Năm 2023 hỗn loạn sắp trôi qua và năm 2024 đầy biến động sắp đến. Có phân tích cho rằng “thiên nga đen” số một của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) năm 2024 chính là “biến cố Tập Cận Bình”, đây là quan điểm có cơ sở. Hãy điểm lại xem những ai đang trông chờ ‘thiên nga đen’ này.

Tap Can Binh 2 1
Ông Tập Cận Bình tại hội nghị BRICS ở South Africa hôm 24/8/2023. (Nguồn ảnh: er-Anders Pettersson/Getty Images)

Phe Giang

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, điều đầu tiên ông làm là loại bỏ thế lực phe Giang Trạch Dân, vốn là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền lực của ông. Cho đến nay, hầu hết các thủ lĩnh phe Giang đều đã bị cách chức, còn ông Giang Trạch Dân thì đã chết, bản thân ông Tăng Khánh Hồng cũng khó bảo đảm an toàn. Có thể nói, các quan chức phe Giang đã bị hạ bệ cùng người thân, bạn bè của họ đều ngập tràn thù hận ông Tập. Thế lực còn sót lại của phe Giang chưa bị hạ bệ đang run rẩy, lo sợ một ngày nào đó sinh mệnh chính trị của họ cũng ‘bị trảm’. Hiển nhiên, một khi ông Tập xảy ra chuyện thì những kẻ bị hạ bệ có thể có cơ hội quay lại, cho dù không thể quay lại thì cũng hả hê vui mừng; còn những người vẫn tại nhiệm đương nhiên không còn phải sống trong sợ hãi nữa.

Phe Đoàn

Sở dĩ ông Tập Cận Bình nhanh chóng đảm bảo được uy quyền sau khi trở thành Tổng Bí thư là có liên quan đến sự giúp đỡ của phe Đoàn Thanh niên [những quan chức đi lên từ hoạt động Đoàn, tiêu biểu như ông Hồ Cẩm Đào đã hỗ trợ cho ông Tập Cận Bình kế nhiệm]. Như vậy có thể nói, ông Tập mắc nợ phe Đoàn. Tuy nhiên sau khi bảo đảm được quyền lực thì ông lại quay sang triệt khử phe này. Sự kiện phe Đoàn phải chịu nhục nhã lớn là việc cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bị công khai lôi ra khỏi Đại hội 20, sau đó cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường đột ngột chết không biết vì sao. Hiển nhiên, chỉ cần ngày nào ông Tập Cận Bình còn quyền lực thì những người liên quan đến phe Đoàn cũng luôn lo lắng, hơn nữa nếu ông Tập tin rằng ai đó là mối đe dọa thì không có gì đảm bảo nhân vật ấy không nối bước kết cục của ông Lý Khắc Cường. Để thay đổi tình hình, dĩ nhiên phe Đoàn hy vọng xảy ra “biến cố Tập Cận Bình”.

Phe Đỏ thế hệ thứ 2 (Hồng nhị đại)

Bản thân ông Tập Cận Bình là phe Đỏ thế hệ thứ 2 (thường chỉ con của những công thần khai mở chế độ), cho nên khi ông Tập mới lên nắm quyền thì phe này coi ông là người thuộc phe của họ nên rất ủng hộ. Không ngờ sau khi ông Tập đảm bảo được vị trí quyền lực lại không thân thiện với những người này, thậm chí còn đoạt những miếng bánh của họ. Từng có tin đồn ông Tập Cận Bình ép các gia đình quyền lực phải giao nộp một số tài sản, đến nay đã làm được phần nào đối với gia đình Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Gần đây có tin đồn ông Tập Cận Bình yêu cầu nhiều trường hợp người phe Hồng nhị đại giao lại ít nhất 1/3 tài sản để giúp chính quyền trung ương vượt qua khó khăn, nếu không giao sẽ bị cưỡng chế…

Vì những vấn đề như vậy nên nhóm người phe này cũng trông ngóng có “biến cố Tập Cận Bình”.

Quan chức cấp trung và cấp thấp

Quan chức thời ông Tập Cận Bình rõ ràng có ít cơ hội tham nhũng hơn, ít mồi ngon hơn. Không chỉ vậy, do nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, ngay cả thu nhập của họ cũng bắt đầu giảm và có thể trong tương lai còn giảm mạnh hơn nữa, trong khi áp lực công việc ngày càng tăng. Hoàn cảnh đó khiến hầu như những quan chức tầm trung và thấp này cảm thấy bức bối, vì thế chắc hẳn họ hy vọng có thay thế tổng bí thư mới để được dễ thở hơn.

Người thân cận ông Tập Cận Bình?

Cho dù họ là những người thân tín của ông Tập Cận Bình, nhưng lý do họ đi theo chỉ đạo của ông không phải vì quý trọng hay trung thành gì với ông, vấn đề chính cũng là vì bản thân họ – được thăng chức và có được nhiều của cải. Nói một cách thẳng thắn, họ giống như hầu hết các quan chức của ĐCSTQ, đều là những kẻ cơ hội đê tiện, sống ‘hai mặt’ với cấp trên mà thôi.

Như nhà bình luận Nhạc Sơn (Yue Shan) đã phân tích, ‘quân nhà Tập’ ai nấy đều có tâm địa riêng. Lý Cường hiện có vẻ ngoài mềm mỏng, nhưng ông ta khó có thể không có dã tâm. Sau Đại hội 20, lộ ra việc ông ta phái người ngày đêm canh giữ mộ tổ tiên, dường như ông ta đang chờ đợi “biến cố Tập Cận Bình” và lập tức thuận thế lên “ngai vàng”. Ông Đinh Tiết Tường là ủy viên trẻ nhất trong 7 ủy biên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, được cho là đang âm mưu, hy vọng có “biến cố Tập Cận Bình” giúp ông ta lên “ngai vàng” thông qua “di ngôn Tập Cận Bình” – tương tự việc trước đây Mao Trạch Đông trước khi chết bổ nhiệm Hoa Quốc Phong lên nắm quyền. Còn nhân vật nắm Cục Cảnh vệ Trung ương – Thái Cơ nhờ “nắm báng súng” nên được cho là có điều kiện thuận lợi tiếm quyền trong trường hợp ông Tập Cận Bình qua đời.

Hiển nhiên, đối với những nhà đấu tranh dân chủ và đông đảo người dân bị đàn áp dưới thời ông Tập Cận Bình nắm quyền, họ đều cũng rất mong “biến cố Tập Cận Bình”.

Nói tóm lại, hầu hết người dân Trung Quốc đang chờ đợi “biến cố Tập Cận Bình”. Trong tình cảnh như vậy, quyền lực của ông Tập Cận Bình có giữ được không?