Khi năm mới 2024 ngày càng đến gần, tại Trung Quốc biến thể mới của COVID-19 là JN.1 cũng đang tăng tốc lây lan, bầu không khí những ngày chuyển năm lẽ ra tràn đầy niềm vui thì lại tràn ngập u ám vì dịch bệnh.

dich benh o trung quoc 2
Dịch viêm đường hô hấp bùng phát ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video bệnh viện vào tháng 12/2013)

Theo các chuyên gia y tế, chủng đột biến JN.1 tại Trung Quốc là một nhánh phụ của chủng COVID-19 đột biến Omicron BA.2.86, khả năng lây lan mạnh, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng miễn dịch của từng cá nhân.

Gần đây ở Trung Quốc xảy ra hàng loạt trường hợp người qua đời là đảng viên, quan chức, diễn viên, nhà khoa học hàng đầu…

Sau cái chết của cựu phó tổng biên tập Nhân dân Nhật báo Trương Hổ Sinh (Zhang Husheng), ngày 21/12 có tin ông Thẩm Mộng Bì (Shen Mengzhen – cựu thư ký của Phó Thủ tướng Vạn Lý) đã qua đời tại Bắc Kinh, cùng ngày hôm đó ông Thôi Tề Đa (Cui Jiduo – phó giám đốc thiết kế của công ty máy bay không người lái thuộc Tập đoàn Hàng không Trung Quốc) qua đời. Đối với họ, trong đó có Chu Quảng Nguyên – một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực vật liệu polymer và là nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Trung Quốc – truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không đề cập đến căn bệnh cụ thể mà chỉ thống nhất tuyên bố họ “chết do điều trị không hiệu quả”. Trong thời gian ngắn nhiều người “đột ngột” qua đời, có người dưới 57 tuổi, khiến người dân đặt câu hỏi liệu họ đều chết vì nhiễm COVID-19 hay do di chứng của vắc xin Trung Quốc?

Những ngày cuối năm ở Trung Quốc, thực trạng “đột ngột ngã gục” đã trở thành đặc điểm mới chính của dịch bệnh COVID-19 hung hiểm. Các trường hợp nổi bật khác đều công bố tin là do “đột tử” như: Thang Hiểu Âu (Tang Xiaoou) lãnh đạo 55 tuổi lĩnh vực AI của Trung Quốc, hay trường hợp Dương Hiểu Âu (Yang Xiaoou) là cha đẻ của công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại Trung Quốc, và trường hợp  diễn viên nổi tiếng Hồng Kông Châu Hải Mi (Zhu Haimei) qua đời tuổi 57 tại biệt thự của bà ở Thuận Nghĩa – Bắc Kinh.

Mới đầu tháng này ở Trung Quốc, ít nhất 4 viện sĩ và 19 giáo sư nổi tiếng đã chết, trong đó có ít nhất 10 người là đảng viên ĐCSTQ và 4 người dưới 55 tuổi.

Xin kể thêm nhiều trường hợp khác “chết vì bệnh tật”: Vương Tử Tài (Wang Zicai) là Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, giáo sư Trường Hàng không và Du hành vũ trụ thuộc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, đồng thời là chuyên gia trong lĩnh vực điều khiển tự động và mô phỏng hệ thống; Lý Cường (Li Qiang) nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội và giáo sư nghệ thuật tự do tại Đại học Thanh Hoa; Tang Quốc Vệ (Sang Guowei) Phó Ủy viên trưởng Ban Thường vụ Nhân đại Trung Quốc, Viện sĩ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc; Hầu Ngân Hà (Hou Yinxia) – Phó giáo sư Đại học Công nghệ Cáp Nhĩ Tân.

Theo các phương tiện truyền thông Đại Lục như The Paper, số ca đột tử ở Trung Quốc lên tới 550.000 người mỗi năm, cứ mỗi phút lại có một người Trung Quốc đột tử. Tuy nhiên, kể từ khi ông Lý Khắc Cường qua đời, cơ quan chức năng Trung Quốc thường quy nguyên nhân đột tử là do bệnh tim.

Điều đáng lưu ý là ĐCSTQ cố tình che giấu hiện tượng “ngã vật xuống đất” kể trên, điều đó khiến người dân không hề hay biết và không đề phòng. Từ quan chức, người nổi tiếng cho đến người dân, một khi hiện tượng xuất hiện trên diện rộng thì thực sự là vấn đề đáng báo động.

Cách đây một thời gian, vụ việc một người phụ nữ “gục ngã” khi đang vội vã bắt xe buýt ở bến xe buýt ở Trùng Khánh đã bị cơ quan chức năng cấm đăng tải và bình luận, đây là một ví dụ và rõ ràng là dấu hiệu đáng lo ngại.

Ông Mu, một cư dân ở Hà Nam mới đây nói với truyền thông nước ngoài rằng ông sắp đón Tết nhưng dịch bệnh ở Bắc Kinh nghiêm trọng đến mức ông phải quay về Hà Nam để trốn, nếu không có thể ông sẽ không thể ăn Tết. Ông cho biết ông làm vậy sau khi ông được biết một số trường hợp tự nhiên ngã gục và tử vong như nữ giáo viên 53 tuổi ở Hà Nam, một người đàn ông 49 tuổi khác…

Ông Peng, một công dân ở Hành Dương tỉnh Hồ Nam, cho biết phòng làm việc của ông có 10 người, hiện có 2 người đột tử, 3 người bị sốt xin nghỉ phép.

Ông Wang, một người dân ở Chu Châu tình Hồ Nam, tiết lộ qua điện thoại: Mùa đông năm nay, hai người trong làng bất ngờ bị ngã gục và tử vong. “Thực ra, bệnh dịch vẫn luôn tồn tại. Sau khi lệnh phong tỏa được nới lỏng vào năm ngoái, tôi bắt tàu đến vùng Đông Bắc và nhìn thấy những nghĩa trang mới dọc đường. Lúc đó dịch bệnh đang bùng phát. Tôi nghe nói số người xếp hàng dài bất tận tại các nhà tang lễ ở Bắc Kinh”.

Gần đây, ở miền bắc Trung Quốc đã xảy ra hiện tượng nhiều trận bão tuyết ngầm kèm theo sấm sét cuồn cuộn, được coi là “sấm sét hiếm gặp”, bao gồm Dương Thành – Sơn Tây, Tây An – Thiểm Tây, Lạc Dương – Hà Nam, thành phố Trịnh Châu, Đức Châu – Sơn Đông, Tế Nam…. ; Hà Nam còn xuất hiện mưa băng. Ở thành phố Trịnh Châu còn kèm theo những tia sét màu tím hiếm thấy và cảnh đàn quạ lớn bay điên cuồng trong trận bão tuyết, giới truyền thông và cư dân mạng cho rằng đây là điềm xấu, cho thấy sẽ có nhiều người thiệt mạng hơn. Một số người dân Trung Quốc cho rằng dịch bệnh và “sấm sét” có thể cảnh báo một thảm họa lớn hơn sắp xảy ra. Người dân đồn rằng “sấm sét và tuyết trong những tháng mùa đông sẽ làm năm tới “nổi lên những ngôi mộ”.

Khi Tết Nguyên Đán 2024 đến gần, tỉnh Hà Nam đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh số tang lễ, bao gồm nhiều người bị phổi trắng. Người ta nói rằng các lò hỏa táng hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhà xác tư nhân địa phương quá tải, nhưng hệ thống y tế thống nhất không đề cập đến nguyên nhân COVID-19.

Mới đây lại có tin vào ngày 25/12 mẹ của một nhân vật truyền thông tài chính nổi tiếng ở Trung Quốc là La Kỳ (Luo Qi) – cựu trưởng đại diện khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Sina Finance – đã đăng cáo phó nói rằng cô con gái yêu quý La Kỳ của bà đột ngột viêm phổi nặng, dù nỗ lực cứu chữa nhưng không thành công, đã qua đời vào ngày 24/12/2023. Cô La Kỳ năm nay mới 36 tuổi.