Năm 2022, số lượng chip tự sản xuất ở Trung Quốc giảm liên tiếp trong 8 tháng, được truyền thông Trung Quốc gọi là “kỷ lục tồi tệ nhất trong 13 năm”. Đồng thời, tính đến cuối tháng 8 năm nay, số lượng doanh nghiệp chip Trung Quốc đóng cửa đã vượt quá cùng kỳ năm ngoái, thiết lập một kỷ lục mới cho sự sụp đổ của ngành.

shutterstock 1407481979
(Nguồn: Dpongvit/ Shutterstock)

Theo dữ liệu do Cục Thống kê Trung Quốc công bố vào tháng Chín, sản lượng vi mạch tích hợp của Trung Quốc đã giảm 24,7% so với cùng kỳ trong tháng Tám. Sản lượng chip tích lũy tính đến cuối tháng Tám là 218,1 tỷ con chip, giảm 10,0% so với cùng kỳ năm ngoái – bằng với mức sản xuất chip nửa năm từ năm 2009, trái ngược với xu hướng tăng sản lượng hàng năm liên tục. Truyền thông Đại Lục gọi đây là “kỷ lục tồi tệ nhất trong 13 năm”.

Ngoài ra, trong 8 tháng đầu năm nay, 3.470 công ty chip Trung Quốc đã đóng cửa, tăng so với 3.420 công ty cùng kỳ năm ngoái (2021) và 1.397 công ty trong năm 2020.

Công nghệ chip luôn được coi là một trong những công nghệ chủ chốt bị “chẹt họng” ở Trung Quốc. Vào tháng 9/2020, phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ là “Nhật báo Khoa học công nghệ” (Technology Daily) đã liệt kê 35 công nghệ quan trọng “bị chẹt họng”. Máy quang khắc để sản xuất chip được xếp hạng đầu tiên, tiếp theo là chip. 2 năm sau, dữ liệu do công ty nghiên cứu CINNO Research công bố cho thấy trong nửa đầu năm nay, các lô hàng chip HiSilicon của Huawei đã giảm 81,5% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2021).

Đối với các công nghệ cốt lõi quan trọng như chip, ĐCSTQ đã cố gắng giải quyết bằng “sức mạnh của quốc gia” trong những năm gần đây. Ngay từ năm 1999, Bộ Công nghiệp Thông tin cũ và Bộ Tài chính của ĐCSTQ đã đầu tư và khởi động “Dự án chip Trung Quốc Tinh Quang”.

Nhà kinh tế Trung Quốc Ngô Kính Liên (Wu Jinglian) cho biết trong một bài phát biểu công khai tại Đại học Thanh Hoa năm 2018 về chip Trung Quốc rằng phát triển chip bằng mọi giá là rất nguy hiểm. Quan điểm của ông Ngô bị chỉ trích vào thời điểm đó là có “hàm ý đầu hàng chủ nghĩa tư bản”.

Vào ngày 6/9 năm nay, ĐCSTQ đã tổ chức cuộc họp lần thứ 27 của Ủy ban Trung ương về “cải cách sâu rộng”, vẫn tuyên bố sử dụng “thể chế quốc gia”, “tập trung sức mạnh quốc gia để làm chuyện lớn”.

Chip Huawei HiSilicon gặp khó

Vào ngày 1/1, Huawei cho biết trong năm nay họ sẽ “tiếp tục đặt ra và hướng tới ‘cốt lõi'”, nhưng các lô hàng chip HiSilicon của Huawei trong nửa đầu năm đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, và thị phần của các lô hàng toàn cầu trong quý II đã giảm mức thấp nhất là 0,4%.

Ông Desen, Chủ tịch của công ty công nghệ cao Nhật Bản, nói với Epoch Times hôm 9/10: “HiSilicon là một công ty thiết kế chip, và nó không có năng lực sản xuất chip. Trước mắt, Mỹ chế tài HiSilicon, và TSMC không được sản xuất chip HiSilicon, chip được HiSilicon thiết kế không kịp biến thành sản phẩm, và doanh thu của ngành chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.”

Vào ngày 16/5/2019, Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) của Bộ Thương mại Mỹ đã thêm Huawei và 68 chi nhánh ngoài nước Mỹ vào Danh sách thực thể. Do đó, các công ty Mỹ không thể cung cấp sản phẩm cho Huawei nếu không có giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ.

Vào ngày 15/5/2020, Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu bất kỳ chip nào được sản xuất bằng công nghệ và thiết bị của Mỹ phải được Mỹ phê duyệt trước khi bán cho Huawei. Do đó, các nhà máy bán dẫn như SMIC và TSMC đã chấm dứt hoạt động sản xuất cho Huawei.

Ông Desen cho biết: “Về lâu dài, các công ty phần mềm thiết kế chip không thể cung cấp bảo trì và nâng cấp cho phần mềm thiết kế chip của HiSilicon, chắc chắn sẽ dẫn đến suy giảm khả năng cạnh tranh của chip HiSilicon và doanh thu của ngành có thể sẽ tiếp tục giảm trong tương lai.”

