Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực hiện Luật An ninh Quốc gia ở Hồng Kông và cải cách hệ thống bầu cử của Hồng Kông. Đồng thời đảng này còn đàn áp những người kháng nghị thuộc phe dân chủ và làm trầm trọng thêm sự xói mòn quyền lực và tự do của người dân Hồng Kông. Rất đông người Hồng Kông đã rời đi, đẩy nhanh tốc độ di dân. Dòng chảy ròng hiện tại của cư dân Hồng Kông hiện vượt quá 1.000 người mỗi ngày. Tại sân bay Hồng Kông, cảnh chia tay đau lòng ngày nào cũng xuất hiện.

id13059844 210630122304100311 600x400 1
Ngày 30/6/2021, rất đông người Hồng Kông rời khỏi mảnh đất này từ sân bay quốc tế Hồng Kông, cảnh tượng chia ly tại sân bay thật bi thương. (Ảnh: Tống Bích Long / Epoch Times)

Rất đông người dân xếp hàng dài tại sân bay để chờ kiểm tra an ninh, bắt đầu hành trình một chiều của mình. Cha mẹ già chống nạng tiễn biệt con cháu đã trưởng thành. Họ có thể sẽ không gặp lại nhau trong vài năm tới. Họ ôm nhau, khóc và chụp ảnh lưu niệm trước giờ chia ly.

Theo báo “Washington Post”, tại sân bay, anh Cheung, 32 tuổi, vừa đáp chuyến bay của hãng hàng không British Airways đến London. Vào phút giây biệt ly, cha anh đã rơi những giọt nước mắt bi thương.

“Thật tiếc khi chúng tôi đã rời đi trong hoàn cảnh này,” anh Cheung nói, vì lo lắng sẽ bị trả thù nên anh chỉ tiết lộ họ của mình.

Phẫn nộ và bị sốc trước việc ĐCSTQ nhanh chóng làm xói mòn nền tự do của mình, người dân Hồng Kông đang rời đi, khiến tốc độ di dân tăng mạnh. Theo dữ liệu của chính phủ do nhà hoạt động David Webb thu thập, lượng cư dân Hồng Kông đổ ra hải ngoại đã tăng nhanh trong tháng này.

Dòng chảy ròng của cư dân Hồng Kông đổ ra hải ngoại thường vượt quá 1.000 mỗi ngày, dẫu đại dịch virus Trung Cộng (virus corona mới, virus Vũ Hán) vẫn tiếp diễn gây ảnh hưởng đến du lịch. Nhiều người di cư đang chấp nhận nơi lánh nạn do Vương quốc Anh cung cấp.

Ngày 31/1 năm nay, thị thực Anh (ở nước ngoài), tức thị thực BNO, bắt đầu nhận hồ sơ. Theo thông tin quý I / 2021 được cập nhật trên trang web chính thức của Bộ Nội vụ Vương quốc Anh ngày 18/6, nước này đã nhận được tổng cộng 34.300 đơn, trong đó 20.600 đơn ở nước ngoài và 13.700 đơn trong nước.

Theo dữ liệu nhân khẩu học chính thức của Hồng Kông, dân số ròng đã rời khỏi Hồng Kông năm 2020 là 66.000 người, trong đó thanh niên và trung niên là những người di cư chính.

Bartra Wealth Advisor, công ty đầu tư di cư Ireland đầu tiên tại Hồng Kông, đã thực hiện một cuộc khảo sát qua bảng câu hỏi trực tuyến về vấn đề di cư ra nước ngoài tại Hồng Kông.

Tổng cộng có 1.200 người tham gia. Chủ yếu là các nhóm có thu nhập cao, chẳng hạn như công nhân cổ trắng trong các công ty (những chuyên gia được trả lương hoặc những công nhân có học vấn cao công tác ở các lĩnh vực văn phòng bán chuyên nghiệp, hành chính), doanh nhân và các chuyên gia. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người di cư và những người đang cân nhắc di cư cao tới 84%.

Chính phủ Anh dự đoán sẽ có khoảng 300.000 người Hồng Kông nhập cư vào Anh trong vòng 5 năm tới. Đây sẽ là một trong những nhóm nhập cư lớn nhất vào Anh.

Giống như hàng ngàn người khác, khi chính quyền Hồng Kông đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ trong các cuộc biểu tình chống Dự luật Dẫn độ vào năm 2019, anh Cheung đã bắt đầu lên kế hoạch rời đi. Bắc Kinh sau đó đã ban hành Luật An ninh Quốc gia hạn chế quyền tự do ngôn luận và dẫn đến việc bỏ tù một lượng lớn các nhà hoạt động dân chủ. Điều này một lần nữa củng cố quyết tâm ra đi của anh.

“Ban đầu, chúng tôi vẫn còn một vài tia hy vọng rằng 2 triệu người biểu tình xuống đường có thể trở thành điểm khởi đầu biến Hồng Kông trở thành một nơi tốt đẹp hơn,” Anh Cheung nói. Tuy nhiên, phản ứng của chính phủ chỉ ra rằng họ “chống lại” người dân. Thành phố này “không còn phù hợp để sinh sống về mọi mặt, dù về chính trị, kinh tế hay chính sách xã hội.”

Những người rời Hồng Kông gồm nhiều gia đình trung lưu. Yip nói với Washington Post rằng: “Họ có nhiều nguồn lực hơn, vì vậy họ hy vọng có thể lựa chọn nền giáo dục cho con cái của mình.”

Dẫu một số người chọn di cư đến Đài Loan, Canada, Úc hoặc Hoa Kỳ, nhưng đa phần mọi người vẫn chọn di cư đến Vương quốc Anh. Để đáp lại Luật An ninh của ĐCSTQ, năm ngoái, Vương quốc Anh đã nới lỏng các rào cản nhập cư cho người Hồng Kông.

Các gia đình Hồng Kông được The Washington Post phỏng vấn cho rằng giáo dục là một yếu tố thúc đẩy việc di dân của họ. Một số gia đình chỉ ra rằng chính quyền Hồng Kông đã thúc đẩy thứ gọi là phong trào “giáo dục yêu nước” của ĐCSTQ trong các trường học. Học sinh hiện giờ phải học về an ninh quốc gia ngay từ khi còn nhỏ. Để vượt qua sự kiểm duyệt của các quan chức cấp phép giáo dục, một số nhà xuất bản cũng đã sửa đổi sách giáo khoa lịch sử, nhằm phù hợp với quan điểm của Bắc Kinh.

Anh Jeffrey Lau, 32 tuổi, rời Hồng Kông cùng vợ và hai con trai vào ngày 5/7. Anh ấy nói rằng anh đã giúp con trai lớn của mình chuyển trường, từ một trường địa phương sang một trường quốc tế vào năm ngoái. Nhưng sau đó anh lại quyết định rằng tốt nhất là các con của anh ấy nên được giáo dục ở Anh.

Anh Lau nói: “Việc hạn chế tự do ảnh hưởng đến con cái chúng tôi. Chúng tôi quyết định rời đi vào thời điểm này vì học kỳ của con trai lớn của tôi đã kết thúc.”

Dù không có việc làm ở Anh nhưng anh Lau không hề lo lắng. Anh sẽ làm mọi cách để các con được sống tự do.

“Điều quan trọng nhất là tương lai của chúng,” anh nói.

Theo Trương Đình, Epoch Times

Xem thêm: