ngô Chí Sâm (Wu Zhisen) cho biết trong một chương trình trực tuyến rằng kết quả khảo sát này có thể nói là “làm nhục Trung Quốc”, “làm nhục quốc gia”. Bởi vì Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) luôn nói rằng “cường quốc đang trỗi dậy”, “đông thăng tây giáng”, và họ đã chi những khoản tiền khổng lồ cho “tuyên truyền đối ngoại”, nhưng bây giờ lại có kết quả như vậy, điều đó chứng tỏ rằng “tuyên truyền đối ngoại” của Bắc Kinh là không hiệu quả, không lừa được ai.

Ông giải thích thêm rằng nếu Trung Quốc thực sự tốt thì đã không có nhiều người di cư như vậy, những người di cư khỏi Đại Lục chỉ nghĩ rằng Trung Quốc không đủ tốt, thậm chí còn cho rằng Trung Quốc không có tương lai. Tình hình cũng giống như tình trạng di cư của người Hồng Kông hiện nay, và trong đó có cả quan chức Trung Quốc, đúng như câu khẩu hiệu: “Chống Mỹ là công việc, ở lại Mỹ là cuộc sống”.

Ông nói rằng kết quả cũng phản ánh rằng chính sách “ngoại giao chiến lang” về cơ bản không được lòng người, thử hỏi, “Ai sẽ có thiện cảm đối với kẻ ác?” Ngoài ra, ông cho rằng từ kết quả của cuộc khảo sát, những “tiểu phấn hồng” Trung Quốc sống ở nước ngoài chỉ chiếm thiểu số và tỷ lệ so với người Hoa địa phương không lớn.