6 lý do cho làn sóng đóng cửa

Ông Desen nói rằng Chính phủ Trung Quốc đã phát triển chip với sức mạnh của cả nước, Trung Quốc đã thành lập một số lượng lớn các công ty chip, và cũng có nhiều hỗn loạn, dẫn đến một số lượng lớn các công ty chip tồn tại trong thời gian ngắn. Ông đã phân tích 6 lý do sau:

Lý do 1: Nhiều công ty sản xuất chip được thành lập đơn giản vì nhận được rất nhiều trợ cấp của Chính phủ trong ngành này, tức là họ tham gia vào lĩnh vực này vì trợ cấp chứ không phải vì họ phù hợp để thiết kế và sản xuất chip. Ông nói: “Nếu có báo cáo về việc một công ty quần áo thành lập công ty con về chip, một công ty như vậy chắc chắn sẽ không có bất kỳ kết quả nào”.

Lý do thứ 2: Ngay cả khi đội ngũ sáng lập của công ty có nền tảng về nguồn lực công nghệ chip liên quan, nhưng để đón đầu làn gió đầu tư, vội vàng thành lập công ty mà không xem xét kỹ lưỡng. Khi công ty hoạt động thuận lợi thì không thấy có vấn đề, khi công ty gặp khó khăn thì rất dễ khiến nó tan rã vì tư lợi cá nhân.

Lý do thứ 3: Việc thành lập một số lượng lớn các công ty chip trong thời gian ngắn chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân viên chip, dẫn đến chi phí thuê nhân công tăng và nhân sự thường xuyên thay đổi. Điều này càng khiến không thuận lợi cho việc phát triển sản phẩm chip và gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

Lý do thứ 4: Để có được số tiền đầu tư lớn, các công ty chip mới thành lập thường cố tình phóng đại triển vọng ngành, bỏ qua những khó khăn kỹ thuật khi phát triển, rút ​​ngắn thời gian dành cho các dự án phát triển. Tuy nhiên, ngành chip là một ngành đòi hỏi phải liên tục nghiên cứu phát triển và tích lũy lâu dài, thường đòi hỏi sự đầu tư dài hạn với số tiền lớn, không thể thấy kết quả trong một sớm một chiều.

Ông Desen cho biết: “Các nhà đầu tư đã quen với mô hình lợi nhuận ngắn hạn và nhanh chóng mà đại diện là bất động sản, nên khi sự phát triển của công ty không tốt như mong đợi, nhà đầu tư và thế giới doanh nghiệp dễ có khoảng cách, dẫn đến việc nhà đầu tư rút vốn.”

Lý do thứ 5:Để thỏa mãn mong muốn thu lợi nhuận nhanh chóng của các nhà đầu tư – trong nhiều trường hợp chỉ là mong muốn phi thực tế – các công ty chip từ trên xuống dưới cần phải nhanh chóng thiết lập hiệu quả hoạt động bề ngoài. Ngoài ra, nhiều nhân viên của công ty đều là lôi kéo qua, nên họ thiếu tin tưởng và hiểu nhau. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc không thể lập kế hoạch và lập kế hoạch hiệu quả. Tất cả các bộ phận sẽ đốt tiền và bành trướng một cách mù quáng để đạt được hiệu quả hoạt động. Họ chỉ tập trung vào bề nổi, và không ai có thể bình tĩnh.

“Ở một số nơi, công ty cho các nhà đầu tư thấy triển vọng, và nhân viên giảng giải qua PPT (Powerpoint) cho cấp trên thấy triển vọng, nhưng không làm công việc cụ thể. Điều này khiến cơ sở hạ tầng không phù hợp với sản xuất chip.” Ông Desen cho biết: “Điều này gây ra rất nhiều lãng phí tiền của công ty, và cuối cùng làm đứt gãy chuỗi vốn.”

Các công ty Trung Quốc đang săn lùng nhân tài từ nước ngoài, nhưng rất khó để buông lỏng sự tín nhiệm. Có thể tham khảo kinh nghiệm của ông Tưởng Thượng Nghĩa (Jiang Shangyi, cựu giám đốc điều hành của TSMC. Vào tháng 8/2022, trong một cuộc phỏng vấn với Bảo tàng Lịch sử Máy tính Hoa Kỳ, ông Tưởng Thượng Nghĩa lần đầu tiên nói rằng việc gia nhập SMIC (Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải) là “một sai lầm” và một trong những điều ngu ngốc nhất mà ông đã làm trong đời.

Ông Tưởng Thượng Nghĩa nói thẳng rằng ông là công dân Mỹ và không được phía Trung Quốc tin tưởng vì ông là người Đài Loan. Ông Tưởng đã làm việc trong ngành bán dẫn 45 năm và có uy tín cao trong ngành.

Lý do thứ 6:Ngay cả khi nhiều công ty sản xuất chip, họ sẽ không thể tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn do đánh giá quá cao sản phẩm của họ trong giai đoạn đầu, và không kiểm soát được sản lượng và chi phí. Đồng thời, Ban đổi mới KHCN Trung Quốc không thể tiếp nạp quá nhiều công ty như vậy, nên các công ty này không thể “hút máu” trên thị trường chứng khoán. Hơn nữa, khi không có khả năng tạo ra lợi nhuận thì cũng làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, khiến nó không cách nào tiếp tục hoạt động.

Ông Desen cho rằng: “Wuhan Hongxin Semiconductor, và Jinan Quanxin là những ví dụ điển hình nhất. Họ đã đầu tư hàng trăm tỷ đô la nhưng không tạo ra một con chip nào. Có vấn đề ở hầu hết mọi mắt xích nhưng vì đó là sự mở rộng mù quáng do Chính phủ chủ đạo, không một ai xem xét vấn đề một cách cẩn thận, và hàng trăm tỷ ngân quỹ đã bị lãng phí.”