Trong 10 ngày từ 16 – 26/3 đã xảy ra 5 vụ tấn công khác nhau ở Pakistan, 3 vụ ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa phía tây bắc và 2 vụ khiến ít nhất 18 người thiệt mạng ở tỉnh Balochistan phía tây nam, trong đó có 5 người Trung Quốc.

r shutterstock 1620369547
Biên giới Trung Quốc – Pakistan. (Nguồn ảnh: Ahmads Sohail / Shutterstock)

Cả 5 vụ tấn công đều là kiểu đánh bom liều chết, khiến ít nhất 12 quân nhân, 5 công dân Trung Quốc và 1 công dân Pakistan thiệt mạng.

Ông Mohammad Ali Gandapur, Cảnh sát trưởng khu vực, xác nhận rằng “5 công dân Trung Quốc và tài xế người Pakistan của họ đã thiệt mạng trong vụ tấn công”.

Cảnh sát tỉnh Khyber Pakhtunkhwa đã đến hiện trường và bắt đầu hoạt động cứu hộ. Ông Gandapur cho biết phần còn lại của đoàn xe đã được bảo đảm an toàn.

Ba cuộc tấn công gần đây nhất xảy ra quá nhanh và liên tiếp, đều nhằm vào lợi ích của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) ở Pakistan.

Đầu tiên, phiến quân tấn công cảng Gwadar của Pakistan, được xây dựng với sự giúp đỡ của ĐCSTQ. Sau đó, một nhóm vũ trang đã tấn công một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Pakistan, cũng ở tỉnh Balochistan, tuyên bố cuộc tấn công nhằm mục đích phá hoại đầu tư của ĐCSTQ trong khu vực này. Cuối cùng, phiến quân đã tấn công các kỹ sư Trung Quốc làm việc trong dự án thủy điện Dasu ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, do ĐCSTQ tài trợ.

Sau khi 5 kỹ sư Trung Quốc thiệt mạng trong một cuộc tấn công hôm thứ Ba (ngày 26/3), các nhà điều tra do ĐCSTQ cử đến Pakistan vào thứ Sáu để tham gia điều tra và cố gắng hạn chế mối đe dọa mà các cuộc tấn công như vậy gây ra cho quan hệ kinh tế Trung Quốc – Pakistan. Dù vậy, loạt vụ tấn công khủng bố này đã gây chấn động cộng đồng người Hoa ở Pakistan, đặc biệt đe dọa trực tiếp đến tương lai của Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC).

Embed from Getty Images

Hiện trường vụ tấn công liều chết gần thành phố Besham thuộc quận Shangla của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa vào ngày 26/3/2024. (Ảnh: Getty Images)

Embed from Getty Images

Các quan chức an ninh kiểm tra đống đổ nát của chiếc xe chở công dân Trung Quốc đã lao xuống khe núi sâu sau vụ tấn công liều chết gần thành phố Besham thuộc quận Shangla của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa vào ngày 26/3/2024. (Ảnh: Getty Images)

Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PCCC) thông báo tạm dừng hoạt động tại Pakistan sau khi 5 kỹ thuật viên thiệt mạng.

Ông Raza Ahmad Rumi, chuyên gia chính sách công Pakistan, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA):“Người Trung Quốc đang xem đợt tấn công mới nhất này là rất nghiêm trọng và họ đang yêu cầu Chính phủ Pakistan giải thích cũng như có hành động”.

Ông nói thêm: “Những sự kiện này có khả năng gây nguy hiểm cho tương lai của Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC). Chúng tôi cần một chính sách phối hợp nhất trí để giải quyết thách thức này”.

Công nhân Trung Quốc đã làm việc trong các dự án thủy điện do ĐCSTQ hậu thuẫn ở huyện Shangla thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, đây là tỉnh bất ổn kể từ năm 2021. Một dự án thủy điện khác ở cùng tỉnh bất ổn này đã sa thải hơn 2.000 công nhân do các cuộc tấn công khủng bố.

Các quản lý Tổng công ty Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PCCC) thông báo tạm dừng công việc. Vì lý do an toàn, các công nhân và nhân viên văn phòng tại công trường dự án đã được thông báo tạm dừng công việc cho đến khi có thông báo mới.

Dự án thủy điện Dasu, cách Islamabad khoảng 300 km về phía bắc, có công suất phát điện 4.320 MW, do Công ty China Gezhouba xây dựng và được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tài chính.

Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã ra lệnh điều tra chung kỹ lưỡng về vụ tấn công khủng bố chết người nhằm vào công dân Trung Quốc sau khi Bắc Kinh kêu gọi Islamabad đẩy nhanh việc truy lùng thủ phạm và thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo vệ nhân viên Trung Quốc làm việc tại Pakistan.

ĐCSTQ đã đầu tư 62 tỷ USD vào Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), một dự án cơ sở hạ tầng nối Tây Nam Trung Quốc với cảng Gwadar (thuộc tỉnh Balochistan) trên Biển Ả Rập. Hàng ngàn nhân viên Trung Quốc đang làm việc dọc Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan.

Giáo sư Zahid Anwar, trưởng Khoa Chính trị tại Đại học Peshawar ở Pakistan, đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài đằng sau các vụ tấn công này trong một cuộc phỏng vấn với VOA: “Pakistan có một câu nói nổi tiếng rằng tình hữu nghị giữa Pakistan và Trung Quốc cao hơn dãy Himalaya, sâu sắc hơn Ấn Độ Dương và ngọt ngào hơn mật ong. Pakistan và Trung Quốc được mệnh danh là anh em đáng tin cậy. Nói chung, mọi người tin rằng những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào công dân Trung Quốc làm việc trong các dự án CPEC là do các thế lực bên ngoài xúi giục.”

“Các dự án Trung Quốc của Pakistan nhìn chung được cho là phù hợp với lợi ích quốc gia của Pakistan. Mặc dù BRI được tuyên bố là mô hình đôi bên cùng có lợi, một số chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước có thể coi đó là mối đe dọa đối với lợi ích của họ, trong khi CPEC là một dự án hàng đầu của BRI, họ có thể phản đối dự án CPEC của Pakistan”, ông nói thêm.

Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố họ không nghi ngờ gì rằng vụ tấn công khủng bố “đê hèn” ở Bisham được lên kế hoạch bởi những kẻ thù ghét tình hữu nghị Trung Quốc – Pakistan và hứa sẽ đưa thủ phạm ra trước công lý.

“Các quan chức Pakistan cho biết nhóm nhắm vào người Trung Quốc được tài trợ bởi các thế lực ‘nước ngoài’, gián tiếp cáo buộc Ấn Độ ủng hộ phe ly khai Baloch (Baloch extremists) và cáo buộc Chính phủ Afghanistan cung cấp nơi tị nạn và nơi trú ẩn an toàn cho các phần tử cấp tiến có liên hệ với Taliban ở Pakistan”, chuyên gia chính sách Raza Ahmad Rumi nói.

Một số nhà phân tích an ninh cho rằng 3 cuộc tấn công có chủ đích liên tiếp của phe ly khai Baloch ở Pakistan và các nhóm phiến quân Hồi giáo nhằm vào công dân và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc nằm dọc hành lang CPEC đã gây tổn hại cho tham vọng kinh tế của Trung Quốc ở Pakistan.

Trước khi đầu tư hàng tỷ USD vào dự án hành lang CPEC, ĐCSTQ không ngờ sẽ phải đối mặt với phản kháng của phe ly khai Baloch và các nhóm phiến quân Hồi giáo ở những nơi như Balochistan và Khyber Pakhtunkhwa.

Trong vài năm qua, các vụ tấn công khủng bố lẻ tẻ chưa từng có và bắt cóc công dân Trung Quốc làm việc và sinh sống tại Pakistan đã làm dấy lên mối lo ngại về sự an toàn của người lao động Trung Quốc.

Vào tháng Tám năm ngoái, hai tay súng đã tấn công một đoàn xe chở 23 kỹ sư Trung Quốc ở Gwadar, nhưng cuộc tấn công của họ đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn.

Vào tháng 7/2021, ít nhất 9 kỹ sư Trung Quốc làm việc trong các dự án thủy điện đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom liều chết khi một chiếc xe chở bom lao vào xe buýt của họ, vụ tấn công năm đó  cũng tương tự cũng xảy ra vào ngày 26/3 năm nay.

Embed from Getty Images

Tháng 7/2021, một chiếc xe buýt phát nổ và lăn xuống thung lũng, nhiều công dân Trung Quốc làm việc trên đập ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan thiệt mạng. (Ảnh: Getty Images)

Điểm khác biệt giữa hai vụ tấn công là mặc dù các nhóm ly khai nổi dậy đã sớm tuyên bố họ chịu trách nhiệm về vụ Baloch, nhưng đối với vụ tấn công trong tuần này thì đến nay vẫn chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về.

“Các cuộc tấn công liên tục nhằm vào công dân Trung Quốc ở Pakistan là một vấn đề cực kỳ đáng lo ngại và gây bối rối lớn cho Chính phủ Pakistan, vốn đã nhiều lần đảm bảo với chính quyền ĐCSTQ rằng họ sẽ đảm bảo an toàn cho công dân Trung Quốc và các khoản đầu tư của ĐCSTQ. Chính phủ mới của Pakistan sẽ phải đối phó với thách thức này và thực hiện một loạt biện pháp mới để giải quyết cuộc khủng hoảng này”, ông Rumi nói.

Những sai sót an ninh này đe dọa sự hợp tác kinh tế mới giữa hai nước và cũng ảnh hưởng đến kế hoạch tăng cường đầu tư vào Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan của Bắc Kinh sau khi Chính phủ mới của Pakistan điều hành đất nước.

Chính phủ Nawaz Sharif mới được bầu của Pakistan cũng phải đối mặt với một thách thức cấp bách khác – phải đảm bảo với đồng minh thân cận của mình là Bắc Kinh rằng họ nghiêm túc trong việc bảo vệ các công dân Trung Quốc làm việc trong các dự án do ĐCSTQ tài trợ.

Nhà phân tích an ninh Ấn Độ Avinash Mohnani nói với VOA: “Bất chấp lời kêu gọi hợp tác về CPEC của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, các cuộc tấn công gần đây đã làm dấy lên lo ngại. Những sự cố này nêu bật những thách thức mà các khoản đầu tư của Trung Quốc (ĐCSTQ) vào Pakistan phải đối mặt, cũng như tình hình an ninh phức tạp trong khu vực này”.

Trong hai tuần qua, công dân Trung Quốc làm việc trong một số dự án do ĐCSTQ tài trợ, trong đó có cảng Gwadar, đã liên tiếp bị tấn công, gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, vốn đang chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Pakistan Shahbaz Sharif vào tháng sau.

Quân đội Giải phóng Balochistan (BLA) tuyên bố một số cuộc tấn công được thực hiện vì những bất bình của họ về việc phát triển khai thác đất đai và tài nguyên.

Ông Avinash Mohnani nói thêm: “Các cuộc tấn công của phe ly khai Baloch và các nhóm Hồi giáo nhằm vào công dân và cơ sở hạ tầng Trung Quốc ở Pakistan đã làm gián đoạn các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là trong khuôn khổ CPEC”.

Mặc dù số công dân Trung Quốc thiệt mạng ở Pakistan tương đối ít nhưng ý nghĩa biểu tượng của chúng rất quan trọng, đặc biệt là để lại những vết sẹo sâu sắc trong tình hữu nghị Trung Quốc – Pakistan. Mặc dù người dân và Chính phủ Pakistan vô cùng đau buồn trước những sự kiện bi thảm này, nhưng người dân Trung Quốc vẫn không giấu được sự tức giận và đau đớn trước những sự kiện bi thảm này. Ở Pakistan, có một nhìn nhận phổ biến, đó là sẽ không có người Pakistan nào làm hại một vị khách Trung Quốc, trong khi đằng sau những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng này nhằm phá hủy tình hữu nghị giữa Pakistan và Trung Quốc là có một số “yếu tố nước ngoài”.

Trí Đạt (theo VOA)